Xảy ra hiện tượng gì sau sảy thai?

Khi sảy thai bạn cần trang bị cho mình những kiến thức tối cần thiết sau đây để tự chăm sóc và phòng tránh những hệ lụy không hay về sức khỏe.

Khi sảy thai bạn cần trang bị cho mình những kiến thức tối cần thiết sau đây để tự chăm sóc và phòng tránh những hệ lụy không hay về sức khỏe.

Sau sảy thai, “vùng cấm” sẽ ra máu trong bao nhiêu lâu?

Thường thì sau khi sảy thai, hiện tượng ra huyết sẽ kéo dài trong vòng khoảng 2 tuần và bạn có thể có cảm giác đau bụng trong thời gian này.
Xảy ra hiện tượng gì sau sảy thai?
Sau sảy thai luôn có cảm giác đau đớn. Ảnh minh họa 
Cảm giác đau đớn và số lượng huyết ra ở mỗi phụ nữ sảy thai là không giống nhau vì nó còn tuỳ thuộc vào kích thước thai nhi và hình thức sảy thai (sảy thai tự nhiên, sảy thai do thuốc, do phẫu thuật).

Dần dần cảm giác đau đớn cũng như lượng huyết sẽ giảm dần theo thời gian.

Làm gì khi cơ thể bị sốt sau sảy thai?

Đây là hiện tượng rất nguy hiểm sau sảy thai có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị viêm nhiễm “vùng kín” hay cơ quan sinh dục như tử cung, dạ con, ống dẫn trứng….Hoặc xảy ra một bất thường nào đó liên quan đến bộ phận sinh sản.

Đừng chần chừ thêm nữa mà hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chuẩn đoán, đề phòng biến chứng nguy hiểm.

Vệ sinh “vùng cấm” thế nào sau sảy thai?

Điều này rất quan trọng giúp bạn tránh được những rủi ro do viêm nhiễm gây nên. Lời khuyên dành cho bạn là nên quan tâm, chăm chút đến “cô bé” đúng cách.

Hãy thay băng vệ sinh đều đặn 4 tiếng/lần và tốt nhất là không nên dùng tampon, vì tampon phải đưa sâu vào “vùng tam giác mật” nên tiềm ẩn những nguy cơ gây viêm nhiễm.

Ngoài ra bạn không nên đi bơi cho đến khi hiện tượng chảy máu chấm dứt, có thể tắm nhưng nên tắm nhanh và tắm bằng nước ấm.

Kỳ “hành quân” tiếp theo sau sảy thai là khi nào?

Sau sảy thai khoảng 4 – 6 tuần bạn sẽ thấy kinh nguyệt xuất hiện trở lại, lần này lượng huyết trong kỳ kinh có thể nhiều hơn những kỳ kinh bình thường khác, bạn không nên quá lo lắng.

Bộ ngực có chịu ảnh hưởng nào sau sảy thai?

Sau khi sảy thai, bộ ngực có thể lớn hơn về kích cỡ và cũng có thể có tình trạng tiết sữa trong một vài ngày. Nếu bạn có cảm giác bị tức ngực hay khó chịu trong thời điểm này thì không nên mặc áo ngực, có thể hỏi ý kiến bác sĩ để giảm đau, nên dành thời gian mát xa ngực sẽ mang lại cho bạn cảm giác dễ chịu.

Sau sảy thai bao lâu có thể mang thai lại?

Lời khuyên của bác sĩ dành cho bạn là ít nhất bạn nên đợi cho ít nhất 2 - 3 kỳ kinh qua đi mới nên tính chuyện có thai lại. Tuy nhiên bạn nên nhớ rằng việc có thai lại quá sớm tỷ lệ thuận với nguy cơ sảy thai tiếp theo bạn có thể phải đối mặt.

Với những người đã từng có “tiền sử” sảy thai nhiều hơn 1 lần bác sĩ khuyên bạn không nên nóng vội có thai trở lại mà nên đợi đến thời điểm cơ thể đã phục hồi được cả tinh thần và thể chất để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho quá trình thu thai sau này cũng như cho sự phát triển của thai nhi.

Nên làm gì trước khi mang thai lại?

Bạn cần tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, bổ sung axit folic, thực phẩm giàu sắt, kiêng tuyệt đối với rượu và thuốc lá…
Xảy ra hiện tượng gì sau sảy thai?
Ảnh minh họa 
Ngoài việc chăm sóc sức khoẻ cho bạn, cần chú ý đển người bạn đời của mình vì khả năng thụ thai thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của “con giống”.

Sảy thai ảnh hưởng thế nào đến cơ hội mang thai trong tương lai?

Theo các nhà nghiên cứu thì với phụ nữ sảy thai một lần thì hầu hết họ đều có thể mang thai trở lại bình thường. Những với những người sảy thai liên tục khoảng 2 – 3 lần liên tiếp thì sảy thai rất dễ trở thành “thói quen” và cơ hội để giữ được bào thai an toàn cho đến khi chào đời là không dễ dàng.

Vì thế nếu bạn bị sảy thai nhiều hơn 1 lần thì bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân vì sao gây nên tình trạng này, tuy nhiên cũng có điều đáng lưu tâm là có đến 50% trường hợp sảy thai liên tiếp không “vạch mặt” rõ được nguyên nhân.

Lời khuyên dành cho những người bị sảy thai liên tiếp là cần đặc biệt quan tâm đến dinh dưỡng, sức khoẻ, tinh thần và hãy “gõ cửa” bác sĩ tư vấn mỗi khi gặp thắc mắc rắc rối trước, trong và sau khi đã mang thai.

Sau sảy thai bao lâu có thể “yêu” lại?

Khi máu ngừng ‘xuất hiện” ở vùng “cấm” thì bạn và người ấy có thể “yêu” lại, tuy nhiên thời điểm tốt nhất và an toàn nhất để “gặp gỡ” lại nên là từ 2 – 3 tuần nếu bạn bị sảy thai sau 3 – 4 tháng mang thai và ít nhầt là  6 tuần nếu bạn bị sảy thai sau khi mang thai 5 tháng trở lên.

Đây là khoảng thời gian lý tưởng để cho những tổn thương ở tử cung được phục hồi trở lại và cũng là để phòng tránh nguy cơ viêm nhiễm vùng kín do hoạt động “ân ái”. Trong trường hợp bạn có băn khoăn thắc mắc hay rắc rối nào khi “hành sự” hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn.

Khi “yêu” lại bạn đừng quên áp dụng các biện pháp tránh thai và an toàn tình dục nếu bạn chưa có ý định mang thai lại, đừng để “vỡ kế hoạch” khi bạn chưa thực sự sẵn sàng mang thai lại, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của bạn cũng như của bào thai.

Tỷ lệ thành công thụ thai sau sảy thai là bao nhiêu?

Trên thực tế có ít nhất 85% phụ nữ sẽ mang thai an toàn sau khi sảy thai lần 1, 75% phụ nữ mang thai an toàn sau sảy thai lần 2 – 3. Nếu tìm ra được nguyên nhân sảy thai thì tỷ lệ thành công thụ thai có thể lên tới 90%.

Có nên “truy lùng” tận gốc thủ phạm gây sảy thai?

Hoàn toàn nên nếu bạn có điều kiện, biết được nguyên nhân gây sảy thai sẽ giúp bạn trang bị cho mình những kiến thức để phòng tránh sảy thai cho những lần sau.

Những ai dễ có nguy cơ sảy thai?

Những phụ nữ đã từng sảy thai từ 2 – 3 lần trở lần, những phụ nữ mắc chứng bệnh mãn tính như tiểu đường hoặc bệnh liên quan đến tuyến giáp hoặc những phụ nữ trên 35 tuổi hoặc những phụ nữ có “bạn tình” trên 40 tuổi.

Sảy thai có thể phòng tránh?

Điều này là rất khó, tuy nhiên việc quan tâm chăm sóc sức khoẻ, trang bị những kiến thức cần thiết, từ bỏ những thói quen xấu có hại sức khoẻ sẽ là điều kiện thuận lợi để đảm bảo an toàn cho thai nhi sau này.

Theo VTC


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.