Có một "địa ngục" ở giữa thiên đường du lịch Bali: Nơi bệnh nhân tâm thần đang bị xiềng xích bởi tục lệ truyền thống man rợ

Dù đã bị cấm từ năm 1977, nhưng truyền thống xiềng xích đối với người bị tâm thần vẫn tiếp diễn trên hòn đảo Bali ở Indonesia, nơi mà vì sự nghèo đói, cũng như sự kỳ thị đối với người tâm thần, khiến các gia đình không có nhiều sự lựa chọn

Thiên đường của khách du lịch nhưng là địa ngục trần gian của người bệnh tâm thần

Bali, một nơi được ví như thiên đường của bao người, trong hơn một thế kỷ, hòn đảo xa xôi này đã trở thành điểm đến du lịch hàng đầu trên Thế giới. Năm 2019, 16 triệu người đã chọn Bali là nơi nghỉ dưỡng đáng giá nhất. Họ đến đây vì cát trắng, biển xanh, phong tục và văn hóa của người Hindu, vì những khu nghỉ dưỡng xa hoa cũng như những buổi tĩnh tâm yoga.

Dẫn một nhóm nhỏ tình nguyện viên đi dọc theo bờ sông phía đông xa xôi của hòn đảo này, tiến sĩ - bác sĩ tâm thần Cokorda Bagus Jaya Lesmana nói: “Mọi người coi Bali là thiên đường, nhưng đối với những người khác thì đây cũng là thiên đường… thiên đường để làm những điều xấu xa”. 

Bác sĩ Cokorda không nói về các vấn đề thông thường của Đông Nam Á như mại dâm, ấu dâm, mà về chuyện mà ít khách du lịch có thể nhìn thấy hoặc hầu như không hề hay biết. Đó chính là tục lệ pasung man rợ. 

Có một địa ngục ở giữa thiên đường du lịch Bali: Nơi bệnh nhân tâm thần đang bị xiềng xích bởi tục lệ truyền thống man rợ-1
Bác sĩ Cokorda Bagus Jaya Lesmana an ủi một người đàn ông sống trong cảnh nghèo đói khủng khiếp ở phía đông Bali.

Vào các ngày trong tuần, bác sĩ Cokorda, 44 tuổi luôn có lịch điều trị cho các bệnh nhân ở Denpasar, thủ phủ của Bali. Nhưng đến cuối tuần, anh lại có lịch làm việc với Viện sức khỏe Tâm thần Suryani, một tổ chức từ thiện do mẹ anh thành lập, nơi mở các lớp thiền, hỗ trợ người già, bảo vệ trẻ em cũng như cứu trợ khủng hoảng cho người nghèo ở Bali. 

Tuy nhiên, viện này được biết đến nhiều hơn chính là hành động giải cứu nạn của tục lệ pasung - đây là tục lệ cổ xưa và man rợ của người Indonesia để ngăn chặn những người mắc bệnh tâm thần nặng làm hại bản thân hoặc người khác. 

Pasung được coi là phương pháp điều trị tâm thần kinh khủng nhất nhì Indonesia. Cụ thể, người bệnh sẽ bị lột sạch quần áo và không được quyền tắm rửa. Tiếp đó, tay chân họ cũng bị trói bằng đủ loại xiềng xích rồi phải chịu cảnh giam giữ trong lồng sắt suốt vài tháng hoặc thậm chí là vài năm trời.

Mặc dù tục lệ này đã bị cấm từ năm 1977, nhưng Bộ Y tế Indonesia ước tính hiện vẫn có 18.000 nạn nhân của pasung đang tồn tại đến ngày nay. Tuy nhiên, Viện Suryani đã đính chính lại và thông kê rằng có gân 40.000 người, trong đó có ít nhất 1.000 người ở Bali, nơi bị phần lớn khách du lịch xa lánh, bị chính quyền bỏ qua, dẫn đến sức khỏe yếu kém và không nhận được chính sách đầy đủ. 

Cuộc sống không bằng chết của người đàn ông bị tái phát bệnh tâm thần

Bác sĩ Cokorda đã dẫn đường vào một nơi cư trú truyền thống của người Bali, tại đây có một người phụ nữ đặt lễ tật tại ngôi đền Hindu. Sau khi lí nhí chào hỏi, cô chỉ vào một khối bê tông không cửa sổ với diện tích chưa đầy 10 mét vuông nằm trơ trọi ở phía xa khu vườn.

Sau cánh cửa sắt xuất hiện hình ảnh một cụ già yếu ớt đang khom người trên sàn nhà, bên ngoài nhiệt độ là 32 độ C, bên trong nóng hơn, trên tường bốc mùi hôi thối khó tin. Đồ vật duy nhất bên trong là một cái bát nước cạnh cửa, cảnh tượng này thường thấy ở chuồng chó. Nhưng ít nhất, những chú chó khi nhốt trong chuồng còn được ra ngoài tập thể dục, chạy nhảy, nhưng cụ già này đã không rời khỏi “khối bê tông” đó đã hơn một năm. 

Bất chấp sự giam cầm khủng khiếp, cụ già bị tâm thần phân liệt vẫn tỏ ra phấn chấn và cười toe toét nhìn những vị khách đến thăm mình. Cụ lẩm bẩm một cách không mạch lạc, không thể trả lời câu hỏi nào, nhưng nhóm của bác sĩ Cokorda có thể biết được tên cụ là Bagus.

Có một địa ngục ở giữa thiên đường du lịch Bali: Nơi bệnh nhân tâm thần đang bị xiềng xích bởi tục lệ truyền thống man rợ-2
Nạn nhân của Pasung, Bagus, gặp bác sĩ Cokorda, thuộc Viện Sức khỏe Tâm thần Suryani vào tháng 11/2020.

Nhóm của bác sĩ Cokorda bao gồm anh, vợ của anh, phóng viên ảnh Suryani Rudi Waisnawa và vợ anh (người không muốn nêu tên) đã từng gặp Bagus từ hai năm trước. 

Nói đến đây, phóng viên ảnh Rudi đã rút điện thoại và xem một bức ảnh của Bagus từ 2 năm trước, lúc họ tìm thấy ông ở một chỗ với cổ chân bị cùm. Sau đó, Rudi chuyển sang một bức ảnh khác chụp vào khoảng 6 tháng trước, lúc này Bagus ăn mặc đẹp, ăn uống đầy đủ, ngồi với một thành viên trong gia đình và chăm chú nhìn vào máy ảnh. Được biết, đó là lúc Bagus được tiêm thuốc chống loạn thần.

Cokorda nói: “Lần cuối chúng tôi đến thăm người đàn ông này cách đây một năm rưỡi, tình trạng của ông ấy tốt hơn nhiều. Ông ấy đã phản ứng tốt với việc tiêm thuốc chống loạn thần nhưng tình trạng của ông bây giờ trở nên tồi tệ hơn vì gia đình không chịu tiếp tục điều trị. Chúng tôi không biết họ đã nhốt ông ấy lại”. 

Có một địa ngục ở giữa thiên đường du lịch Bali: Nơi bệnh nhân tâm thần đang bị xiềng xích bởi tục lệ truyền thống man rợ-3


Trung tâm Nghiên cứu các Mục tiêu Phát triển Bền vững tại Đại học Padjadjaran ở Java đã xác định lý do chính khiến tục lệ pasung vẫn còn tồn tại ở Indonesia vì họ vẫn còn thiếu hiểu biết về các rối loạn tâm thần, điều này dẫn đến việc gia đình người bệnh bị kỳ thị. 

Ngoài ra, niềm tin tôn giáo cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến sự kỳ thị này. Không ít người cho rằng, bệnh tâm thần là một lời nguyền không thể chữa khỏi. Nhưng lý do quan trọng nhất chính là việc thiếu khả năng tiếp cận các dịch vụ sức khỏe tâm thần cơ bản.

Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có 85% tổng số bệnh nhân bị rối loạn sức khỏe tâm thần không được điều trị ở các nước đang phát triển, và Bali là một ví dụ điển hình. 

Có một địa ngục ở giữa thiên đường du lịch Bali: Nơi bệnh nhân tâm thần đang bị xiềng xích bởi tục lệ truyền thống man rợ-4
Bệnh nhân tâm thần sống trong địa ngục ở Indonesia.

Nghiên cứu cho thấy Indonesia chỉ có 700 bác sĩ tâm thần phục vụ dân số 270 triệu người. Trong đó có 8 trên 34 tỉnh trong cả nước không có bệnh viện tâm thần, và 5 tỉnh không có chuyên gia sức khỏe tâm thần. Năm 2009, chính quyền Bali đã cố gắng xoay chuyển tình thế bằng cách cấp cho Viện Suryani một khoản ngân sách hằng năm là 500.000 đô la Mỹ (hơn 11 tỷ VND) để điều trị cho người bị bệnh tâm thần. 

Hiện tại, Viện Suryani hoạt động dựa trên các khoản đóng góp và sự tình nguyện của tư nhân. Tuy nhiên, ngân sách đã giảm vào năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, cũng như không có lượng khách du lịch, nên việc hoạt động thực địa của tổ chức từ thiện bị thu hẹp đáng kể. 

“Theo phong tục của chúng tôi, mong muốn của gia đình cần được tôn trọng, vì vậy tình huống của Bagus là vô cùng khó khăn. Người phụ nữ cho chúng tôi vào chỉ là người chăm sóc. Kế hoạch của tôi bây giờ là gọi điện về cho gia đình Bagus và xin phép cho ông ấy được tiếp tục điều trị. Nếu họ đồng ý, tôi sẽ yêu cầu bệnh viện tâm thần nhận ông ta. Nếu họ không làm vậy, Viện Suryani sẽ báo cáo việc này với cảnh sát”, bác sĩ Cokorda nói. 

Sau khi đưa ra các lựa chọn này, cháu trai và người giám hộ hợp pháp của Bagus đã đồng ý lời đề nghị của bác sĩ Cokorda. Lúc này, Cokorda đã gọi cho bác sĩ Dewa Gede Basudewa, giám đốc Bệnh viện Tâm thần Bangli, ở quận Bangli và bên đó hứa sẽ đưa xe cấp cứu đưa Bagus về điều trị. 

Quận Bangli là nơi có ngân sách để điều trị cho 50 nạn nhân của tục lệ pasung vào mỗi năm, nhưng bác sĩ Gede thừa nhận rằng họ không điều trị cho ai và trong số 30 giường bệnh chỉ có duy nhất một người đang được điều trị.

Gede chia sẻ lý do, đó là vì sự kỳ thị của mọi người đối với sức khỏe tâm thần. Người dân ở Bali sợ đến bệnh viện tâm thần vì họ nghĩ nếu như bị phát hiện thì sẽ mất việc, hoặc bị gia đình và xã hội xa lánh, kỳ thị. 

Có một địa ngục ở giữa thiên đường du lịch Bali: Nơi bệnh nhân tâm thần đang bị xiềng xích bởi tục lệ truyền thống man rợ-5


Chỉ 1/3 số bệnh nhân pasung được chữa khỏi, và 2/3 còn lại là tái phát và bị gia đình xiềng xích, vì sợ bệnh nhân trở nên hung dữ, làm tổn thương bản thân và gia đình, thậm chí có một số gia đình còn muốn bệnh nhân chết sớm.

Nhiều người nghĩ rằng nếu đến bệnh viện, bạn sẽ phải tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19 và sẽ lây bệnh khi trở về nhà. Điều này đã dẫn đến việc giảm 25% số người nhập viện trong năm nay. Bên cạnh đó, chi phí đi lại Bệnh viện Tâm thần Bangli cũng là một vấn đề nan giải vì bệnh viện khá xa thủ đô, cách 2 giờ lái xe và 7 giờ từ các khu vực nghèo ở phía Tây Bali. 

“Bất cứ ai bị bệnh tâm thần, dù giàu hay nghèo thì chúng tôi vẫn nhận và làm mọi thứ trong khả năng để giúp đỡ họ. Chúng tôi luôn quan tâm đến bệnh nhân của mình”, Gede nói. 

Những bệnh nhân có thể ở đây 6 tháng miễn phí, mặc dù thời gian lưu trú trung bình khoảng 2 tuần. Phía bệnh viện từng điều trị thành công cho một nạn nhân của pasung, người này đã thành công trở thành họa sĩ. Tuy nhiên, nghiên cứu của Đại học Udayana cho thấy tỷ lệ tái phát của bệnh nhân rối loạn tâm thần ở Bali là 50 - 92%. 

Và bác sĩ Gede cũng thừa nhận, chỉ 1/3 số bệnh nhân pasung được chữa khỏi, và 2/3 còn lại là tái phát và bị gia đình xiềng xích, vì sợ bệnh nhân trở nên hung dữ, làm tổn thương bản thân và gia đình, thậm chí có một số gia đình còn muốn bệnh nhân chết sớm. “Một bệnh nhân mà chúng tôi đã điều trị trong 3 năm, khi tôi yêu cầu gia đình đưa anh ấy trở về, họ đã nói rằng ‘hoặc là chúng tôi giết anh ta hoặc là anh ta giết chúng tôi’”, Gede nói. 

Tại nơi Bagus ở, bác sĩ Cokorda thở dài sau khi kể chuyện về bệnh viện của Gede. Sau hơn 3 giờ, cuối cùng xe cấp cứu cũng đến đưa Bagus đi điều trị. Tuy nhiên mọi thứ không suôn sẻ như họ nghĩ. Gia đình Bagus đã làm mất chìa khóa căn phòng, nơi giam giữ Bagus, cuối cùng họ đã phải nhờ đến hàng xóm để phá cửa. Phải hơn 1 tiếng sau, Bagus mới được đưa ra khỏi nơi ngục tù ấy, nhưng Bagus không thể đi, các cơ ở chân của ông đã bị teo đến mức ông không thể tự đứng lên được và phải được hàng xóm đưa ra xe cấp cứu. 

Chỉ cần được yêu thương đúng cách, bệnh nhân tâm thần sẽ được phục hồi

Khi xe cấp cứu rời đi, nhóm của Cokorda tiếp tục sứ mệnh của mình khi đi về phía Đông Bali, nơi có nạn nhân pasung đang sống ở đó. 

Kadek ở độ tuổi ngoài 20, với mái tóc đen nhánh và mượt mà đang ngồi trò chuyện với gia đình ở ngoài hiên nhà. Tuy nhiên, có những thứ không phải là màu hồng như mọi người thấy. 

Có một địa ngục ở giữa thiên đường du lịch Bali: Nơi bệnh nhân tâm thần đang bị xiềng xích bởi tục lệ truyền thống man rợ-6
Kadek trong bức ảnh mà Rudi chụp từ tháng 2/2016.

“Khi tôi gặp Kadek lần đầu vào cách đây 4 năm, cô ấy trông như thế này”, Rudi khoe một bức ảnh của Kadek trong bộ dạng đầu tóc bù xù, khuôn mặt nhăn nhó vì đau đớn, nằm trên đất trong tư thế vặn vẹo khủng khiếp, một chân được đặt lên tảng đá bê tông trong khi cổ chân bị cùm lại. 

Rudi nói: “Mỗi khi tôi nhìn thấy ai đó là nạn nhân của pasung, tôi như tan nát cõi lòng nhưng vẫn tiếp tục quay lại. Tôi dành thời gian cho Viện Suryani vì tôi nghĩ rằng mình có thể giúp mọi người bằng cách tạo ra sự đồng cảm thông qua những bức ảnh và phim tài liệu mà tôi quay được”.

Được biết, sau 2 năm điều trị bằng tiêm thuốc chống loạn thần, Kadek đã bình phục đến mức có thể kết hôn và chuyển đến nhà chồng ở Singaraja, thành phố lớn thứ 2 ở Bali, nơi mà ít người lui tới. Nhưng Kadek không được tiếp cận với thuốc chống loạn thần ở đó và mọi thứ nhanh chóng trở nên tồi tệ. Cô nói: “Tôi bắt đầu nghe nghe thấy những giọng nói trong đầu và nhìn thấy ảo giác khi đang cầu nguyện. Cơ thể tôi bắt đầu nóng và tội biết rằng bệnh có dấu hiệu tái phát”.

Vài tháng trước, chồng Kadek đã ly dị và gửi cô về nhà bố mẹ đẻ, và tại đây cô mới được tiêm thuốc chống loạn thần từ Viện Suryani. Cô nói: “Sau khi bác sĩ tiêm thuốc cho tôi, tôi cảm thấy bình tĩnh hơn và có thể làm việc trở lại, có thể cúng dường ở đền thờ và tham gia các nghi lễ của đạo Hindu”. 

Có một địa ngục ở giữa thiên đường du lịch Bali: Nơi bệnh nhân tâm thần đang bị xiềng xích bởi tục lệ truyền thống man rợ-7
Kadek sau khi được điều trị bệnh tâm thần bởi Viện Sức khỏe Tâm thần Suryani đã nở nụ cười thoải mái. Bức ảnh được chụp vào tháng 5/2016.

Ngày trước khi Kadek bị bệnh, cha cô đã giam cầm cô như thế. Cô nói: “Tôi rất tức giận khi ông ấy giam tôi trong căn phòng hơn một năm. Tôi đã nghĩ tại sao lại đối xử với tôi như thế. Đấy không phải là tôi, linh hồn ác quỷ đã chiếm lấy thân xác tôi. Tôi muốn được tự do nhưng chân tôi quá đau vì bị kìm hãm. Nhưng bây giờ tôi đã hiểu được, ông không còn cách nào khác vì nếu không ngăn lại, tôi sẽ làm phiền hàng xóm”. Bây giờ, Kadek đã được tiêm thuốc hàng tháng và tình hình của cô ấy dần ổn định.

Cokorda nói rằng: “Mọi người thường nghĩ rằng Bali đầy tiền cùng những nơi xa hoa, nhưng thực tế nó là như thế này đấy”.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/co-mot-dia-nguc-o-giua-thien-duong-du-lich-bali-noi-benh-nhan-tam-than-dang-bi-xieng-xich-boi-tuc-le-truyen-thong-man-ro-162211201200207486.htm

khu du lịch

Bệnh tâm thần


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.