Giấu hơn 2.500 đứa trẻ trong thùng rác và quan tài, người phụ nữ này đã làm nên điều kỳ diệu trong lịch sử

Suốt cả cuộc đời mình, bà Irena Sendler người Ba Lan đã giúp đỡ hơn 2.500 trẻ em Do Thái thoát khỏi cái chết trong những trại giam Đức Quốc Xã.

Suốt cả cuộc đời mình, bà Irena Sendler người Ba Lan đã giúp đỡ hơn 2.500 trẻ em Do Thái thoát khỏi cái chết trong những trại giam Đức Quốc Xã.

Người phụ nữ này còn được biết với cái tên Irena Sendler. Rất ít người biết đến bà cho đến năm 2007, khi cụ bà Irena được đề cử cho giải Nobel Hòa bình.

Bà Irena sinh ra tại thủ đô Warsaw, Ba Lan vào năm 1910. Người cha đã dạy cho bà Irena nhiều bài học trong cuộc sống và điều quan trọng nhất mà bà học được là sự quan tâm và biết giúp đỡ người khác.

Giấu hơn 2.500 đứa trẻ trong thùng rác và quan tài, người phụ nữ này đã làm nên điều kỳ diệu trong lịch sử - Ảnh 1.

Chân dung cụ bà Irena, người đã cứu được hơn 2,500 trẻ em trong chiến tranh.

Irena mới 7 tuổi khi cha của bà qua đời. Dù vậy, ông đã có ảnh hưởng lớn đến với cuộc đời bà và người phụ nữ này đã bước tiếp theo con đường cha mình chọn. Khi lớn lên, bà Irena trở thành một y tá và chuyên quyên góp, tặng thức ăn và quần áo cho người nghèo. Lúc đó, khi phong trào bài Do Thái xuất hiện khắp châu Âu, Irena đã tiếp tục giúp đỡ những gia đình Do Thái như đã từng làm trước đây.

Vào thời điểm Ba lan bị Phát Xít Đức đóng chiếm năm 1939, tất cả những gia đình Do Thái đều bị bắt và đưa tới các trại tập trung quanh Warsaw. Quả thực, những người trong cuộc sống hiện đại ngày nay rất khó có thể tưởng tượng được cơn ác mộng thời bấy giờ.

Bà Irena cũng hết sức kinh ngạc khi phải chứng kiến cuộc sống tồi tàn của những người Do Thái trong các trại tập trung. Vì vậy, bà đã tham gia vào một tổ chức giúp đỡ người Do Thái. Khi tình thế trở nên cấp bách hơn, bà quyết định phải làm nhiều hơn, kể cả phải mạo hiểm mạng sống của mình.
Giấu hơn 2.500 đứa trẻ trong thùng rác và quan tài, người phụ nữ này đã làm nên điều kỳ diệu trong lịch sử - Ảnh 2.

Bà Irena khi còn trẻ.

Cùng với một vài người khác, Irena bắt đầu giúp đỡ những trẻ em Do Thái thoát khỏi các khu trại tập trung, nơi mà chúng có thể sẽ thiệt mạng nếu cứ ở lại. Chúng đã được gửi tới các trung tâm bảo trợ hay được nhận nuôi. Mặc dù Irena đã thuyết phục rất từ tốn, không phải bà mẹ nào cũng sẵn sàng giao con mình cho người lạ.

Vào thời điểm đó, không ai biết được tình thế có thể trở nên nguy hiểm hơn và đại đa số người Do Thái sẽ kết thúc cuộc đời trong các trại tập trung.

Vì người Đức canh gác các khu trại tập trung rất nghiệm ngặt, Irena đã thử nhiều cách để đưa bọn trẻ ra ngoài. Thông thường, bà sẽ giấu chúng trong những chiếc xe cứu thương chở bệnh nhân ốm yếu. Tuy nhiên, khi tình hình nguy cấp, bà phải giấu lũ trẻ trong bao tải, thùng rác và kể cả quan tài.

Giấu hơn 2.500 đứa trẻ trong thùng rác và quan tài, người phụ nữ này đã làm nên điều kỳ diệu trong lịch sử - Ảnh 3.

Bà từng là một y tá trong chiến tranh.

Irena đã cố gắng cứu được 2,500 trẻ em thoát khỏi cái chết. Bà giữ tất cả thông tin về việc lũ trẻ trong một cái hộp nhỏ và cất sau vườn nhà.

Những cách làm của bà vẫn hiệu quả cho tới một ngày, những người Đức biết được chuyện gì đã xảy ra. Bà Irena bị tống giam và tra tấn. Dù phải chịu đựng nhiều nỗi đau về thể xác, bà cũng không cung cấp bất kỳ thông tin nào về nơi ở hiện tại của bọn trẻ. Cuối cùng, Phát xít Đức đã từ bỏ ý định và quyết định xử tử bà.

Tuy nhiên, số mệnh chưa cho bà chết. Ai đó đã mua chuộc lính gác để bà có thể trốn thoát. Từ lúc đó cho tới khi qua đời, bà Irena đã sống với tên giả. Suốt phần đời còn lại của mình, bà vẫn tiếp tục công việc giúp đỡ những người bất hạnh trong xã hội.

Giấu hơn 2.500 đứa trẻ trong thùng rác và quan tài, người phụ nữ này đã làm nên điều kỳ diệu trong lịch sử - Ảnh 4.

Những đứa trẻ từng được bà Irena giải cứu.

Sau chiến tranh, Irena đã đào chiếc hộp chứa thông tin về nơi ở của bọn trẻ và giao lại cho ủy ban chính phủ giúp xác định những người Do Thái còn sống sót.

Về đời tư cá nhân, bà Irena đã kết hôn, có 3 người con và sống cuộc đời hạnh phúc.

"Lý do tôi cứu những đứa trẻ liên quan tới những ký ức từ thời thơ ấu của mình", Irena cho biết. "Tôi đã được nuôi dưỡng và dạy bảo rằng chúng ta cần phải giúp đỡ những người khốn khổ trong cuộc sống, không phân biệt dân tộc hay niềm tin tôn giáo".

Năm 2007, Irena được đề cử giải Nobel Hòa bình. Một năm sau, ở tuổi 98, bà Irena qua đời. Bà đã dành cả đời để đấu tranh cho công lý, cho những người khốn khổ trong cuộc sống và đóng góp của bà trong lịch sử là điều không thể phủ nhận.

Giấu hơn 2.500 đứa trẻ trong thùng rác và quan tài, người phụ nữ này đã làm nên điều kỳ diệu trong lịch sử - Ảnh 5.

Bà Irena qua đời năm 2008, thọ 98 tuổi.

Theo Skye (Kenh14.vn/Trí Thức Trẻ)


bạo hành trẻ em


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.