Nghẹt thở cảnh giải cứu bé trai 1 tuổi nuốt phải đồng hồ đeo tay

Đoạn video dài 20 giây như một hồi chuông cảnh báo đến các bậc cha mẹ về tình trạng nuốt dị vật ở trẻ nhỏ.

Đoạn video dài 20 giây như một hồi chuông cảnh báo đến các bậc cha mẹ về tình trạng nuốt dị vật ở trẻ nhỏ.

Một bệnh viện ở Ả Rập Saudi gần đây đã tiếp nhận ca cấp cứu cực kì nguy hiểm. Bệnh nhân là em bé một tuổi đã nuốt phải chiếc đồng hồ đeo tay khi không có người lớn bên cạnh.

bé 1
Các bác sĩ đã rất nỗ lực và khẩn trương để lấy đồng hồ ra khỏi miệng bé.

Em bé này đã được bố mẹ đưa đến bệnh viện trong tình trạng khó thở bởi chiếc đồng hồ đã mắc kẹt trong cổ họng. Vào thời điểm được đưa đến bệnh viện, bé đã ở trong tình trạng cực kì nguy kịch và thậm chí, nước da đã chuyển sang màu xanh tái khi các bác sĩ tiến hành lấy dị vật ra khỏi miệng em.

Theo đoạn clip 20 giây được đăng tải, các bác sĩ đã phải sử dụng kéo phẫu thuật để cắt nhỏ chiếc đồng hồ mới có thể lấy ra khỏi miệng em bé. Dường như khá sốc với những gì đang xảy ra, đứa bé tuyệt đối im lặng trong quá trình cấp cứu và đã có thể ho ngay khi các bác sĩ lấy đồng hồ ra khỏi miệng. Tiếng khóc của bé ngay sau đó đã khiến các bác sĩ thở phào nhẹ nhõm bởi đó là dấu hiệu cho thấy phổi bé không bị tổn thương. Như một hồi chuông cảnh báo, đoạn clip chỉ sau 4 ngày đăng tải đã đạt hơn 12 ngàn lượt xem.

bé 2
Các bác sĩ phải cắt nhỏ đồng hồ mới có thể lấy nó ra khỏi miệng bé.

em bé
Sau đó, bé đã có thể khóc - dấu hiệu cho thấy phổi bé không bị tổn thương. 

Trẻ nhỏ vốn tò mò, thích khám phá thế giới xung quanh bằng mọi giác quan, đặc biệt là dùng miệng. Theo các báo cáo, hàng năm có rất nhiều trường hợp trẻ duới 6 tuổi đã phải nhập viện cấp cứu vì bị hóc dị vật mà nếu không được phát hiện sớm sẽ dẫn đến nhiều tình huống thương tâm. Vì thế, các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú ý để những vật dụng sắc nhọn, đồ chơi có những chi tiết nhỏ, pin, đồng xu, kim may... ra khỏi tầm tay của trẻ. Và đặc biệt, bố mẹ cần nắm rõ những dấu hiệu và cách xử lí khi có sự cố xảy ra. 

 Theo Newben / Trí Thức Trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.