Nước ngập mới qua cổ chân, quan vẫn được “kiệu” khiến dân mạng phẫn nộ

Quan chức địa phương đi thăm vùng lũ chẳng có gì lạ nhưng nếu được khiêng khi mực nước ngập mới tới cổ chân thì chắc chắn sẽ bị “ném đá”.

Quan chức địa phương đi thăm vùng lũ chẳng có gì lạ nhưng nếu được khiêng khi mực nước ngập mới tới cổ chân thì chắc chắn sẽ bị “ném đá”.

Nước ngập mới qua cổ chân, quan vẫn được “kiệu”
Tấm ảnh gây bão trên Twitter tại Ấn Độ. Ảnh: Twitter

Cuối tuần trước, dân tình Ấn Độ xôn xao trước tấm hình chụp ông Shivraj Singh Chouhan, bộ trưởng bang miền Trung Madhya Pradesh, được các quan chức cảnh sát khiêng qua khu vực nước ngập trên… mắt cá chân một chút.

Trên mạng Twitter ngập tràn sự giận dữ, mỉa mai và ảnh chế về vụ việc, nhất là khi Madhya Pradesh đang chịu thiệt hại nặng nhất về người trong đợt lũ này. Hơn 30 người đã thiệt mạng vì nước lũ tại nhiều vùng của Ấn Độ, trong đó riêng bang Madhya Pradesh là 17 người.

Văn phòng của ông Chouhan chữa thẹn cho sếp bằng cách nói với tờ Hindustan Times rằng các quan chức cảnh sát ra tay nghĩa hiệp sau khi ông bộ trưởng “bị va chân vào vật cứng trong bùn và đi lại khó khăn”.

Có điều, càng giải thích thì dân mạng càng nghĩ ra trò chọc phá. Nhiều tài khoản Twitter đùa rằng bức hình chụp ông Chouhan đã định nghĩa lại từ “quan sát từ trên không”.

Lúc này, ngoài hơn 30 người thiệt mạng, còn có ít nhất 15.000 người phải bỏ nhà cửa ở bang miền Đông Bihar sau khi mực nước trên hơn 6 con sông đang dâng đến mức nguy hiểm.

Lũ lụt thường xảy ra ở Ấn Độ vào mùa mưa, thường từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm. Tuy nhiên, lượng mưa năm nay quá nhiều đã làm sông Hằng và nhiều sông nhánh dâng đến mức nguy hiểm ở 20 quận tại các bang Madhya Pradesh, Bihar và Uttar Pradesh.

Nước ngập mới qua cổ chân, quan vẫn được “kiệu” - Ảnh 1.

Một con ngựa chôn chân giữa nước lũ bên ngoài một ngôi nhà ở Uttar Pradesh. Ảnh: AP

Nước ngập mới qua cổ chân, quan vẫn được “kiệu” - Ảnh 2.

Nhân viên cứu hộ đưa người dân đến nơi an toàn ở Allahabad. Ảnh: AP

Nước ngập mới qua cổ chân, quan vẫn được “kiệu” - Ảnh 3.

Nước sông Hằng dâng qua mức nguy hiểm ở Uttar Pradesh. Ảnh: AP

theo Người lao động



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.