70 năm ngày giải phóng trại tập trung Auschwitz

Thủ tướng Đức đã nhấn mạnh ý nghĩa to lớn của sự kiện 70 năm trước khi Hồng quân Liên Xô tiến vào giải phóng trại Auschwitz - một cỗ máy giết người tàn ác và có hệ thống.

Thủ tướng Đức đã nhấn mạnh ý nghĩa to lớn của sự kiện 70 năm trước khi Hồng quân Liên Xô tiến vào giải phóng trại Auschwitz - một cỗ máy giết người tàn ác và có hệ thống.

Ông Yuda Widawski, 96 tuổi, là một trong số những người sống sót trong trại tập trung Auschwitz có mặt tại buổi lễ kỷ niệm. (Ảnh: Getty)

Phát biểu tại Berlin vào ngày 27/1 nhân sự kiện 70 năm ngày giải phóng trại tập trung Auschwitz, Thủ tướng Đức đã nhấn mạnh ý nghĩa to lớn của sự kiện trước khi Hồng quân Liên Xô tiến vào giải phóng trại Auschwitz - một cỗ máy giết người tàn ác và có hệ thống.

Thủ tướng Đức cũng khẳng định nước Đức không bao giờ quên trách nhiệm của mình đối với hàng triệu người Do Thái.

Auschwits - chỉ riêng cái tên cũng đã gợi lên ký ức kinh hoàng trong thế chiến 2. Từ năm 1940 - 1945 có khoảng 1,1 triệu người đã bị Đức Quốc xã sát hại trong trại Auschwitz, phần lớn là người Do Thái.

Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng trại tập trung Auschwitz là một lời cảnh báo về sự tàn bạo mà con người có thể gây ra cho nhau.

Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết: "Auschwitz là nơi khủng khiếp nhất của lịch sử nhân loại. Và sự kiện trại tập trung này được giải phóng có ý nghĩa đặc biệt”.

Có khoảng 300 người sống sót trong trại tập trung Auschwitz đã có mặt tại buổi lễ kỷ niệm này. Phần lớn trong số họ là những đứa trẻ phải vào trại Auswits với cha mẹ - những người đã chết trong phòng hơi ngạt hoặc chết vì kiệt sức.

Bà Alina Dabrowska, người sống sót trong trại Auschwitz nói: "Không ai trong chúng ta tin rằng có những người phải làm việc trong bùn đất. Khi một ai đó không thể làm việc, họ đã bị bắn và có hàng đống xác chết như thế. Tôi đã chứng kiến điều đó. Vì thế, tôi đã không thể quay lại nơi ấy trong suốt 50 năm qua, bởi tôi không nhìn thấy người mà chỉ toàn thấy những tù nhân hay những xác chết hoặc ống khói của các lò thiêu“.

Bà Elizbieta Sobczynska cũng là một người đã sống sót trong trại Auschwitz chia sẻ: "Tôi ở đây để nói chuyện chiến tranh không được phép trở lại. Bởi chiến tranh là điều tồi tệ nhất đối với nhân loại. Tuổi thơ của tôi đã bị đánh cắp, tôi không muốn những đứa trẻ khác cũng bị đánh cắp tuổi thơ vì chiến tranh”.

6 triệu người Do Thái cũng như các dân tộc Romania, người đồng tính, người khuyết tật, những người bất đồng chính kiến đã bị phát xít Đức sát hại trong các trại tập trung trong thế chiến thứ 2.

Theo VTV


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.