Dòng người ùn ùn giẫm đạp lên nhau để... đi mua nhà

Đoạn clip ghi lại cảnh dòng người ào ào như lũ quét, phá tan cửa chính, ập vào bên trong một không gian rộng lớn...

Đoạn clip ghi lại cảnh dòng người ào ào như lũ quét, phá tan cửa chính, ập vào bên trong một không gian rộng lớn khiến nhiều người nghĩ họ đang đi lấy đồ miễn phí. Nhưng không...

Kinh hoàng: Dòng người ùn ùn giẫm đạp lên nhau để... đi mua nhà

Đoạn clip nói trên ban đầu được đăng tải trên mạng xã hội Weibo và sau đó được truyền thông Trung Quốc sử dụng để đưa tin rộng rãi trước công chúng hôm 25/9.

Từ đoạn clip này có thể thấy ngay khi cửa còn chưa mở hẳn, một số người đã cố len lỏi để vào được bên trong, trong trạng thái hết sức vội vàng. Rồi liên tiếp sau đó, dòng người ào ào chen lấn, giẫm đạp lên nhau, thục mạng chạy vào trong.


Clip người dân lao vào sàn bất động sản để mua nhà đất.

Hành động "mạnh ai nấy thắng", mất kiểm soát của đám đông thậm chí đã khiến cánh cửa chính rơi xuống đất và khiến những nhân viên bảo vệ loay hoay, bế tắc, chẳng còn biết phải làm sao.

Một phụ nữ bị cánh cửa đè lên đầu và sau đó là hai chân bị mắc kẹt không thể rút ra. Thế nhưng chẳng mấy ai quan tâm đến việc đó, cứ thế chạy qua. Chỉ đến khi một số nhân viên chạy ra hỗ trợ, người này mới được "giải thoát".

Cảnh tượng kinh hoàng này khiến người xem clip ngay lập tức nghĩ đến khả năng dòng người kia đang đổ xô đi vơ vét hàng miễn phí hoặc hàng giảm giá, bởi điều này từng có không ít tiền lệ.

Thế nhưng không, trường hợp này lại hoàn toàn khác. Khu vực mà dòng người đang ùn ùn kéo vào kia thực ra là một sàn giao dịch bất động sản ở thành phố Hàng Châu và những người kia đang cố sống cố chết để vào… mua nhà đất.

Kinh hoàng: Dòng người ùn ùn giẫm đạp lên nhau để... đi mua nhà - Ảnh 2.

Một số người len lỏi vào trong khi cửa chưa mở hẳn.

Toàn bộ quá trình dòng người chen lấn, xô đẩy nhau diễn ra vỏn vẹn trong 1 phút.

Đoạn clip gây sốc trên được ghi lại trong bối cảnh Hàng Châu cũng như nhiều địa phương khác ở Trung Quốc đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nhà ở nghiêm trọng. Giá bất động sản đã tăng vọt thêm khoảng 1.500 USD trên mỗi m2.

Theo sắc lệnh mới của chính quyền thành phố Hàng Châu, những người không có hộ khẩu ở thành phố này và đã sở hữu ít nhất một ngôi nhà sẽ không được phép mua nhà đất tại đây.

Sau khi được Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc đăng tải trên facebook riêng, đoạn clip đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm theo dõi của dư luận.

Bằng chứng là chỉ 2 tiếng sau khi được đăng tải, đoạn clip đã có gần 40 nghìn lượt xem kèm theo nhiều biểu tượng cảm xúc và những lời bình luận khác nhau.

Kinh hoàng: Dòng người ùn ùn giẫm đạp lên nhau để... đi mua nhà - Ảnh 3.

Cửa chưa mở thì dòng người vẫn cứ lao vào. Kết quả là cánh cửa đã bị lật tung, rơi xuống đất, đè trúng một phụ nữ.

"Cảnh tượng này khiến ta nghĩ ngay đến siêu thứ 6 ở Mỹ - thời điểm người ta đổ xô đi mua hàng giảm giá rất sâu", một người có nickname CK Steven bình luận.

"Ôi chúa ơi, có phải hàng miễn phí đâu mà khổ thế kia", một người khác lên tiếng. Trong khi đó, cũng có người tặc lưỡi khen "người Trung Quốc thật lắm tiền".

Dù thế nào đi chăng nữa thì đoạn clip cũng đem lại cho công chúng những trạng thái cảm xúc khá… đa dạng vào một buổi sáng đầu tuần.

Không chỉ gây sốc về cách người Trung Quốc đi mua sắm, cách họ làm để đạt cho được mục đích cá nhân, đoạn clip cũng nói nên một thực trạng đau đầu ở quốc gia đông dân nhất thế giới – vấn đề nhà ở nơi đô thị đông người.

Có lẽ ở bất cứ thành phố lớn nào trên thế giới, nhà đất cũng đều đắt đỏ cả.

Nhưng với Trung Quốc – quốc gia có các thành phố luôn trong trạng thái mất cân bằng về vấn đề phân bố lao động thì lại khác.

Các thành phố ở đây luôn trong trạng thái quá tải trầm trọng vì người dân nông thôn từ khắp nơi đổ về học tập, làm việc mưu sinh, vấn đề nhà đất lại càng trở nên đau đầu, bế tắc.

Theo Trí Thức Trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.