Chuyện về một nữ bác sỹ bị ép duyên

Nữ bác sỹ Humayra Abedin là người gốc Bănglađét, đang làm việc ở một trung tâm y tế ở Luân Đôn. Tháng 8/2008, cô trở về quê sau khi được nhắn tin mẹ bệnh nặng. Abedin không ngờ đặt chân xuống Đắcca cũng là lúc bắt đầu chuỗi ngày cùng cực kéo dài 4 tháng. Mới đây, người phụ nữ 33 tuổi này mới có can đảm kể lại câu chuyện kinh hoàng của mình.

Bị gia đình bắt cóc

Ngay sau khi trở về Bănglađét, thay vì được đón nhận trong vòng tay yêu thương, Abedin đã bị chính những người thân trong gia đình đẩy vào một cuộc ép duyên đầy tủi cực và đau đớn, có lúc tưởng chừng tính mạng cũng không giữ được. Bố mẹ Abedin muốn cô lấy một bác sỹ mà họ cho rằng xứng đôi vừa lứa. Không đồng ý, cô bị bố mẹ khóa trái trong nhà, đánh đập và chửi bởi.

Abedin tại sn bay Lun Đơn khi trở về với sự hộ tống của cảnh st Anh

Một tuần liên tục không lay chuyển được ý chí của con gái, bố mẹ Abedin gọi người đưa cô đến một bệnh viện tư nhân ở địa phương, nơi cô được đối xử như một bệnh nhân tâm thần. “Tôi bị một toán nam giới tự xưng là cảnh sát dùng một tấm giẻ bịt mặt. Sau đó họ nhét tôi vào một chiếc xe cứu thương chờ sẵn ngoài cửa. Họ khiêng hai chân hai tay, đưa tôi đi như một phạm nhân, trong khi bố mẹ tôi thản nhiên đứng nhìn”, Abedin kể lại cơn ác mộng của đời mình cứ như mới xảy ra từ hôm qua.

Trong vòng 3 tháng tiếp theo, ngày hai lần Abedin bị ép uống những viên thuốc an thần liều cao chuyên dành cho những bệnh nhân… tâm thần. Cô bị nhốt chặt trong phòng và cắt đứt mọi liên lạc với thế giới bên ngoài. Lần đầu tiên trong đầu Abedin xuất hiện ý nghĩ về cái chết. Các bác sỹ và y tá nói rằng, mọi việc có thể chấm dứt nếu cô đồng ý từ bỏ cuộc sống ở nước Anh, cưới một người đàn ông đã được gia đình chọn sẵn và ở lại Bănglađét. Cô từ chối. “Sau 3 tháng bị bắt uống thuốc, nhục mạ, dọa nạt tình cảm, ý chí tôi yếu dần. Tôi cảm thấy như một con rối. Tôi mất hết hy vọng và không còn sức kháng cự”, cô nói.

Ép duyên - chuyện không của riêng ai

Sinh ra và lớn lên ở thủ đô Đắcca, Bănglađét, trong một gia đình trung lưu, trông Abedin không ai nghĩ cô có thể trở thành một nạn nhân của hủ tục ép duyên. Bố mẹ sở hữu một nhà máy sản xuất quần áo và một số cửa hiệu, tuổi thơ Abedin là những ngày hạnh phúc, tự do. Năm 2002, Abedin sang Anh học bằng thạc sỹ Y khoa. Sau khi ra trường, cô có một công việc khá tốt tại một trung tâm y tế thuộc Dịch vụ Y tế Quốc gia của Anh.

Thỉnh thoảng cha mẹ cô vẫn liên lạc với cô qua điện thoại. Cuối năm 2007, những cuộc điện thoại từ nhà trở nên dồn dập hơn. Bố mẹ cô nhắc tới một số người đàn ông mà họ muốn làm mối cho con gái. Abedin nói: “Trong mắt họ, tôi đã trở nên Tây hóa, quá tập trung cho sự nghiệp và ngày càng quá tuổi để có thể sống tự do”. Tuy nhiên, Abedin vẫn từ chối sự sắp đặt của gia đình, lấy cớ còn phải lo cho sự nghiệp. Cuối cùng, cô nhận được cú điện thoại báo mẹ ốm nặng, dẫn tới cuộc trở về oan nghiệt nói trên.

Rất may là trước khi bị bắt cóc đến bệnh viện, Abedin đã nhắn tin than vãn với một số người bạn ở Anh và họ đã giúp cô thoát khỏi địa ngục. Cô không hề biết một người bạn đã tìm đến tổ chức nhân quyền Ask và đề nghị đưa vụ việc của Abedin ra tòa án ở Bănglađét – nơi tục cưỡng hôn bị coi là phạm pháp. Đến tháng 12/2008, sau khi có báo chí vào cuộc và có sự giúp đỡ của các luật sư, tòa án đã tuyên bố buộc gia đình phải trả tự do cho Abedin.

Abedin trở lại với cuộc sống tự do với thân thể phù nề, dơ dáy, và khuôn mặt vô hồn. Kể từ đó cô không liên lạc lại với gia đình. Cô chuyển chỗ ở và đổi số điện thoại để tránh gặp họ. Cho đến khi kể lại câu chuyện của đời mình cho báo chí, cô cho biết vẫn rất yêu thương bố mẹ, song sự việc đã vượt quá xa chỗ cô có thể tha thứ. Cô nói: “Biến cố vừa qua đã khiến tôi nhận ra rằng, cuộc sống là quý báu và tốt đẹp nhường nào. Nó khiến tôi mạnh mẽ hơn. Giờ đây tôi muốn tập trung cho sự nghiệp. Tôi còn muốn làm một số việc để có thể nâng cao nhận thức về tục ép duyên”.

Theo



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.