Bức ảnh "Nụ hôn ở Quảng trường Thời đại" tuyệt đẹp nhưng câu chuyện gây tranh cãi và người phụ nữ phía sau mới thật sự là người tình của nam chính

"Nụ hôn ở Quảng trường Thời đại" là bức ảnh huyền thoại của Ngày chiến thắng nhưng nó lại chứa đựng câu chuyện không mấy đẹp đẽ.

Vào năm 1945, một bức ảnh người thủy thủ ôm hôn một nữ y tá ngay trên đường để ăn mừng chiến tranh kết thúc được gọi là "Nụ hôn ở Quảng trường Thời đại" đã đi vào huyền thoại. Nó trở thành một bức ảnh của lịch sử và thậm chí là biểu tượng của niềm vui trong Ngày Chiến thắng (V-J Day, 9/5). Thế nhưng, bức ảnh "Nụ hôn ở Quảng trường Thời đại" kia lại chứa đựng một sự thật không mấy đẹp đẽ.

Được biết, thủ thủy trong ảnh là George Mendonsa đang ôm hôn nữ y tá tên Greta Zimmer. Đó là 2 nhân vật chính của bức ảnh và có vẻ như không ai để ý đến người phụ nữ đứng phía sau, đó là Rita Petry, cũng là người vợ tương lai của chàng thủy thủ kia.

Bức ảnh Nụ hôn ở Quảng trường Thời đại tuyệt đẹp nhưng câu chuyện gây tranh cãi và người phụ nữ phía sau mới thật sự là người tình của nam chính-1

Sau khi bức ảnh trở nên nổi tiếng và sự thật về nó được phơi bày, nhiều ký giả đã tìm đến Rita để phỏng vấn về cảm xúc của cô. Người phụ nữ này luôn khẳng định bản thân không quan tâm đến bức ảnh nhưng thừa nhận George chưa bao giờ hôn cô theo cách như vậy.

Năm 1945, George khi đó mới 22 tuổi và là quân trưởng của Hải quân, đang trong kì nghỉ phép. Trong quá khứ, ông nghỉ học vào năm 16 tuổi và đi làm cùng với bố làm nghề đánh bắt cá ở đảo Rhode trước khi gia nhập quân đội sau trận chiến Trân Châu Cảng.

Lúc này, George đang qua lại với Rita, cô gái xinh đẹp mà anh đã gặp cách đó vài tuần. Cô là người quen của anh rể George và sống cùng với bố mẹ ở Queens, New York, Mỹ.

"Cô ấy rất xinh đẹp. Tôi nghĩ tôi đã yêu cô ấy từ cái nhìn đầu tiên" - George nói về Rita.

Bức ảnh Nụ hôn ở Quảng trường Thời đại tuyệt đẹp nhưng câu chuyện gây tranh cãi và người phụ nữ phía sau mới thật sự là người tình của nam chính-2

Ông George và vợ là bà Rita.

Sáng ngày 14/8/1945, cặp đôi cùng đi tàu đến Middletown, đảo Rhode. George khi đó vẫn đang mặc trên người bộ quân phục cùng với huy hiệu trên vai. Họ đi đến nhà hát Radio City Music Hall vào lúc hơn 1 giờ trưa để thưởng thức vở diễn A Bell for Adano nhưng và cả hai không hề có cơ hội coi đến cuối buổi diễn.

Khi đó, tiếng ồn từ bên ngoài vọng vào nhà hát. Nơi đây được mở sáng đèn và buổi trình diễn kết thúc bởi thông báo: "Chiến tranh đã kết thúc, quân Nhật đã đầu hàng".

George và Rita vội chạy ra ngoài đến một quán bar tên là Childs Bar cách đó vài dãy nhà để cùng thưởng thức một vài ly rượu ăn mừng chiến thắng. Cặp đôi đi băng qua Đại lộ số 7 tại Phố 44 để hướng đến Quảng trường Thời đại. Trên đường đi, George bắt gặp một cô gái trong trang phục y tá và ngờ ngợ nhớ rằng có vẻ như đã gặp người này ở đâu đó. Lúc này, George với một chút men say trong người đã chạy đến ôm eo nữ y tá kia trước khi trao cho cô nụ hôn bất ngờ. Thời điểm đó, mọi thứ như lắng đọng, nụ hôn ăn mừng chiến thắng đã tạo nên một khung cảnh tuyệt vời và khiến Rita lúc đó đang đứng phía sau người yêu cũng phải ngỡ ngàng, há hốc miệng.

"Mọi người trên đường khi đó cũng có cảm giác vui tươi như tôi. Đó là một ngày hạnh phúc và tôi cứ đứng đó cười toe toét như một con ngốc. Nụ hôn ấy không hề làm tôi phiền lòng bởi thời điểm đó chúng tôi còn chưa đính hôn" - Rita nói.

Về phía nữ chính trong bức ảnh, đó là cô gái Greta Zimmer, 21 tuổi. Thực tế, cô không hẳn là y tá mà chỉ là một trợ lý phòng khám nha khoa đến từ Queens. Thời điểm đó, Greta nghe thấy một vài tin tức về việc chiến tranh kết thúc nên định đi từ nơi làm việc ở đại lộ Lexington đến Quảng trường Thời đại. Sau này, George cho biết anh đã say và không hề nhớ gì về nụ hôn kia nhưng đối với Greta, cô không bao giờ quên trải nghiệm ấy.

Bức ảnh Nụ hôn ở Quảng trường Thời đại tuyệt đẹp nhưng câu chuyện gây tranh cãi và người phụ nữ phía sau mới thật sự là người tình của nam chính-3

Chân dung bà Greta, nữ chính của bức ảnh "Nụ hôn ở Quảng trường Thời đại".

Được biết, Greta sinh ra và lớn lên ở Austria. Năm 1939, bố mẹ của Greta yêu cầu con gái cùng với 2 em của mình bay sang Mỹ. Họ là những người tị nạn cuối cùng được đến với xứ sở cờ hoa. Cho đến ngày diễn ra nụ hôn kia, Greta cũng không hề biết bố mẹ mình đang ở đâu và họ có còn sống hay không.

Greta không nhớ cô đã đứng trên đường trong bao lâu, một vài phút, trước khi bị ai đó ôm eo và đặt nụ hôn lên môi cô.

"Đó là một người đàn ông mạnh mẽ. Tôi không hôn anh ta. Anh ta mới là người hôn tôi" - Greta kể lại.

Rồi sau đó, George cũng buông Greta và loạng choạng đi đến ga tàu điện ngầm với Rita theo phía sau. Greta thì trở lại văn phòng của mình. George và Rita chưa từng nói đến nụ hôn kia và Greta cũng không kể cho ai nghe về câu chuyện này.

Theo Lawrence Verria, đồng tác giả của cuốn "The Kissing Sailor", có quan điểm khác về bức ảnh tưởng chừng tuyệt đẹp kia: "Tất nhiên là trong thời hiện đại, hành vi ấy không được ủng hộ. Thế nhưng, thời điểm năm 1945, khi chiến tranh đã kết thúc, thì nó có thể không phải là một ý kiến tồi". Chính vì chi tiết George bất ngờ cưỡng hôn Greta, không ít người đã chỉ trích hành động đó là quấy rối tình dục dù sau đó, bức ảnh trở thành biểu tượng của Ngày Chiến thắng.

Tất cả bọn họ đều không biết được mình đã lọt vào ống kính máy chụp hình của nhiếp ảnh gia Eisenstaedt trước khi bức ảnh này được chia sẻ trên tạp chí Life. Điều này dẫn đến hàng chục năm sau đó, có rất nhiều người đàn ông và phụ nữ đã tự nhận mình là 1 trong 2 nhân vật chính kia.

Tạp chí Life đăng tải bức ảnh "Nụ hôn ở Quảng trường Thời đại" ở trang 27 trong quyển tạp chí. Mọi chuyện sẽ không có gì đáng nói nếu như nhiều năm sau đó, một số biên tập viên đã phát hiện ra sự thật về nữ y tá trong bức ảnh và nhờ đó mà nó thu hút sự quan tâm của nhiều người.

George nhìn thấy bức ảnh lần đầu tiên vào năm 1980, ông đã nói rằng: "Cảm giác giống như đang nhìn vào gương vậy". Điều ông bỏ qua chính là người yêu của mình, đang đứng phía sau với gương mặt "vô tình" hớn hở.

"Rita nhìn bức ảnh và nói: 'Em nghĩ đó là em'. Thế nhưng, George lại nói: 'Rita, không phải đâu, người đó không thể nào là em được'. Thế rồi, ông ấy cười, Rita là một người dễ chịu, bà ấy chấp nhận để ông ấy chiếm hết spotlight" - bà Lawrence nói.

Bức ảnh Nụ hôn ở Quảng trường Thời đại tuyệt đẹp nhưng câu chuyện gây tranh cãi và người phụ nữ phía sau mới thật sự là người tình của nam chính-4

Sau này, khi đã có chồng và sinh con, bà Greta nhìn lại bức ảnh và có cảm xúc tương tự với ông George. Bà biết người phụ nữ còn lại trong ảnh chính là Rita. Năm 2016, bà Greta đã qua đời ở tuổi 92 tại thành phố Richmond, bang Virginia, Mỹ vì vấn đề tuổi cao, sức yếu. 

Trong khi đó, George và Rita kết hôn, chung sống với nhau khoảng 7 thập kỷ tại đảo Rhode. Họ treo bức ảnh nổi tiếng kia ở trên tường phía cầu thang. George cho biết chính vợ ông, bà Rita, đã đồng ý cho treo bức ảnh kia và họ chưa bao giờ nói về nó một cách nghiêm túc. Tháng 2/2019, ông George qua đời ở tuổi 95 tại trung tâm chăm sóc sức khỏe ở Middletown.

Bức ảnh Nụ hôn ở Quảng trường Thời đại tuyệt đẹp nhưng câu chuyện gây tranh cãi và người phụ nữ phía sau mới thật sự là người tình của nam chính-5

Theo ITCVietNam

Xem link gốc Ẩn link gốc http://ictvietnam.vn/buc-anh-nu-hon-o-quang-truong-thoi-dai-tuyet-dep-nhung-cau-chuyen-gay-tranh-cai-va-nguoi-phu-nu-phia-sau-moi-that-su-la-nguoi-tinh-cua-nam-chinh-2220209523178794.htm

nụ hôn


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.