Người TQ đang phải trả giá cho sự lệ thuộc vào sữa công thức

Người Trung Quốc đổ xô đến Hong Kong và nhiều nước khác để vơ vét sữa công thức đã làm xấu thêm hình ảnh về những con người ở quốc gia đông dân nhất thế giới. Nguyên nhân vì đâu?

Người Trung Quốc đổ xô đến Hong Kong và nhiều nước khác để vơ vét sữa công thức đã làm xấu thêm hình ảnh về những con người ở quốc gia đông dân nhất thế giới. Nguyên nhân vì đâu?
Người TQ đang phải trả giá cho sự lệ thuộc vào sữa công thức

Nghiên cứu cho thấy trẻ được nuôi bằng sữa mẹ sẽ thông minh, khỏe mạnh và có tuổi thọ cao hơn trẻ dùng sữa ngoài. Nếu tất cả trẻ em đều uống sữa mẹ thì trên thế giới, số trẻ tử vong sẽ giảm 800 nghìn bé/năm và tiết kiệm được 300 tỉ USD.

Tuy nhiên ở Trung Quốc, chỉ có 16% trẻ nhỏ được nuôi bằng sữa mẹ, ở Hồng Kông thì con số chỉ là 2%.

Theo một nghiên cứu gần đây được công bố trên tờ báo The Lancet, Trung Quốc tiêu thụ 40% thị trường sữa công thức trên toàn thế giới, chi phí ước tính vào năm 2014 là 17,78 tỉ USD.

Đến năm 2019, nhu cầu của họ sẽ tăng gấp đôi và số lượng sữa Trung Quốc tiêu thụ sẽ chiếm hơn một nửa doanh số bán ra trên toàn cầu, chi phí cho mặt hàng này rơi vào khoảng 70,6 tỉ USD.

Cũng theo các tính toán trong nghiên cứu trên, nếu số trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tăng lên 90% thì Trung Quốc sẽ giảm được ít nhất 223,6 triệu USD/năm cho việc chữa bệnh ở trẻ như viêm phổi, tiêu chảy hay hen suyễn.


Sữa mẹ mang lại rất nhiều lợi ích nhưng đã và đang bị ngày càng nhiều phụ nữ Trung Quốc bỏ phí.

Sữa mẹ mang lại rất nhiều lợi ích nhưng đã và đang bị ngày càng nhiều phụ nữ Trung Quốc bỏ phí.

Và nếu tất cả trẻ em trên thế giới đều được nuôi bằng sữa mẹ thì số trẻ tử vong sẽ giảm 823 nghìn ca và số phụ nữ chết vì ung thư vú cũng sẽ giảm 20 nghìn ca hàng năm.

Điều này sẽ giúp tiết kiệm 300 tỉ USD - số tiền mà thế giới đang tiêu tốn vì bệnh tật và những khiếm khuyết của trẻ dùng sữa công thức.

“Nhiều người có quan niệm sai lầm rằng sữa mẹ có thể được thay thế bằng thực phẩm nhân tạo mà không để lại hậu quả gì về sau”, tác giả của bài nghiên cứu, giáo sư Cesar Victora cho biết.

“Bằng chứng khoa học của các bài nghiên cứu từ trước đến nay chỉ ra rằng việc không nuôi con bằng sữa mẹ, lâu dài sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực lên sức khỏe và sự phát triển của trẻ và thậm chí là lên sức khỏe của những bà mẹ”.

Theo số liệu của Ủy ban Y tế & Kế hoạch hóa gia đình Trung Quốc, năm 2014, chỉ gần 16% phụ nữ Trung Quốc sống ở thành phố cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Trong khi đó ở vùng nông thôn, tỉ lệ cao hơn, khoảng 30%.

Tuy nhiên ở cả 2 nơi, lượng phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ đều đang giảm dần. Trong khi đó, ở Hồng Kông con số không khỏi khiến người ta giật mình khi chỉ vỏn vẹn 2,3%.


Sữa bột đang trở thành sản phẩm thiết yếu của trẻ sơ sinh Trung Quốc.

Sữa bột đang trở thành sản phẩm thiết yếu của trẻ sơ sinh Trung Quốc.

Vào tháng 4/2015, Bắc Kinh đã ra công bố về việc cân nhắc cấm quảng cáo đối với cho sữa công thức với hy vọng sẽ giảm thiểu được việc ngày càng nhiều gia đình lựa chọn sản phẩm này thay thế sữa mẹ.

Theo tác giả của bản báo cáo được công bố trên tạp chí Lance, tiến sĩ Nigel Rollins của WHO cho rằng: “Lợi nhuận hàng tỉ đô mà thị trường sữa công thức đem lại và hoạt động marketing rầm rộ của nó khiến tầm quan trọng và lợi ích của sữa mẹ bị xem nhẹ”.

Theo Thế giới trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.