Ngày càng nhiều phụ nữ tử vong do làm việc quá sức tại Nhật Bản

Theo tờ Reuters (Nhật Bản), lượng bồi thường có liên quan tới tử vong vì làm việc quá sức, hay còn gọi là “karoshi”, một hiện tượng trước đây có liên quan tới áp lực tiền lương đang gia tăng trong số những người làm công trẻ và phụ nữ.

Theo tờ Reuters (Nhật Bản), lượng bồi thường có liên quan tới tử vong vì làm việc quá sức, hay còn gọi là “karoshi”, một hiện tượng trước đây có liên quan tới áp lực tiền lương đang gia tăng trong số những người làm công trẻ và phụ nữ.

Mới đây, Bộ Lao động Nhật thông báo con số đơn khiếu kiện đòi bồi thường từ gia đình những người lao động thiệt mạng hoặc tự sát vì làm việc quá nhiều tăng lên mức kỷ lục 1.456, tính đến tháng 3/2015.Các nạn nhân thiệt mạng chủ yếu làm việc trong các ngành dịch vụ y tế, an sinh xã hội, vận tải và xây dựng. Đây cũng là những ngành thiếu hụt lao động trầm trọng ở Nhật.

Hiroshi Kawashito, Tổng thư kí của Hiệp hội bảo vệ các nạn nhân của hiện tượng Karoshi cho biết con số thực tế phải gấp hơn 10 lần so với số vụ việc được chính phủ ghi nhận. “Chính phủ đã tổ chức nhiều hội nghị chuyên đề và truyền thông rộng rãi về vấn đề này, nhưng đó chỉ là tuyên truyền.”. “Vấn đề thực tế đó là giảm giờ làm việc, và chính phủ thì vẫn chưa thực hiện đủ”. Bộ lao động đã không hề phản hồi lại những nhận xét trên.
 

Người đi bộ qua ngã tư Shibuya tại Tokyo.

Kawahito, một luật sư đã giải quyết một vụ liên quan tới karoshi từ những năm 1980, cho biết có tới 95% các vụ án mà anh phụ trách là đàn ông trung niên làm công việc văn phòng, nhưng hiện tại có 20% là phụ nữ. Nhật Bản không có luật nào giới hạn về thời gian làm việc, nhưng bộ lao động đã nhận định có 2 dạng karoshi: tử vong vì suy tim do làm việc quá sức, và tự tử vì công việc quá áp lực.

Những trường hợp tử vong do suy tim có khả năng được coi là karoshi nếu nhân viên đó làm việc quá 100 giờ vào tháng trước, hoặc hơn 80 giờ vào 2 tháng liên tiếp.

Các vụ tự tử có thể cho là karoshi nếu nhân viên làm việc quá ít nhất 160 giờ trong một tháng hoặc quá 100 giờ trong 3 tháng liên tiếp. Tỷ lệ các vụ tự tử đã lên tới 45% trong vòng 4 năm qua trong độ tuổi từ 29 trở xuống, và 39% đối với phụ nữ theo số liệu thống kê của bộ Lao động.

2 tầng lớp lao động

Vấn đề này càng trở nên nghiêm trọng hơn khi lực lượng lao động ở Nhật Bản được chia ra làm 2 tầng lớp riêng biệt là nhân viên bình thường, và những lao động tạm thời, thường là phụ nữ và người trẻ. Năm 2015, số lao động tạm thời lên tới 38%, tăng từ 20% vào năm 1990, và 68% trong số đó là nữ.

Luật sư và các giảng viên cho rằng các nhân viên không có nguyên tắc sẽ tạo ra luật “trả giá”, quảng cáo các công việc toàn thời gian với giờ làm việc chính đáng, nhưng sau đó sẽ kí hợp đồng tạm thời với giờ làm việc dài hơn, đôi khi là qua đêm và cuối tuần mà không trả thêm lương.

Từ chối việc trả thêm lương do làm việc ngoài giờ là trái luật, và người ứng tuyển có thể từ chối việc làm đó, nhưng những phần tử tích cực nói rằng công ty nói với họ rằng sẽ kí hợp đồng bình thường sau 6 tháng.

Những người trẻ thường chấp nhận vì thiếu kinh nghiệm, còn phụ nữ lại cảm thấy rất khó khăn khi cố gắng quay trở lại thị trường lao động sau khi sinh con.

Emiko Teranishi, đứng đầu hiệp hội các gia đình phải đối mặt với Karoshi cho biết, cô đã nghe rất nhiều lời phàn nàn về phương sách thuê người, một số công ty cho rằng thuê mới thì lương của họ phải bao gồm 80 giờ làm thêm, và họ phải hoàn trả công ty nếu làm việc thiếu giờ. Teranishi, người có chồng đã tự tử vì làm việc quá sức nói: “Một số người còn không nhận đủ số lương ít nhất do hệ thống này”.

Sự lạm dụng này đã trở nên phổ biến trong 10 năm qua và các công ty đã bị truyền thông gán cho cái tên là “Công ty đen”. Hirokazu Ouchi, một giảng viên của đại học Chukyo, đã viết một cuốn sách vào năm ngoái về các công ty này khi ông nhận ra học sinh của mình đang bị đối xử trái luật khi đi làm thêm.

Ouchi cho rằng việc thuê người đã hình thành một kiểu điển hình. “Các công ty sẽ thuê người trong vòng 2 đến 3 năm, nhưng họ sẽ không chú ý đầu tư thời gian hay tiền bạc để phát triển nhân viên của mình.” Ouchi nói. Ông cũng cho biết thêm rằng bộ Lao động thiếu quyền lực để sửa chữa những lời phàn nàn này.

Một nhân viên thuộc Bộ lao động thừa nhận rằng bộ phận của anh ta thiếu người nhưng chính phủ không hề có động thái tuyển thêm nhân viên hàng năm. Anh ta từ chối cho biết tên vì không được quyền công khai với truyền thông.

Dân số lao động của Nhật Bản đã giảm xuống từ giữa những năm 1990 khiến cho các công ty phải cải thiện tình trạng làm việc để thu hút thêm nhân lực, nhưng Ouchi cho rằng điều đó đã không xảy ra vì họ hoàn toàn có thể bẻ cong luật. “Đây là một cách để các công ty giữ cho chi phí lao động thấp, nhưng cũng là một con đường dẫn tới sự tử vong vì làm việc quá sức,” ông nói.

 Theo Bích Hà / Trí Thức Trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.