Dịch Ebola: “Ngọn lửa từ địa ngục”

Nếu không kiểm soát nhanh, dịch Ebola đang hoành hành ở Tây Phi có thể kéo dài nhiều năm và lan sang thêm nhiều nước khác.

Nếu không kiểm soát nhanh, dịch Ebola đang hoành hành ở Tây Phi có thể kéo dài nhiều năm và lan sang thêm nhiều nước khác.

Đó là cảnh báo của bà Beth Bell, Giám đốc Trung tâm Quốc gia về bệnh truyền nhiễm thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), trong phiên điều trần của Thượng viện Mỹ hôm 16-9. Các nhà lập pháp tham dự cuộc điều trần đầu tiên về Ebola đều có chung nhận định rằng dịch bệnh chết người này đang diễn biến tệ hơn từng phút.

Nhân viên y tế đưa một phụ nữ nghi nhiễm virus Ebola tới xe cứu thương tại LiberiaẢnh: Reuters
Nhân viên y tế đưa một phụ nữ nghi nhiễm virus Ebola tới xe cứu thương tại LiberiaẢnh: Reuters

Theo lời bà Bell, 100 nhân viên của CDC đang làm việc ở Tây Phi trong khi hàng trăm thành viên khác của tổ chức tham gia trợ giúp chống chọi với Ebola từ Atlanta - Mỹ và “cách tốt nhất để bảo vệ Mỹ là chấm dứt sự bùng phát ở Tây Phi”. Trong khi đó, chuyên gia vật lý trị liệu Kent Brantly - một nạn nhân Ebola đã khỏi bệnh sau khi được đưa về Mỹ - cũng lên tiếng thỉnh cầu các thượng nghị sĩ gấp rút hành động. Gọi Ebola là “ngọn lửa từ địa ngục”, ông Brantly nhấn mạnh hành động nhanh là cách duy nhất để “bảo vệ thế giới không bị ngọn lửa đó biến thành tro tàn”.

“Kể từ thời điểm tôi mắc bệnh, mới chỉ 2 tháng trước mà tới nay, số người tử vong vì Ebola đã gấp 3 lần” - ông Brantly nói. Chuyên gia này viện dẫn ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy khoảng 5.000 ca mắc bệnh và gần một nửa bệnh nhân đã tử vong.

Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi toàn cầu hành động ngăn chặn Ebola và cảnh báo dịch bệnh chết người này đã trở thành mối đe dọa với an ninh quốc tế. Trong bài phát biểu tại trụ sở CDC ở Atlanta, ông Obama thông báo Washington sẽ đóng góp nhiều hơn trong cuộc chiến chống lại Ebola. Ông chủ Nhà Trắng nhấn mạnh: “Dịch bệnh Ebola đang vượt ra khỏi tầm kiểm soát, ngày càng tồi tệ hơn và lây lan nhanh hơn… Nếu dịch bệnh không được ngăn chặn ngay bây giờ, nó sẽ đe dọa hàng trăm ngàn người”.

Trong khi đó, Phó Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc phụ trách nhân đạo Valerie Amos kêu gọi khoản tiền ít nhất 987,8 triệu USD để chống dịch Ebola, cao gấp đôi ước tính một tháng trước đó. Phân nửa số tiền sẽ được sử dụng trực tiếp tại các điểm nóng của dịch bệnh là Liberia, Guinea và Sierra Leone. Đáp lại lời kêu gọi này, Ngoại trưởng Úc Julie Bishop hôm 17-9 tuyên bố Canberra sẽ cung cấp thêm 6,4 triệu USD để hỗ trợ đối phó dịch Ebola.

Theo Đỗ Quyên
Người Lao Động


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.