- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Khi phụ nữ nắm quyền
Tại làng Neemkheda hay làng Soda ở Ấn Độ, quyền hành không dành cho đàn ông. Một bà chủ tịch hội đồng làng cùng các thành viên đều là nữ, lại thất học.
Tại làng Neemkheda hay làngSoda ở Ấn Độ, quyền hành không dành cho đàn ông. Một bà chủ tịch hội đồng làngcùng các thành viên đều là nữ, lại thất học. Một cô trưởng làng trẻ trung, hiệnđại. Họ đã làm được nhiều “chuyện động trời” cho người dân.
Trụ sở hội đồng làng Neemkheda ởbang Haryana, Ấn Độ nằm ở giữa làng với vườn rau, vịt và chó được thả rông trongvườn. Một hình ảnh thanh bình tiêu biểu cho cuộc sống nông thôn. Lạ là trêntường lại được trang trí bằng bốn khẩu súng, tám băng đạn và một bộ da nai.
Hội đồng làng mặc váy
Bà Ashubi Khan - 47 tuổi, chủtịch hội đồng làng - cùng chín thành viên đang lần lượt đến trụ sở. Họ siết taynhau, cười nói ồn ào như những cô gái. Ashubi cầm ngược tấm danh thiếp khi chúngtôi đưa cho bà để tự giới thiệu. Ngay cả viên cảnh sát chúng tôi gặp trên đườngcũng tỏ vẻ hoài nghi: “Một hội đồng làng toàn phụ nữ ư? Không thể có ở đây”.Bà Sakina, 60 tuổi, nhận ra sự bối rối của chúng tôi, cười nói: “Chúng tôiđều thất học cả. Chúng tôi ghi nhớ mọi công tác của hội đồng trong đầu, còn concái chúng tôi đọc và viết thay khi cần”.
Theo tu chính án 73 của hiến phápẤn Độ được biểu quyết năm 1992, mọi bang phải dành cho phụ nữ một phần ba số ghếtrong các hội đồng. Năm 2005, bà Ashubi, thành viên của gia đình đông nhất làng,được bầu làm chủ tịch hội đồng làng. Thế nhưng cuộc cách mạng thật sự trong xãhội truyền thống nông thôn này lại là ở những gì đã diễn ra trong ngày bầu cử.
Bà kể lại: “Người ta yêu cầutôi chọn các thành viên hội đồng, tôi bảo tôi chỉ có thể làm việc với phụ nữ màthôi”. Cánh đàn ông phản đối, nhưng Ashubi đã dùng ảnh hưởng của mình để cóđược sự ủng hộ cần thiết. Mỗi thôn đều đã bầu được một phụ nữ. Vì thế một hộiđồng làng toàn nữ được hình thành.
Ngoài chuyện thất học, bản thânhọ là nữ cũng được cánh đàn ông trong làng đưa ra làm đề tài đàm tiếu để chốnglại Ashubi. Bà Salma, 56 tuổi, nói: “Họ cười nhạo, cho rằng chúng tôi chỉgiỏi múa nhảy trong góc bếp nhà mình thôi. Họ còn nói các bà sao không ra đồng,đi kiếm nước, kiếm củi mà lại lò mò vào trụ sở này làm gì”.
|
Hội đồng làng với bà Ashubi Khan đứng giữa |
Mọi thành viên hội đồngđều trên 40 tuổi. Bà Mohammeddi, 54 tuổi, nói: “Khi trở thành thànhviên hội đồng, người ta học hỏi được nhiều điều. Trước đây tôi chẳng hềbiết các thành viên hội đồng phải can thiệp vào các việc lặt vặt nhưchuyện nước uống chẳng hạn”. Thành quả lớn nhất của các bà hội đồnglà dự án đưa nước từ kênh Ujina về làng. Con kênh này vốn nối New Delhivới bang Rajasthan.
Ở làng này quanh năm thiếu nướccho sinh hoạt và trồng trọt bởi chỉ biết trông nhờ vào nước mưa. Thế mà các bàhội đồng đã thuyết phục được cục thủy lợi mở các van nước. Họ hi vọng sớm thấynước sinh hoạt được đưa về làng. Đây cũng là một cuộc đổi đời cho bà Asini, 79tuổi, vì trong 50 năm qua bà đã chứng kiến biết bao lần phụ nữ của làng này cứhai lần mỗi ngày lầm lũi đi lấy nước ở một cái ao cách làng 2km. Các bà hội đồngcũng tỏ rõ họ được bầu ra không phải để làm kiểng mà có quyền thật sự khi đòiđược việc xây trường cho các trẻ gái.
Sau khi trường được khai giảng,số học sinh đã tăng từ 97 lên 800 em. Trong số các thành quả khác của hội đồngcòn có thể kể ra một trung tâm chăm sóc y tế ban đầu, một con đường tráng nhựa,các cửa hàng được nhà nước trợ giá bán các mặt hàng với giá rất thấp và việc xâydựng 72 nhà vệ sinh. Đó là chưa nói đến chương trình xóa nạn mù chữ cho ngườitrưởng thành. Đây cũng là một “chuyện động trời” như bà chủ tịch Ashubi hồ hởidự đoán: “Năm sau khi các bạn tới đây, chúng tôi sẽ đọc được tất cả những gìcác bạn viết về chúng tôi”.
Cô trưởng làng mặc quần jeans
Dọc con đường dài 60km từ Jaipur,thủ phủ bang Rajasthan (Ấn Độ) đến làng Soda với 5.000 dân, cây cối mọc thưathớt do đất đai cằn cỗi của vùng bán sa mạc. Phụ nữ cố kiếm chút nước từ cácgiếng bơm đặt xa trong các thôn. Họ mặc sari sặc sỡ, theo truyền thống bangRajasthan: váy dài và rộng, choàng thêm tấm vải mỏng che đầu và thả dài xuốngngười.
Chhavi Rajawat - 30 tuổi, trưởnglàng - lại là một phụ nữ trẻ trung, hiện đại. Cô mặc quần jeans, áo thun. Côkhông dùng khăn che đầu, mang kính mát và dùng kem chống nắng. Nhưng điều đó đãkhông ngăn cô được bầu làm trưởng làng vào tháng 2 vừa qua. Đúng là giờ đây côđã làm chính trị, một “cấm địa” từ lâu vẫn tồn tại nạn kỳ thị phụ nữ dù rằng kểtừ năm 1993, 33% ghế trong hội đồng làng được dành cho nữ giới.
Năm nay, Chhavi cạnh tranh chứctrưởng làng với vợ của một trưởng làng mới hết nhiệm kỳ. Chuyện này không tìnhcờ chút nào. Ông trưởng làng thôi chức lại đề cử vợ mình, để ông vẫn đứng lấp lóđằng sau tiếp tục lèo lái mọi công việc của làng từ hậu trường.
Chhavi nói: “Chính sách hạnngạch trong các hội đồng làng cho phép phụ nữ tự khẳng định mình và tự tin hơn”.Cô nói thêm: “Ở làng quê, phụ nữ làm quần quật suốt ngày, trong nhà, trêncánh đồng; họ đào giếng, làm việc gấp ba lần so với đàn ông, thế nhưng vẫn làngười phục tùng hoàn toàn”.
Chhavi với đôi mắt lớn, khuôn mặttrái xoan và nụ cười tươi trên môi trông như một diễn viên điện ảnh Bollywood.Sau khi tốt nghiệp đại học với bằng quản trị kinh doanh, cô từ bỏ công việc tiếpthị để cống hiến cho sự phát triển làng Soda của mình. Cô đưa ra nhiều dự án vàđể thực hiện các dự án ấy, cô đến gõ cửa các cơ quan chính quyền và các tổ chứcphi chính phủ chuyên về phát triển nông thôn.
Cô nói: “Ưu tiên của tôi lànước uống cho cả làng. Hiện nay nước ở làng chứa flour và clor, dân làng đã uốngnước nhiễm độc này. Vì lớp nước giếng rất sâu và lớp đất quá khô cứng nên cácống nước bơm chứa đầy đất và không thể sửa chữa được”. Cô cho biết cũng cầnthêm nước tưới tiêu cho ruộng đồng, vì tại Soda hầu hết nguồn thu nhập đến từnông nghiệp: ít rau nhưng nhiều cây thìa là và hạt mù tạt...
Cô cũng muốn phát triển giáo dục,mở các giờ học nông nghiệp ở trường và cả tin học nữa. Là người có học và sốngtự do, cô biết cần phải tranh đấu nhiều mới có thể đem lại được nhiều lợi íchcho người dân của làng mình.
Theo
-
Thế giới32 phút trướcSau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, Mar-a-Lago trở thành địa điểm yêu thích không chỉ của chính trị gia, người giàu đam mê tiệc tùng mà còn những kẻ cơ hội, tò mò. Phải tốn hàng nghìn USD để có được một chỗ ngồi trong bữa tối, nhưng không phải có tiền là mua được.
-
Thế giới1 giờ trướcThấy vợ chồng con gái không về ăn cơm, người cha vội vã chạy tới giếng kiểm tra thì chứng kiến cảnh tượng đáng sợ.
-
Thế giới1 giờ trướcAnh Chu nhờ mai mối để lấy người vợ hơn 7 tuổi, anh đã chuyển cho vợ 175 triệu đồng tiền thách cưới nhưng sau khi kết hôn mới biết vợ bị tâm thần và cắt bỏ tử cung.
-
Thế giới5 giờ trướcKết quả xét nghiệm ADN của cặp song sinh khiến người đàn ông sốc nặng.
-
Thế giới9 giờ trướcBà nội trợ ở Dubai chia sẻ cuộc sống sang chảnh và trở nên nổi tiếng khắp mạng xã hội. Mỗi tháng, cô khoe được chồng cho hơn 5,7 tỷ đồng tiền tiêu vặt.
-
Thế giới12 giờ trướcKhi hành khách nói cần chạy nhanh vì vừa giết người, tài xế taxi ở Trung Quốc cố giữ bình tĩnh tiếp tục chuyến đi và tìm cớ dừng xe để cảnh sát bắt giữ nghi phạm.
-
Thế giới1 ngày trướcMệt mỏi vì hôm trước phải tăng ca đến đêm, người đàn ông Trung Quốc ngủ gật tại bàn làm việc một tiếng vào buổi trưa nhưng bị công ty sa thải vì vi phạm quy định.
-
Thế giới1 ngày trướcChiếc xe tải chạy với tốc độ cao bất ngờ đâm trúng ô tô đang lùi trên đường khiến 10 người bị thương.
-
Thế giới1 ngày trướcMột bộ xương khủng long Apatosaurus dài 21m, nặng hơn 22 tấn, được đặt tên là Vulcan, gần đây đã trở thành hóa thạch khủng long lớn nhất từng được bán đấu giá khi nó được mua với giá khoảng 6,4 triệu đô la tại một cuộc đấu giá ở Pháp.
-
Thế giới1 ngày trướcChỉ vài giờ sau khi nhậm chức Tổng thống, ông Donald Trump sẽ triển khai một loạt chính sách như đã hứa trong chiến dịch tranh cử, gồm cả trục xuất quy mô lớn những người nhập cư trái phép.
-
Thế giới1 ngày trướcNgười phụ nữ cao nhất thế giới và người phụ nữ thấp nhất thế giới đã gặp nhau trong một buổi trà chiều tại London, Anh để kỷ niệm Ngày Kỷ lục Thế giới Guinness.
-
Thế giới1 ngày trướcĐoạn clip gây sốc đang khiến cư dân mạng vô cùng bức xúc vì hành vi phản giáo dục của giáo viên mầm non.
-
Thế giới1 ngày trướcNgười đàn ông vô tình đốt vợ trong lúc cãi nhau. Hậu quả, cặp vợ chồng và hai con trai của họ đều bị bỏng.
-
Thế giới1 ngày trướcTheo sách Kỷ lục Guinness, Ambati từng được công nhận là bác sĩ trẻ nhất thế giới. Hiện tại, ông là chuyên gia nhãn khoa hàng đầu đang làm việc tại Mỹ.