Chuyện về gia tộc sở hữu khối tài sản hơn 75 nghìn tỷ đồng, nhưng mất trắng trong tay kẻ "phá gia chi tử" và cú lội ngược dòng không ai ngờ

Tạo dựng sản nghiệp đã khó, giữ vững sản nghiệp còn khó hơn. Trung Quốc vào cuối thời nhà Thanh có gia tộc Thịnh thị vang danh khắp chốn với khối tài sản khổng lồ. Nhưng cuối cùng sản nghiệp lại bị "chia năm xẻ bảy", công sức gây dựng suốt bao năm bị một thế hệ phá hủy.

Thịnh Tuyên Hoài là vị quan thương nổi tiếng nhất ở cuối thời nhà Thanh, được người đời gọi là "Ông tổ của Thương nghiệp Cận đại Trung Quốc". Ông nắm giữ toàn bộ những lĩnh vực kinh tế trọng điểm như giao thông, thông tin liên lạc, khai thác khoáng sản, ngân hàng,… của cả nước. Năm 1916, Thịnh Tuyên Hoài qua đời để lại hơn 11,6 triệu lượng bạc trắng, tương đương với hơn 21,4 tỷ NDT (khoảng hơn 75,6 nghìn tỷ VND).

Chuyện về gia tộc sở hữu khối tài sản hơn 75 nghìn tỷ đồng, nhưng mất trắng trong tay kẻ phá gia chi tử và cú lội ngược dòng không ai ngờ-1Thịnh Tuyên Hoài là vị quan thương nổi tiếng nhất ở cuối thời nhà Thanh.

Về vấn đề di sản, bố của Thịnh Tuyên Hoài, ông Thịnh Khang Tăng đã từng dặn dò rằng chỉ cho con cháu những khối bất động sản để hưởng lợi nhuận mà thôi, ngoài ra không cho gì thêm, nếu không chúng sẽ trở thành một đám "ăn không ngồi rồi".

Theo đó, trước khi qua đời, Thịnh Tuyên Hoài đã chia sản nghiệp ra thành 2 phần: Một phần dùng để chia đều cho con cháu họ Thịnh, phần còn lại dùng để thành lập nên quỹ "Nghĩa trang Ngu Trai" cho mục đích bảo vệ lợi ích gia tộc và từ thiện xã hội.

Đối sách giải quyết vô cùng công bằng nên không một ai lên tiếng phản đối. Sau khi Thịnh Tuyên Hoài ra đi, vợ của ông là phu nhân Trang một mình tiếp quản gia tộc. Những tưởng gia tộc sẽ êm ấm mãi mãi, nhưng 10 năm sau, bà Trang qua đời, sóng gió bắt đầu nổi lên. Con cháu trong gia tộc không ngừng đấu đá lẫn nhau để tranh giành tài sản.

Thịnh Tuyên Hoài có 8 người con trai và 8 người con gái. Vì ba người con trai đầu đã sớm qua đời nên mọi tình yêu của ông đều dành cho người con trai thứ 4 là Thịnh Ân Di. Thế nhưng lại chính Thịnh Ân Di là người đề xuất lên tòa án để phân chia toàn bộ số tiền trong "Nghĩa trang Ngu Trai". Con cháu nhà họ Thịnh bắt đầu tranh giành phần lợi hơn cho mình.

Chuyện về gia tộc sở hữu khối tài sản hơn 75 nghìn tỷ đồng, nhưng mất trắng trong tay kẻ phá gia chi tử và cú lội ngược dòng không ai ngờ-2Thịnh Tuyên Hoài nằm mơ cũng không thể ngờ được đối sách phân chia gia sản mà mình đã sắp xếp ổn thỏa giờ đây lại bị phá hủy hoàn toàn, con cháu trở thành một lũ ăn bám chỉ biết đến tiền của. 

Thế là gia nghiệp dần dần sa sút đến khốn cùng, khối tài sản hơn 21,4 tỷ NDT (khoảng hơn 75,6 nghìn tỷ VND) đã tan thành mây khói. Gia tộc họ Thịnh từng phồn vinh một thời đang đi đến bước đường cùng nghèo khó.

Thịnh Ân Di nổi tiếng với thói tiêu xài hoang phí vô độ. Chiếc xe Mercerdes-Ben đầu tiên được nhập khẩu vào Thượng Hải cũng thuộc về tay của Thịnh Ân Di. 

Vì ông là con thứ tư trong nhà nên bảng số xe cũng phải là bốn con số "4". Không những thế, Thịnh Ân Di còn lấy hẳn 11 người vợ, mỗi người được trang bị một căn hộ kiểu Tây, siêu xe và hàng tá người hầu kẻ hạ.

Cần phải biết, ở thời hoàng kim, gia tộc Thịnh thị có hơn 1.000 căn hộ hạng sang ở thành phố Thượng Hải. Thịnh Ân Di ham mê cờ bạc, một đêm thua hết mấy chục căn hộ cũng là chuyện thường.

Gia tộc sa sút nhưng Thịnh Ân Di vẫn giữ thói quen của "công tử giàu sang", sáng đêm ăn chơi trác táng bên ngoài. Sau thời kỳ kháng chiến, ông còn thò tay xin tiền đứa con trai mà mình đã từng cho 3 căn nhà và trở thành kẻ bạc nhược ăn bám con cái.

Chuyện về gia tộc sở hữu khối tài sản hơn 75 nghìn tỷ đồng, nhưng mất trắng trong tay kẻ phá gia chi tử và cú lội ngược dòng không ai ngờ-3Thịnh Ân Di bên các bà vợ.

Theo con trai của Thịnh Ân Di kể lại: Trong suốt 10 năm, nhà ở của gia đình càng lúc càng nhỏ, cuối cùng chỉ còn lại một căn duy nhất. Một nhà 8 người bao gồm mẹ và 7 anh chị em phải chen chúc nhau trong căn nhà gạch cũ kĩ nhỏ hẹp.

Năm 1958, Thịnh Ân Di đột nhiên qua đời trong một cơn đau tim. Đám tang chỉ có mười mấy người tham gia, không khí lạnh lẽo đến đáng thương. Sau khi Thịnh Ân Di qua đời, ông được gọi là "Phá gia chi tử đầu tiên của thời Dân quốc", để lại tiếng xấu muôn đời.

Bước chuyển ngoặc của gia tộc Thịnh thị nằm ở thế hệ thứ ba là Thịnh Dục Độ, con trai của Thịnh Ân Di.

Thịnh Dục Độ sinh năm 1913, là người đã đi du học ở Nhật Bản.

Vậy thì tại sao Thịnh Dục Độ lại được có cơ hội phát triển ở nước ngoài trong khi gia tộc đang trong độ bần cùng? Vấn đề này liên quan đến Thịnh Tuyên Hoài.

Chuyện về gia tộc sở hữu khối tài sản hơn 75 nghìn tỷ đồng, nhưng mất trắng trong tay kẻ phá gia chi tử và cú lội ngược dòng không ai ngờ-4Ảnh đám cưới của Thịnh Dục Độ.

Thịnh Tuyên Hoài từng dưỡng bệnh ở Nhật Bản và làm quen được với nhiều người trong giới làm làm ăn. Thịnh Dục Độ du học đã tạm trú lại gia đình thương gia người Nhật Bản đã từng quen thân với Thịnh Tuyên Hoài khi xưa.

Đối với một du học sinh Trung Quốc xuất thân từ gia đình sa sút, muốn lập nghiệp ở Nhật Bản thì trước hết phải cần nguồn vốn ổn định. Vì mang danh là cháu của Thịnh Tuyên Hoài nên khi ông đề xuất muốn dấn thân vào lĩnh vực ăn uống, có rất nhiều công ty tập đoàn lớn đến bỏ vốn đầu tư cho ông, bao gồm tập đoàn khai thác khoáng sản Nhật Bản, Tập đoàn ngân hàng Sumitomo Mitsui, Mitsubishi Corporation và thêm nhiều công ty nổi tiếng khác. Tổng hạn mức đầu tư lên đến 750 triệu yên Nhật (hơn 1.500 tỷ VND).

Thịnh Dục Độ đã sử dụng vốn đầu tư khổng lồ để mở ra chuỗi nhà hàng ẩm thực Trung Hoa và được người Nhật Bản vô cùng đón nhận.

Trong suốt thời gian hoạt động ở Nhật, Thịnh Dục Độ vẫn giữ quốc tịch Trung Quốc và trợ cấp học bổng cho Đại học Giao thông Vận tải Thượng Hải. Năm 1993, ông qua đời ở Tokyo, hưởng thọ 80 tuổi.

Vợ của Thịnh Dục Độ đã nhiều lần trở về Trung Quốc để quyên tiền, giúp đỡ xây trường học và cải tạo trường học. Vợ chồng ông Thịnh Dục Độ luôn ủng hộ để đẩy mạnh phát triển nền giáo dục của Trung Quốc. Đến nay, ở Giang Tô Thường Châu còn có một ngôi trường tiểu học mang tên "Trường Tiểu học Thịnh Dục Độ".

Cái tên đại diện cho thế hệ thứ 4 của gia tộc Thịnh thị là Thịnh Thừa Mậu. Ông sinh năm 1941, là người có học thức uyên bác, đảm đương chức Chủ tịch Sở nghiên cứu bất động sản của Học viện Kỹ thuật Tô Châu và đã xuất bản hơn 10 cuốn sách về nghiên cứu bất động sản.

Chuyện về gia tộc sở hữu khối tài sản hơn 75 nghìn tỷ đồng, nhưng mất trắng trong tay kẻ phá gia chi tử và cú lội ngược dòng không ai ngờ-5
Đứng trước giới truyền thông, Thịnh Thừa Mậu đã tự hào phát ngôn: "Gia tộc Thịnh thị chúng tôi đã từng rất giàu có và cũng từng bần cùng. Chúng tôi nhận ra rằng muốn có được sự thành công là phải dựa vào nỗ lực của bản thân."

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluat.suckhoedoisong.vn/chuyen-ve-gia-toc-so-huu-khoi-tai-san-hon-75-nghin-ty-dong-nhung-mat-trang-trong-tay-ke-pha-gia-chi-tu-va-cu-loi-nguoc-dong-khong-ai-ngo-162211709000905546.htm

thời nhà Thanh


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.