- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Vụ tai nạn hi hữu trên xảy ra tại nhà ga Hayes & Harlington, phía tây London. Theo những hình ảnh được ghi lại bởi thiết bị giám sát tại sân ga, người phụ nữ trên có vẻ đã cố gắng dùng tay chặn cửa lại để có thể kịp lên tàu.
Tuy nhiên, cửa toa tàu vẫn tự động đóng lại khiến tay người phụ nữ này bị mắc kẹt ở giữa.Và khi con tàu bắt đầu xuất phát thì người phụ nữ đã bị kéo lê gần 10m trong tiếng la hét kinh hoàng.
Do con tàu tăng tốc khá nhanh nên trong quá trình bị kéo theo, người phụ nữ này đã không chạy kịp và bị lôi "lơ lửng" trên không trước khi giãy được tay ra khỏi cánh cửa rồi va chạm mạnh xuống nền sân ga.
Cú va chạm ấy đã khiến người phụ nữ ngất xỉu tại chỗ do bị chấn thương nặng ở vùng đầu và thân trên. Rất may mắn là người này không bị rơi xuống đường ray tàu chạy.
Cơ quan điều tra tai nạn đường sắt (RAIB) đã vào cuộc và tiến hành điều tra vụ việc.
Theo đó, khi tay người phụ nữ trên bị mắc kẹt vào cửa thì đèn khóa nằm phía trong buồng lái đã chuyển xanh, thể hiện rằng cửa đã đóng lại.
Vì tất cả đèn khóa đã chuyển xanh nên lái tàu mới tiếp tục khởi hành mà không hề hay biết một hành khách đang bị kẹt tay vào cửa.
Theo RAIB thì hệ thống cửa tự động trên tàu vẫn hoạt động bình thường. Tuy nhiên, lái tàu lại "hiểu lầm" rằng tất cả đèn khóa cửa khi chuyển xanh đều có nghĩa là con tàu đã sẵn sàng chuyển bánh nên không tiến hành bước kiểm tra an toàn cuối cùng.
Đây cũng là điều mà rất nhiều nhân viên đường sắt hiểu lầm: Khi đèn khóa của cửa chuyển xanh thì có nghĩa là cửa đã hoàn toàn đóng và không có vật gì bị kẹt ở cửa, tàu đã sẵn sàng để chuyển bánh.
Sau tai nạn hi hữu trên, RAIB đã đề nghị các hãng tàu nghiên cứu về việc thay thế cảm biến cửa nhạy hơn nhằm tránh những vụ tai nạn tương tự xảy ra.
Đồng thời, cơ quan này cũng đưa ra cảnh báo đối với các lái tàu rằng: Không nên chỉ dựa vào đèn khóa của cửa để xác định tình trạng an toàn trước khi khởi hành và phải tiến hành kiểm tra an toàn kỹ càng trước khi cho tàu chuyển bánh.
Đây không phải lần đầu tiên tai nạn như vậy xảy ra tại Anh. Năm 2014, một phụ nữ cũng đã bị kéo đi gần 10m trước khi rơi xuống sân ga sau khi khăn quàng cổ bị mắc kẹt vào cửa.
theo Thế giới trẻ