Hơn 2200 người bị nhiễm HIV khi truyền máu, cả Ấn Độ hoang mang

Ít nhất đã có 2234 người Ấn Độ bị lây nhiễm virus HIV chết người khi đi truyền máu tại các bệnh viện trong nước suốt 17 tháng qua.

Ít nhất đã có 2234 người Ấn Độ bị lây nhiễm virus HIV chết người khi đi truyền máu tại các bệnh viện trong nước suốt 17 tháng qua.

Thông tin trên do Tổ chức kiểm sát AIDS quốc gia công bố mới đây đã làm dấy lên lo ngại về vấn đề sức khỏe tại quốc gia châu Á này. Phía Tổ chức kiểm soát AIDS cho biết yêu cầu kiểm tra do ông Chetan Kothari, một nhà hoạt động thông tin, đưa ra.

Bản thân ông Kothari cho biết mình cũng rất sốc khi nghe được thông tin trên. Hiện Ấn Độ có khoảng 2,09 triệu người nhiễm HIV. Cũng theo điều tra, số lượng bệnh nhân nhiễm HIV khi truyền máu cao nhất thuộc về bang Uttar Pradesh với 361 trường hợp.
 
Scandal hơn 2000 người nhiễm HIV gây chấn động.

Bang Gujarat đứng thứ hai với 292 trường hợp và bang Maharashtra với 276 trường hợp. Thủ đô Delhi phát hiện 264 trường hợp nhiễm HIV qua truyền máu, đứng thứ tư.

“Đây là số liệu chính thức được cung cấp bởi cơ quan nhà nước. Tôi tin rằng con số thực tế có thể còn gấp 2, 3 lần.” – Ông Kothari nói.

Theo quy định của pháp luật, các bệnh viện phải sàng lọc máu từ người hiến tặng để kiểm tra HIV, viêm gan B và C, sốt rét và nhiều bệnh khác.

Điều kiện y tế tại nhiều bệnh viện Ấn Độ còn rất thiếu thốn.

“Tuy nhiên, mỗi bài kiểm tra thường có giá lên đến 1200 rupee nên hầu hết các bệnh viện Ấn Độ đều không làm nghiêm túc các bài xét nghiệm. Ngay cả một thành phố lớn như Mumbai, chỉ ba bệnh viện tư nhân là đủ trang thiết bị xét nghiệm HIV. Ngay cả những bệnh viên công lớn cũng không có công nghệ lọc máu HIV.” – ông Kothari nói.

“Đây là vấn đề nghiêm trọng và cần phải được xử lý triệt để ngay.” – Ông nói thêm.

Nguồn: BBC
 Theo Vân Anh / Trí Thức Trẻ

HIV


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.