Bé gái 1 tuổi bị thương nặng do cục pin phát nổ trong miệng

Bé Xuân Xuân, 1 tuổi đã bị thương nặng trong khi đang chơi ở nhà tại thành phố Tín Dương, phía đông Trung Quốc.

Bé Xuân Xuân, 1 tuổi đã bị thương nặng trong khi đang chơi ở nhà tại thành phố Tín Dương, phía đông Trung Quốc.

Vào ngày 30/1, Xuân Xuân đang chơi ở sân nhà của mình. Bất ngờ miệng của cô bé phát nổ, gia đình hốt hoảng đưa Xuân Xuân đi bệnh viện cấp cứu.

Tại bệnh viện, các bác sĩ cho biết bé gái 1 tuổi này có một lỗ hổng ở trong miệng và rất có thể đó chính là axit từ cục pin chảy xuống cổ họng của cô bé, gây rát ở bên trong.

Theo gia đình, họ đang ăn dưa hấu và không ngờ rằng bé Xuân Xuân lại với được một cục pin và bất ngờ cắn nó với hàm răng nhỏ xíu của mình để bắt chước gia đình ăn dưa hấu. Pin AA phát nổ, axit từ pin chảy ra và đốt cháy tạo thành một lỗ lớn trong miệng của bé gái đáng thương.

Các bác sĩ tại bệnh viện địa phương không chắc chắn được rằng các axit pin có đi vào dạ dày và đốt cháy đường tiêu hóa của bé gái hay không, vì vậy họ đề nghị gia đình đưa Xuân Xuân đến một bệnh viện khác tốt hơn để điều trị.

Sau đó, Xuân Xuân được đưa đến bệnh viện Nhi ở Vũ Hán. Vào thời điểm đó là 2h44 sáng ngày hôm sau, khoảng 9 tiếng kể từ sau khi tai nạn xảy ra. May mắn thay sau khi thực hiện ca phẫu thuật kéo dài 2 tiếng, không hề thấy có dấu vết của pin trong dạ dày của Xuân Xuân.

bé gái
Xuân Xuân phải trải qua ca phẫu thuật kéo dài 2 tiếng để lấy cục pin ra ngoài.

cục pin
Cục pin tạo một lỗ hổng lớn trong cổ họng của cô bé.

Zhou Qixing, viện trưởng của bệnh viện Vũ Hán cho biết cục pin thường dễ gây nổ trên người trẻ em, cha mẹ nên cẩn trọng hơn khi chăm sóc trẻ nhỏ.

"Cha mẹ nên để pin và nam châm tránh xa trẻ em", ông nói.

Câu chuyện trên gợi nhắc đến một trường hợp thương tâm khác cũng tương tự như vậy. Devon Hacche, một em bé 8 tháng tuổi ở New Zealand đã nuốt phải một cục pin tiểu. Sau 4 ngày, gia đình em mới phát hiện và mọi thứ đã quá muộn màng.

Theo đó, cục pin bị mắc kẹt được hoà trộn với nước bọt của cậu bé gây ra một phản ứng điện hoá học cực nóng, làm ăn mòn sâu các mô mềm ở khí quản (ống thở) và thực quản (ống ăn) của em bé.

Em đã phải trải qua 5 ca phẫu thuật khác nhau và đến bây giờ, cậu bé vẫn phải sống bất động trên giường bệnh với sự hỗ trợ của một chiếc máy thở và không thể nói hay phát ra âm thanh.

Pin là đồ vật thường xuyên được các gia đình sử dụng. Nó hữu ích trong một số việc nhưng lại đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ. Mỗi gia đình nên chú ý để pin tránh xa tầm với của trẻ em. 


 Theo Hồng Nam / Trí Thức Trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.