An ninh hạt nhân - giấc mơ và hiện thực

Phát biểu trên kênh CBS News chỉ vài giờ trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama khai mạc hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân tại Washington ngày 124, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã tuyên bố nước này sẽ không bao giờ từ bỏ vũ khí hạt nhân do làm như vậy sẽ "hủy hoại an ninh quốc gia".

Phát biểu trên kênh CBS Newschỉ vài giờ trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama khai mạc hội nghị Thượng đỉnhAn ninh hạt nhân tại Washington ngày 12/4, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đãtuyên bố nước này sẽ không bao giờ từ bỏ vũ khí hạt nhân do làm như vậy sẽ "hủyhoại an ninh quốc gia".

Nguyên thủ Pháp cho biết ôngkhông thể từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của nước này "trên cơ sở đơn phươngtrong một thế giới đầy nguy hiểm mà chúng ta đang sống hiện nay". 

Phát biểu của ông Sakozy có thểnói đã đại diện cho quan điểm của tất cả các quốc gia hiện sở hữu vũ khí hạtnhân. Mục tiêu chính của các nước này khi bắt đầu các chương trình vũ khi hạtnhân trong thế kỷ trước là tìm kiếm khả năng răn đe hạt nhân để đảm bảo an ninhquốc gia. Và với hiện trạng thế giới đa cực, nguy cơ đối với an ninh quốc gialuôn ở mức cao.

An ninh hạt nhân - giấc mơ và hiện thực

Bản đồ hạt nhân thế giới

Mặt khác, kiểu tư duygiải quyết các xung đột bằng vũ lực vẫn còn tồn tại trong giới ra quyếtsách tại các quốc gia. Do vậy, vũ khí hạt nhân cho tới nay vẫn được xemlà công cụ răn đe hiệu quả nhất, là mục tiêu hướng tới của nhiều quốcgia. Và dĩ nhiên đi kèm với nó sẽ là nguy cơ mang tính thảm họa cho loàingười, nhất là trong bối cảnh chủ nghĩa khủng bố quốc tế đã lan tràn.  

Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân lần này là hội nghị quốc tế lớn nhất đượctổ chức tại Mỹ sau hội nghị cấp cao về thành lập LHQ tại thành phố San Francisconăm 1945.

Đây là sự kiện quan trọng thứ batrong vòng 2 tuần qua có liên quan vấn đề an ninh hạt nhân, sau sự kiện Nga vàMỹ ký kết Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (START II) và việcNhà Trắng công bố Báo cáo đánh giá vị thế hạt nhân (NPR) 2010, với nội dung làhọc thuyết hạt nhân mới của Mỹ dưới thời chính quyền Obama. 

Mục tiêu của Hội nghị đã rõ, nhưtrong bài diễn văn khai mạc, Tổng thống Barack Obama, ngăn chặn các mối đe dọakhủng bố hạt nhân là trách nhiệm của tất cả các nước, nguy cơ này có thể kiểmsoát được nếu có sự nỗ lực của các quốc gia và tổ chức quốc tế.

An ninh hạt nhân - giấc mơ và hiện thực

Hai cường quốc hạt nhân hàng đầu đã đạt được thỏa thuận

 ngày 13/4 (theo giờMỹ), sau phiên họp toàn thể, hội nghị đã ra tuyên bố chung chính thứccông nhận mối đe dọa nghiêm trọng của Chủ nghĩa hạt nhân. Tuyên bố này ủng hộ các nỗ lực đảm bảo an toàn cho các nguyên liệu hạt nhân có rủi rocao trong vòng 4 năm tới, về các hoạt động mà các nước sẽ thực hiện ởcấp quốc gia và quốc tế.

Và chính quyền Tổng thống Obamacũng muốn, hội nghị này sẽ ghi thêm một dấu ấn cho chính quyền của ông, với việcđưa Mỹ trở thành quốc gia đăng cai Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân toàncầu đầu tiên của nhân loại.

Thế nhưng với phát biểu của Thủtướng Pháp Sarkozy, xem chừng kết quả đạt được cho tham vọng muốn "lưu danh sửsách" bằng hội nghị này của chính quyền Obama có thể chỉ là khiêm tốn, do có quánhiều trở ngại lớn, thậm chí là khó có thể vượt qua. Đứng đầu trong các trở ngạiđó là tư duy bảo đảm an ninh quốc gia bằng răn đe hạt nhân. Liệu các nước có từbỏ vũ khí hạt nhân khi mà những ông lớn khác vẫn đang nắm thứ vũ này?

 Theo Nam Sơn
An ninh hạt nhân - giấc mơ và hiện thực



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.