Tôi không muốn mời bố đến dự tiệc cưới của mình

Và tôi cũng không muốn ghi tên bố ruột của mình vào chỗ đại diện nhà gái trong thiệp cưới của mình.

Bố mẹ tôi ly hôn khi tôi còn rất nhỏ. Sau đó bố tôi có gia đình mới nên ít khi thăm nom, chăm sóc tôi. Dù ở cùng xã nhưng tôi và bố không gặp nhau nhiều, tôi cũng không bao giờ chủ động về nhà nội. Tôi không muốn gây ảnh hưởng đến gia đình mới của bố.

Còn một tháng nữa là tới đám cưới của tôi. Sáng nay, khi đi đặt thiệp cưới, mẹ ép buộc tôi phải ghi tên bố vào phần "bố của cô dâu". Tôi không muốn làm như thế. Tôi định để trống phần đó, chỉ ghi tên mẹ thôi. Bởi trong suy nghĩ của tôi, mẹ chính là người hùng, mẹ vừa là mẹ mà cũng vừa là "bố" của tôi.

Nhưng mẹ tôi không đồng ý. Bà nói dù bố mẹ đã ly hôn thì trên giấy khai sinh và thực tế thì bố vẫn là bố ruột, vẫn có công tạo ra tôi dù không nuôi dưỡng tôi. Thế nên tôi phải ghi tên ông vào thiệp cưới. Không những thế, mẹ còn bảo tôi phải cùng chồng chưa cưới đem thiệp đến nhà bố, lịch sự mời bố cùng gia đình mới đến dự lễ cưới của tôi. Như thế mới trọn đạo làm con.

Không phải tôi ghét bỏ hay thù hằn bố mình. Chỉ là trong thâm tâm tôi, hình ảnh của bố rất mờ nhạt. Thậm chí, đôi khi tôi còn không nghĩ là mình vẫn còn có một người bố. Ông ấy đã không chủ động đến thăm tôi, không nhớ đến tôi, tại sao tôi phải hạ mình để cầu xin một chút tình thương của ông ấy.

Lần đầu tiên, mẹ và tôi cãi nhau to vì bất đồng quan điểm. Cuối cùng, chúng tôi phải dời cả việc in thiệp cưới để tìm ra hướng giải quyết thống nhất. Tôi thực lòng không muốn ghi tên của bố vào chỗ đại diện nhà gái trong thiệp cưới của mình; càng không muốn mời bố đến dự lễ cưới. Nhưng nếu không ghi, tôi lại sợ mẹ buồn và suy nghĩ. Tôi phải làm sao đây?

 

Theo Phụ nữ Việt Nam

 


đám cưới


Bạn trai kém 4 tuổi ham mê cờ bạc nhưng tôi không thể chia tay
Bạn trai tôi thường xuyên "đốt tiền" vào những trò cá cược đỏ đen trên mạng, không ít lần tôi phải đi trả nợ thay cho anh ta. Dù tôi đã nhiều lần chia tay nhưng bạn trai liên tục níu kéo, thậm chí dọa dẫm khiến tôi không thể dứt khoát.
Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.