- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Oslo, thành phố bị chia rẽ vì người nhập cư
Na Uy gần đây đã xiết chặt luật nhập cư vốn rất tự do và dễ dãi, một phần do cuộc tranh luận trong xã hội về đồng hóa và đa văn hóa. Cho dù Na Uy có nguồn lợi từ dầu mỏ rất lớn và tỷ lệ thất nghiệp rất thấp, người ta bắt đầu lo ngại vì số dân Hồi giáo đến nước này ngày càng tăng, đặc biệt là sau sự kiện 119 và sau vụ báo Đan Mạch đăng biếm họa nhà tiên tri của đạo Hồi năm 2005
Đây là nơi thanhbình nhất trong các thủ đô ở châu Âu, nhưng đây cũng là thành phố có sự chia rẽrõ rệt. Tại Oslo, phía tây là nơi của người da trắng, giàu có hơn; còn phía đônglà nơi tập trung người nghèo, nhập cư, chủ yếu là Hồi giáo.
Na Uy gần đây đãxiết chặt luật nhập cư vốn rất tự do và dễ dãi, một phần do cuộc tranh luậntrong xã hội về đồng hóa và đa văn hóa. Cho dù Na Uy có nguồn lợi từ dầu mỏ rấtlớn và tỷ lệ thất nghiệp rất thấp, người ta bắt đầu lo ngại vì số dân Hồi giáođến nước này ngày càng tăng, đặc biệt là sau sự kiện 11/9 và sau vụ báo Đan Mạchđăng biếm họa nhà tiên tri của đạo Hồi năm 2005. Các biếm họa đó cũng xuất hiệntrên báo chí Na Uy.
Số người Hồi giáongày càng tăng, và đạo Hồi nay trở thành đạo giáo lớn thứ nhì ở Na Uy. Ảnh hưởngcủa sự gia tăng về tín ngưỡng cũng như dân số Hồi giáo có thể được nhìn thấy rấtrõ rệt trong một đất nước Na Uy vốn đơn nhất về chủng tộc, tự do và theo chủnghĩa quân bình. Điều đó khiến cho đảng Tiến bộ - một đảng có tư tưởng bài nhậpcư - có cơ hội trở thành đảng lớn thứ hai trong quốc hội. Điều này cũng được cholà một trong những nguyên nhân dẫn đến vụ thảm sát kinh hoàng diễn ra ở phầnphía tây giàu có của Oslo vừa rồi. Thủ phạm Anders BehringBreivik nói rằng y buộc phải hành động như vậy bởi các chính trị gia - kểcả chính trị gia đảng Tiến bộ - đã thất bại trong việc ngăn chặn làn sóng Hồigiáo.
Nhìn từ nhiều gócđộ, lập luận trên có thể là thổi phồng. Na Uy, dân số 4,9 triệu người, có khoảng550 nghìn người nhập cư, tức là 11% dân số và có tới 42% số người nhập cư đã cóquốc tịch Na Uy. Một nửa số người nhập cư là người châu Âu da trắng, chủ yếuxuất thân từ Thụy Điển hoặc Ba Lan đến Na Uy làm việc để kiếm đồng lương kháhơn.
Nhưng nếu chỉ tínhtrong giai đoạn 1995-2010, số người nhập cư vào Na Uy đã tăng ba lần. Người Hồigiáo ở đây, cũng như ở những nơi khác tại châu Âu, thường có gia đình lớn hơngia đình người bản địa.
Thông qua cácphương tiện kinh tế giản đơn, qua mong muốn được sống gần những người Hồi giáokhác, hoặc qua những kẽ hở trong hệ thống an sinh xã hội và chính sách, nhiềuđặc khu của người Hồi đã mọc lên rồi ăn vào ngôn ngữ, văn hóa và xã hội Na Uy.
Một ngôi đền Hồi giáo mọc lên ở phía đông Oslo, nơi người nhập cư đông hơn người bản địa. Ảnh: NYT. |
TạiFuruset, một khu ở cực phía đông Oslo, nơi có điểm cuối của các tuyến xeđiện ngầm, số người nhập cư nhiều hơn cả người Na Uy, và người Na Uy bảnđịa đang muốn rời đi. Một đền thờ mới toanh mọc lên bên cạnh một nhàcộng đồng trên sườn đồi phía trên nhà ga điện ngầm, ngọn đồi được baophủ bởi những công viên và ghế dài. Trong công viên trên đồi có một bứctượng của Trygve Lie, cựu ngoại trưởng Na Uy từng phải lưu vong trongThế chiến II và sau đó trở thành tổng thư ký đầu tiên của LHQ. Ông làbiểu tượng của tinh thần phản kháng của người Na Uy, cũng như tráchnhiệm với cộng đồng quốc tế.
"Khi tôi đến đâynăm 1976, đây là khu mới và chỉ có người Na Uy sinh sống", Lisbeth Norloff, mộtgiáo viên người bản địa nói. "Giờ đây họ chỉ còn rất ít và đang bỏ đi". Bà chobiết bà rất mừng vì các con bà đã lớn và chuyển đi nơi khác sinh sống, vì thế bà"không còn phải lo lắng".
Trong lớp học ởFuruset, Lisbeth chỉ còn có hai học sinh người Na Uy trong tổng số 40 học sinh,và bà nói đã phải hạ chuẩn kiến thức dạy bởi có quá nhiều học sinh không nóitiếng Na Uy ở nhà. "Tôi nghĩ cả đôi bên đều bất lợi", bà giáo nói.
"Hiện nay ở Oslocó rất nhiều trường mà trong đó học sinh không xuất thân từ các gia đình nóitiếng Na Uy", Harald Stanghelle, biên tập viên chính trị của tờ báo Astenposten,nói. "Đó là môt hiện tượng mới ở Na Uy, và nó đang gây tranh cãi".
Nói chung, cuộctranh luận xoay quanh chủ đề làm thế nào để hòa nhập những người nhập cư vào mộtđất nước nhỏ bé có ngôn ngữ tương đối khó, nếu những người nhập cư đó thậm chíkhông nói được ngôn ngữ chính thức ở các trường học công.
Chủ đề tranh luậnnày cũng từng diễn ra khắp châu Âu. Ở Na Uy, một đất nước nhỏ, ổn định và hầunhư không có thất nghiệp, chủ đề tranh luận chính không phải là sự cạnh tranhviệc làm. Ngoài ra, Na Uy - với các nguyên tắc xã hội của mình - còn có xu hướngnhận các nạn nhân chiến tranh và giúp đỡ họ như người tị nạn - cho dù họ làngười Việt Nam cách đây nhiều chục năm hay Somalia và Etria ngày nay.
Những người tị nạnnày thường không được đào tạo quy củ và từng phải trải qua những hoàn cảnh khókhăn, nên được cho là khó hòa đồng, mà thường phải đến thế hệ thứ hai, ba mới cóthể đồng hóa. Theo ông Stanghelle, người Việt Nam chẳng hạn, ban đầu họ thườngcó rắc rối, nhưng con và cháu họ đã học rất giỏi ở trường và sau đó hòa nhập tốtvào cuộc sống ở Na Uy.
Một thành viênđảng Tiến bộ Na Uy cho biết hiện nay ngày càng có sự đồng thuận của người nướcnày, ủng hộ các chính sách thắt chặt hơn về nhập cư. "Các chính sách nhập cư củachúng tôi đã cực kỳ ngây thơ, cá chính sách về hòa nhập cũng vậy, nhưng giờ đâytất cả các chính đảng đang nhận ra điều đó", ông nói.
Trước đây, bất kỳlời chỉ trích đối với chuyện nhập cư hay tị nạn nào đều bị quy là phân biệtchủng tộc, "nhưng giờ tình hình đã khác", đảng viên Tiến bộ giấu tên nói. "Cứmỗi bốn năm chúng tôi lại có cuộc tranh luận thực sự về nhập cư, hòa nhập và bầucử. Chúng tôi là một đất nước đồng tâm, đây là Na Uy, và chúng tôi có chung quanđiểm".
Arne Strand,cựubiên tập viên chính trị của tờ Dagsavisen, cho rằng Breivik hành động một mình,và bản tuyên ngôn của y không đại diện cho suy nghĩ của đa số người Na Uy, nhưngvụ thảm sát đó sẽ có ảnh hưởng tới chính trị. "Vụ tấn công đó sẽ khiến cuộctranh luận về nhập cư nóng trở lại, trong khi chúng tôi sắp có bầu cử cấp địaphương".
Cuộc tranh luận đócũng diễn ra giữa những người nhập cư như ở Furuset, họ lo rằng con cái họ sẽkhó có cuộc sống tốt hơn.
Yemane Mesghina,39 tuổi, dân nhập cư từ Etria tới Na Uy cách đây 9 năm, lòng chan chứa hàm ơn vìđất nước Bắc Âu này đã giang tay chào đón anh nồng ấm. Mesghina làm công nhân vệsinh, sống ở Furruset với con trai và bạn gái, vì "ở đây rẻ". Liệu anh ta có cảmthấy như ở nhà khi ở Na Uy. Mesghina cười lớn. "Khác chứ, về văn hóa và ngônngữ", anh ta nói. Khu phố này đông người Pakistan, họ đến đây làm công nhân từnhững năm 1970-80, khi Na Uy cần lao động.
Có tới 90% dân sốtrong khu chung cư nơi Mesghani ở là người Pakistan, và nơi đây cũng mang taitiếng là ổ tội phạm người Pakistan, có biệt danh Gang B.
Mesghina nói rằngcộng đồng Hồi giáo cũng có mặt tốt của họ - "ở đây không có rượu". Nhưng ngườiđàn ông này lo cho con anh ta - làm sao nó có thể hòa nhập vào xã hội Na Uy nếuquanh nó chẳng có mấy ai là người Na Uy?
"Tôi lo rằng contrai tôi sẽ không thể học được tiếng Na Uy thực sự", Mesghina nói. "Đùa cũngkhông biết đùa".
Nhưng cũng nhưnhiều người nhập cư khác, Mesghani không lo lắm về ảnh hưởng của vụ thảm sát màBreivik thực hiện. "Điều quan trọng nhất là đa số nghĩ gì", anh ta nói. "Mà đasố mọi người ở đây tốt với chúng tôi".
Theo VNE
-
Thế giới3 giờ trướcTrong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ vô cùng sửng sốt khi lấy từ dạ dày nam thanh niên chìa khóa, bấm móng tay và thậm chí cả con dao. Thanh niên này được cho là đang ở độ tuổi đầu 20.
-
Thế giới14 giờ trướcSau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, Mar-a-Lago trở thành địa điểm yêu thích không chỉ của chính trị gia, người giàu đam mê tiệc tùng mà còn những kẻ cơ hội, tò mò. Phải tốn hàng nghìn USD để có được một chỗ ngồi trong bữa tối, nhưng không phải có tiền là mua được.
-
Thế giới15 giờ trướcThấy vợ chồng con gái không về ăn cơm, người cha vội vã chạy tới giếng kiểm tra thì chứng kiến cảnh tượng đáng sợ.
-
Thế giới15 giờ trướcAnh Chu nhờ mai mối để lấy người vợ hơn 7 tuổi, anh đã chuyển cho vợ 175 triệu đồng tiền thách cưới nhưng sau khi kết hôn mới biết vợ bị tâm thần và cắt bỏ tử cung.
-
Thế giới19 giờ trướcKết quả xét nghiệm ADN của cặp song sinh khiến người đàn ông sốc nặng.
-
Thế giới23 giờ trướcBà nội trợ ở Dubai chia sẻ cuộc sống sang chảnh và trở nên nổi tiếng khắp mạng xã hội. Mỗi tháng, cô khoe được chồng cho hơn 5,7 tỷ đồng tiền tiêu vặt.
-
Thế giới1 ngày trướcKhi hành khách nói cần chạy nhanh vì vừa giết người, tài xế taxi ở Trung Quốc cố giữ bình tĩnh tiếp tục chuyến đi và tìm cớ dừng xe để cảnh sát bắt giữ nghi phạm.
-
Thế giới1 ngày trướcMệt mỏi vì hôm trước phải tăng ca đến đêm, người đàn ông Trung Quốc ngủ gật tại bàn làm việc một tiếng vào buổi trưa nhưng bị công ty sa thải vì vi phạm quy định.
-
Thế giới1 ngày trướcChiếc xe tải chạy với tốc độ cao bất ngờ đâm trúng ô tô đang lùi trên đường khiến 10 người bị thương.
-
Thế giới1 ngày trướcMột bộ xương khủng long Apatosaurus dài 21m, nặng hơn 22 tấn, được đặt tên là Vulcan, gần đây đã trở thành hóa thạch khủng long lớn nhất từng được bán đấu giá khi nó được mua với giá khoảng 6,4 triệu đô la tại một cuộc đấu giá ở Pháp.
-
Thế giới1 ngày trướcChỉ vài giờ sau khi nhậm chức Tổng thống, ông Donald Trump sẽ triển khai một loạt chính sách như đã hứa trong chiến dịch tranh cử, gồm cả trục xuất quy mô lớn những người nhập cư trái phép.
-
Thế giới1 ngày trướcNgười phụ nữ cao nhất thế giới và người phụ nữ thấp nhất thế giới đã gặp nhau trong một buổi trà chiều tại London, Anh để kỷ niệm Ngày Kỷ lục Thế giới Guinness.
-
Thế giới1 ngày trướcĐoạn clip gây sốc đang khiến cư dân mạng vô cùng bức xúc vì hành vi phản giáo dục của giáo viên mầm non.
-
Thế giới1 ngày trướcNgười đàn ông vô tình đốt vợ trong lúc cãi nhau. Hậu quả, cặp vợ chồng và hai con trai của họ đều bị bỏng.