Cô gái chết đi sống lại…36 lần trong một năm

Sara Brautigam được chẩn đoán mắc phải Hội chứng tim đập nhanh (PoTS), một chứng bệnh lạ khiến cho tim của Sara thường xuyên ngừng đập khi gặp phải tình trạng hồi hộp.

Sara Brautigam, 21 tuổi, sống tại hạt South Yorkshire (Anh) được chẩn đoán mắc phải Hội chứng tim đập nhanh (PoTS), một chứng bệnh lạ khiến cho tim của Sara thường xuyên ngừng đập. Khi gặp phải tình trạng hồi hộp sẽ khiến tim của Sara ngừng đập và huyết áp của cô tụt xuống thấp, mà theo các bác sĩ cô sẽ rơi vào trạng thái chết lâm sàng.

Sara bắt đầu bị căn bệnh lạ này 4 năm về trước. Triệu chứng cô gặp phải là huyết áp giảm nhanh chóng, trống ngực đập loạn xạ rồi tim ngừng đập, rơi vào tình trạng chết lâm sàng. Toàn bộ quá trình rơi vào cái chết lâm sàng của Sara kéo dài khoảng chừng 30 phút.

Căn bệnh lạ khiến cô gái chết đi sống lại…36 lần trong một năm

Chứng bệnh lạ khiến Sara “chết đi sống lại” hàng chục lần mỗi năm, thậm chí trong năm 2012, cô đã “chết” đến 36 lần.

Sara cho biết mỗi khi cô rơi vào trạng thái chết lâm sàng, các y bác sĩ phải tìm cách khiến cô cảm thấy đau đớn, giúp cô bị sốc và quay trở lại cuộc sống.

Cô gái mắc chứng bệnh lạ này chia sẻ: “Trong thực tế, “cái chết” đến với tôi khá êm ái. Như các bạn có thể thấy, nhịp tim của tôi tăng lên rất cao. Sau đó, các bạn thấy tôi nằm bất động, xung quanh là các y bác sĩ. Họ không thể hô hấp nhân tạo cho tôi, vì hành động này hoàn toàn vô nghĩa. Khi trái tim của tôi có đủ máu, nó sẽ đập trở lại. Máu có xu hướng được dồn xuống chân và van tim cần thời gian để máu trở về. Tôi không thể tiếp nhận oxy, vì như vậy quá trình chết lâm sàng của tôi sẽ kéo dài hơn.

Khi điều đó xảy ra, các y bác sĩ phải cố gắng làm bất cứ điều gì để gây đau đớn cho tôi và gây sốc để khiến tôi sống trở lại. Rất nhiều lần, tôi tỉnh dậy với những vết bầm tím trên tay”, Sara chia sẻ.

Sara cho biết thêm cô đã liên lạc với những người mắc hội chứng PoTS như cô, tuy nhiên không ai bị tình trạng thường xuyên tim ngừng đập và chết lâm sàng như cô đang mắc phải.

Sara chia sẻ có những dấu hiệu xảy ra báo trước cô sắp rơi vào trạng thái “chết”, như cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi và đau đầu...

“Có những dấu hiệu báo trước tình trạng xấu xảy ra. Tôi sẽ cảm thấy chóng mặt và thực sự kệt mỏi, sau đó tôi cảm thấy mình như rơi vào trạng thái buồn ngủ. Tôi có thể nghe thấy tất cả những thứ xung quanh mình và cảm thấy như thể tôi đang cố gắng hét thật to, nhưng không thể làm được gì. Nhiều người nói rằng khi bạn chết, thính giác sẽ là giác quan cuối cùng ngừng hoạt động, và tôi đã có những trải nghiệm như vậy.”, Sara chia sẻ.

“Mỗi khi trở lại sự sống, ngực của tôi sẽ rất đau đớn và có thể hết sức mệt mỏi”, Sara chia sẻ thêm. “Tôi đã được hỏi rất nhiều về cảm giác trước khi chết, tuy nhiên rõ ràng không hề thấy ánh sáng nào như nhiều người tưởng tượng, tất cả đều trở nên tăm tối”.

Ngoài hội chứng PoTS, Sara còn mắc phải hội chứng khớp kéo dài, khiến cô thường xuyên bị trật khớp và tổn thương khớp. Kết hợp 2 hội chứng này khiến cô phải thường xuyên “ghé thăm” phong cấp cứu tại các bệnh viện lên đến 64 lần mỗi năm.

Tình trạng sức khỏe không tốt khiến Sara phải từ bỏ môn thể thao yêu thích, chèo thuyền cannoeing, cũng như cô không thể lái xe hay tìm kiếm một công việc ổn định. Sara cũng đã phải từ bỏ giấc mơ làm việc trong lực lượng Hải quân Anh. Tuy nhiên, Sara khẳng định tình trạng hiếm gặp sẽ không làm cô chùn bước và Sara đang tích cực tập luyện để trở thành một người diễn hài trên các sân khấu.

Mới đây, Sara Brautigam đã chấp nhận cho phép giới truyền thông đăng tải đoạn video cô “sống đi chết lại” vào năm 2012, như một lời cảnh báo đến những ai mắc phải chứng bệnh tương tự như cô, cũng như hy vọng giới y học có thể tìm ra cách thức để chữa trị cho cô.

Theo Dân Trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.