An ninh tại Afghanistan không còn là mối quan tâm của Mỹ?

Những lo ngại về khả năng kiểm soát an ninh của Afghanistan, dấy lên sau khi Taliban tấn công đại sứ quán Mỹ, không còn quá quan trọng với giới chức Washington bởi tất cả những gì họ quan tâm lúc này là làm sao nhanh chóng rút chân khỏi vũng lầy Nam Á.

Những lo ngại về khảnăng kiểm soát an ninh của Afghanistan, dấy lên sau khi Taliban tấn công đạisứ quán Mỹ, không còn quá quan trọng với giới chức Washington bởi tất cảnhững gì họ quan tâm lúc này là làm sao nhanh chóng rút chân khỏi vũng lầyNam Á.

Né tránh

Gần đây câu chuyện vềAfghanistan trở nên vắng bóng trong tất cả các tuyên bố của Tổng thốngObama cũng như nghị trình thảo luận của Quốc hội. Cả hai đảng lớn của Mỹdường như nghiễm nhiên đưa vấn đề Afghanistan vào dĩ vãng.

Trong cuộc thảo luận vềcuộc vận động tranh cử Tổng thống năm 2012 tại thư viện Tổng thốngRonald Reagan hồi tuần trước, vấn đề Afghanistan cũng không được nhắcđến nhiều, chỉ có hai lần.

Lần thứ nhất tình hìnhAfghanistan được thấp thoáng nhắc đến là khi nghị sĩ Ron Paul phàn nànvề khoản chi cho việc duy trì hoạt động của các máy điều hòa không khícho quân đội Mỹ trong các cuộc chiến tranh.

Sau đó, nhà ngoại giaoJon Huntsman nhấn mạnh đến nhu cầu bức thiết của việc rút toàn bộ quânkhỏi vũng lầy Afghanistan. “Công việc của chúng ta bây giờ là phải đưacác binh sĩ về nước và dồn sức củng cố nước nhà, thay vì đi lo công cuộctái thiết cho Afghanistan”.

Đáp lại tuyên bố này củaông Jon là một tràng pháo tay giòn giã, trong số đó có cả những nhân vậttừng đưa ra nhưng tuyên bố rất hùng hồn ủng hộ sự hiện diện của quân độiMỹ tại Afghanistan như cựu Thống đốc bang Massachusetts Mitt Romney.

Còn những nghị sĩ đảngDân chủ, những người ủng hộ việc rút quân khỏi Afghanistan và Iraq càngsớm càng tốt thì cũng vỗ tay nhưng không có bất cứ hành động nào khácbởi họ không muốn nói trước điều gì về kế hoạch thoái lui khỏi vũng lầychiến tranh của mình để rồi phải “há miệng mắc quai”.

An ninh tại Afghanistan không còn là mối quan tâm của Mỹ?
Vấn đề Afghanistan lâu nay vắng bóng trong các phát biểu của ông Obama.

Về bản thân Tổng thốngObama, đơn giản là ông muốn vấn đề Afghanistan tạm lắng một thời gian đểcho có thể lặng lẽ “rút quân theo từng giai đoạn”, để rồi đến tháng9/2012, khi thời hạn rút quân kết thúc, ông có thể lớn tiếng thông báovề chiến dịch rút quân thành công.

Đây là tính toán hết sứckhôn khéo bởi tháng 9/2012 là thời điểm nhạy cảm, chỉ cách kỳ bầu cửTổng thống Mỹ hai tháng. Nếu mọi chuyện diễn ra theo đúng dự tính củaông Obama thì thông báo về kết quả rút quân sẽ như cú hích lớn giúp ôngtái đắc cử Tổng thống.

Khó thoát khỏithực tại

Tuy nhiên, “người tínhkhông bằng trời tính”, cuối cùng giới chức Mỹ cũng không thể tiếp tụclàm ngơ trước tình hình an ninh tại Afghanistan khi Taliban tấn côngthẳng vào đại sứ quán Mỹ tại quốc gia Nam Á này.

Đây là cuộc tấn công tồitệ nhất vào Đại sứ quan Mỹ trong vòng 9 năm kể từ khi Mỹ bắt đầu xâydựng trụ sở Đại sứ quán tại đây. Ngoài ra, dù Taliban từng tấn côngnhiều mục tiêu ở Kabul nhưng quy mô của cuộc tấn công thì chưa có tiềnlệ. Đây là đợt tấn công đồng thời vào những khu vực khác nhau.

“Đây là lần đầu tiênTaliban tiến hành đồng thời bốn vụ đánh bom cảm tử ở những địa điểm khácnhau. Trước kia tối đa chỉ có hai vụ tấn công cùng lúc”, Haroun Mir,giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính sách Afghanistan nhấn mạnh.

Hơn nữa, khả năng nã đạnpháo quanh khu vực ngoại giao vốn được siết chặt an ninh là một dấu hiệurõ ràng thể hiện sức mạnh của Taliban, theo đó dấy lên mối quan ngại sâusắc về khả năng đảm bảo an ninh của Afghanistan vào thời điểm Mỹ chuẩnbị rút quân.

“Thật đáng sợ. Đến cả đạisứ quán Mỹ còn bị tấn công. Tôi không thể tưởng tượng nổi đất nước nàysẽ hỗn loạn thế nào một khi vắng bóng lực lượng an ninh Mỹ”, Wasi, mộtcư dân tại Kabul lo sợ.

Trong khi đó, FouziaJahani, một nữ quan chức tại Afghanistan tức tưởi nói: “Có lẽ tôi khôngthể sống ở Kabul được nữa. Trong đời tôi chưa bao giờ chứng kiến mộtthảm cảnh an ninh như này tại Kabul. Không biết mọi chuyện sẽ diễn biếntồi tệ đến mức nào nữa”.

Quyết giũ áo rađi

Tuy nhiên, bất chấp nhữngmối lo ngại ngày càng gia tăng về số mệnh của Afghanistan sau khi Mỹ rútquân, Nhà Trắng vẫn một mực khẳng định lộ trình thoái lui khỏi vũng lầyNam Á này sẽ không có gì thay đổi.

“Cuộc tấn công này sẽ thểkhông ngăn cản Washington thực hiện cam kết chuyển giao quyền lực choKabul. Mỹ sẽ tiếp tục đưa quân ra khỏi Afghanistan theo đúng lộ trìnhđịnh sẵn”, phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney nhấn mạnh.

Để tái khẳng định quyếttâm này của Mỹ, phát ngôn viên Lầu Năm Góc George Little tuyên bố: “Nỗlực chuyển giao quyền lực vẫn đi theo đúng lộ trình. Cam kết củaWashington với nhân dân và chính quyền Kabul sẽ không thay đổi”.

Trong khi đó, Tổng thư kýNATO Anders Fogh Rasmussen cũng khẳng định: “Kẻ thù của Afghanistan đangtìm mọi cách gây trở ngại cho cuộc tiếp nhận an ninh của quốc gia Nam Ánày. Tuy nhiên, chúng ta sẽ cho những lực lượng thù địch thấy rằng, mưuđồ của chúng sẽ bất thành”.

Lý giải cho sự quyết tâmnày của Mỹ và đồng minh, Alexander Golts, chuyên gia quân sự và chínhtrị độc lập cho rằng, quyết định rút quân của Mỹ giờ không phụ thuộc vàokhả năng đảm bảo an ninh của chính quyền Afghanistan bởi thực tế ôngObama cũng đang phải đối mặt với vấn đề hết sức nghiêm trọng trong nước.

Theo ông Alexander Golts,việc kinh tế Mỹ gặp quá nhiều khó khăn, thâm hụt ngân sách lớn, ngânsách quốc phòng buộc phải cắt giảm và theo đó, Mỹ không thể duy trì quánhiều quân ở nước ngoài.

Nhận định này của ôngAlexander Golts dường như khá ăn khớp với tuyên bố của nghị sĩ Dân chủJoe Manchin, bang West Virginia rằng: “Chúng ta không thể chịu đựng đượcnữa. Câu hỏi khá đơn giản. Chúng ta muốn tái thiết Afghanistan hay nướcMỹ? Trước hoàn cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, chúng ta không thể làm cảhai chuyện”.

Quả thực, các báo cáo chitiêu ngân sách quốc phòng năm qua cho thấy, trung bình mỗi tháng ngườiMỹ phải gánh 10 tỷ USD cho cuộc chiến tại Afghanistan, chưa kể khoảntiền 300 triệu USD đầu tư cho các dự án tái thiết do các đơn vị dân sựđảm trách.

Những khoản chi phí caochót vót đó khiến các nghị sĩ Mỹ, trong đó có thượng nghị sĩ John Kerry- Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện tỏ ra băn khoăn về hiệu quả vàtính bền vững của chiến lược của Mỹ tại Afghanistan.

“Khi bỏ ra hơn 100 tỷ USDmột năm cho một đất nước nhưng liệu đó có phải là chiến lược hiệu quả đểbảo vệ các lợi ích sống còn ở đó?. Một khi chi phí quá lớn tạiAfghanistan không mang lại hiệu quả chiến lược là bao thì sẽ khiến chonhững cuộc phiêu lưu trong tương lai gặp nhiều khó khăn”, ông John Kerrynhấn mạnh.

Còn đối với người dân Mỹ,họ ngày càng mệt mỏi và “vỡ mộng” về cuộc chiến Afghanistan. Vì thế, họđều mong muốn Mỹ sớm rút quân khỏi Afghanistan. Kết quả thăm dò do việnnghiên cứu PEW công bố hôm 21/6 cho thấy, một con số kỷ lục là 56% ngườiMỹ ủng hộ đưa quân Mỹ khỏi Afghanistan càng nhanh càng tốt. Trong bốicảnh cuộc bầu cử Tổng thống cận kề, ý kiến của người dân là điều ôngObama không thể phớt lờ.

Bên cạnh đó, một nhân tốkhác khiến Mỹ quyết dứt áo khỏi Afghanistan đó là bối cảnh tình hình thếgiới hiện nay đã thay đổi. Theo Chủ tịch Viện Trung Đông, EvgheninSatanovsky, việc Mỹ không “mặn mà” với vai trò chỉ huy trong chiến dịchquân sự Libya là do tâm trí của Mỹ giờ dồn vào châu Á – Thái Bình Dương,trung tâm địa chính trị thế giới trong tương lai.

Vì vậy, Mỹ có thể bấtchấp mọi thách thức từ Taliban mà triển khai nhanh chóng kế hoạch rútquân khỏi vũng lầy Afghanistan để có thể tập trung mọi nguồn lực vào khuvực châu Á – Thái Bình Dương.

Theo Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.