- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Quốc gia 'nghiện' điều hòa bậc nhất thế giới
Với khí hậu nóng ẩm, việc sử dụng điều hòa thường xuyên trở thành điều không thể thiếu với nhiều người dân Singapore song điều này cũng đem lại tác động xấu đến khí hậu.
Khi nhiệt độ tăng vọt lên 37 độ C vào tháng 5, Chee Kuan Chew (20 tuổi) chỉ thấy một lựa chọn: hủy bỏ tất cả kế hoạch và ở trong nhà với chiếc điều hòa.
“Không thể sống thiếu điều hòa với cái nóng ở Singapore”, Chew nói với CNN.
Nam sinh viên sống cùng gia đình trong căn hộ 4 phòng ngủ ở khu sầm uất Ang Mo Kio. Trong một đợt nắng nóng gần đây, khu vực này ghi nhận nhiệt độ đạt mức cao nhất trong vòng 40 năm qua. Rất may, Chew cho biết gia đình anh có 5 điều hòa, mỗi phòng ngủ một chiếc và một cái lớn hơn ở phòng khách.
“Tôi uống nhiều nước, tắm nước lạnh và bật điều hòa suốt cả cuối tuần. Đó là cách tôi đối phó với cái nóng”, Chew nói.
Khí hậu nóng ẩm, ổn định quanh năm khiến Singapore trở thành một trong những quốc gia có nhiều điều hòa nhất thế giới, với bình quân trên đầu người nhiều hơn bất kỳ quốc gia láng giềng nào ở Đông Nam Á.
Nhiều người dân Singapore không thể sống thiếu điều hòa. Ảnh: Edgar Su/Reuters.
Ở quốc đảo này, điều hòa không khí gần như trở thành một lối sống. Một văn phòng hay trung tâm mua sắm mà không có món đồ này gần như là điều không tưởng; 99% căn hộ tư nhân được trang bị điều hòa, cũng như phần lớn chung cư nhà ở công cộng.
Tuy nhiên, tình yêu của Singapore dành cho điều hòa đi kèm cái giá rất lớn. Nó khiến một quốc gia vốn nóng, và ngày càng nóng hơn, rơi vào vòng luẩn quẩn nguy hiểm. Đây cũng là thế tiến thoái lưỡng nan của nhiều quốc gia phụ thuộc vào điều hòa tương tự.
Nói một cách đơn giản: thế giới càng ấm lên thì càng có nhiều người chuyển sang sử dụng máy điều hòa nhiệt độ. Và họ càng sử dụng máy điều hòa, thế giới càng ấm lên.
Ngày càng nóng lên
Với dân số khoảng 5,4 triệu người và diện tích nhỏ hơn một chút so với thành phố New York (Mỹ), Singapore chỉ đóng góp một phần nhỏ lượng HFC (hydrofluorocarbons - chất làm mát) và nhu cầu tiêu dùng điện - những yếu tố thúc đẩy sự nóng lên toàn cầu.
Ngay cả với mức sử dụng bình quân đầu người cao, tổng lượng khí thải ở quốc đảo này vẫn thấp hơn so với Nhật Bản và Mỹ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Singapore sẽ không phải chịu nhiều hậu quả của việc Trái Đất nóng lên. Và là một quốc gia vốn đã và đang nóng lên nhanh chóng, Singapore có ít thời gian hơn so với một số quốc gia khác trước khi nhiệt độ tăng đến mức không thể chịu được.
Theo dữ liệu của chính phủ công bố vào năm 2019, Singapore đã nóng lên nhanh gấp đôi so với phần còn lại của thế giới trong sáu thập kỷ qua. Các quan chức cảnh báo nhiệt độ cao nhất hàng ngày có thể đạt mức cao 37 độ C vào năm 2100.
Nhiệt độ trung bình ở Singapore ngày càng tăng. Ảnh: Edgar Su/Reuters.
Tuy nhiên, nhiệt độ tăng ở Singapore không chỉ là do sự nóng lên toàn cầu. Một yếu tố khác góp phần là hiệu ứng đảo nhiệt đô thị, trong đó các khu vực đô thị hóa cao có nhiệt độ lớn hơn so với các khu vực xung quanh.
Hiệu ứng này là do những cấu trúc đô thị như tòa nhà, đường xá, xe cộ giữ lại và thải nhiệt ra môi trường, đặc biệt là vào ban đêm. Hiệu ứng này đặc biệt rõ rệt ở những nơi phát triển cao và tương đối đông đúc như Singapore.
Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, tình trạng này trở nên tồi tệ hơn do nhiệt thải từ xe cộ, nhà máy và máy điều hòa không khí ở thành phố.
Đối phó
Các chuyên gia cho biết có nhiều cách để phá vỡ vòng lặp tiêu cực của điều hòa.
Theo Bản sửa đổi, bổ sung Kigali năm 2016, nhiều quốc gia đang loại bỏ dần HFC và thay thế chúng bằng các lựa chọn thân thiện với khí hậu hơn, ví dụ như hydrofluoroolefin (HFO).
Bên cạnh đó, các chuyên gia cho biết cũng có nhiều cách để đối phó với vấn đề thứ hai đến từ máy điều hòa - lượng điện năng chúng tiêu thụ - bằng cách sử dụng các phương pháp làm mát khác.
Không gian xanh phong phú, bóng mát, công trình tích lũy nước và hệ thống thông gió thông minh là một vài trong số các “chiến lược làm mát thụ động” bền vững được đề xuất bởi Radhika Khosla, phó giáo sư tại Học viện Doanh nghiệp và Môi trường Smith, Đại học Oxford.
Singapore đang tìm kiếm nhiều giải pháp làm mát thay thế điều hòa. Ảnh: Bloomberg.
“Mặc dù có nhiều trường hợp cần điều hòa không khí, nhưng trong bối cảnh nhiệt độ và độ ẩm cao, cần luôn cân nhắc các lựa chọn ‘không điều hòa’ trước thay vì biến điều hòa không khí thành giải pháp để hạ nhiệt”, bà Khosla nói.
“Với kinh nghiệm sống trong khí hậu có nhiệt độ và độ ẩm cao, Singapore phải làm gương cho các quốc gia khác trong việc xác định, thúc đẩy và nhân rộng các giải pháp làm mát bền vững”.
Cơ quan Môi trường Quốc gia Singapore (NEA) đã cấm cung cấp chất làm lạnh có GWP (chỉ số làm nóng lên toàn cầu) cao kể từ tháng 10/2022 và khuyến khích các hộ gia đình sử dụng quạt thay vì điều hòa nhiệt độ nếu có thể.
Cơ quan này cũng khuyên người dân nên đặt đồng hồ hẹn giờ và nhiệt độ không thấp hơn 25 độ C và kiểm tra máy thường xuyên để duy trì hiệu quả.
Đại học Quốc gia Singapore cũng đã xây dựng một tòa nhà với các không gian mở được thông gió tự nhiên và một “hệ thống làm mát hỗn hợp sáng tạo, cung cấp 100% không khí trong lành đã được làm mát”. Các chi tiết trong tòa nhà được thiết kế để thúc đẩy giảm mức tiêu thụ năng lượng.
“Chúng tôi hy vọng nó sẽ truyền cảm hứng cho các tòa nhà và nhà thiết kế khác đạt được điều tương tự và giảm bớt sử dụng năng lượng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu”, nhà trường cho biết.
Theo Zing
-
Thế giới1 giờ trướcMột bộ xương khủng long Apatosaurus dài 21m, nặng hơn 22 tấn, được đặt tên là Vulcan, gần đây đã trở thành hóa thạch khủng long lớn nhất từng được bán đấu giá khi nó được mua với giá khoảng 6,4 triệu đô la tại một cuộc đấu giá ở Pháp.
-
Thế giới1 giờ trướcChỉ vài giờ sau khi nhậm chức Tổng thống, ông Donald Trump sẽ triển khai một loạt chính sách như đã hứa trong chiến dịch tranh cử, gồm cả trục xuất quy mô lớn những người nhập cư trái phép.
-
Thế giới2 giờ trướcNgười phụ nữ cao nhất thế giới và người phụ nữ thấp nhất thế giới đã gặp nhau trong một buổi trà chiều tại London, Anh để kỷ niệm Ngày Kỷ lục Thế giới Guinness.
-
Thế giới2 giờ trướcĐoạn clip gây sốc đang khiến cư dân mạng vô cùng bức xúc vì hành vi phản giáo dục của giáo viên mầm non.
-
Thế giới2 giờ trướcNgười đàn ông vô tình đốt vợ trong lúc cãi nhau. Hậu quả, cặp vợ chồng và hai con trai của họ đều bị bỏng.
-
Thế giới5 giờ trướcTheo sách Kỷ lục Guinness, Ambati từng được công nhận là bác sĩ trẻ nhất thế giới. Hiện tại, ông là chuyên gia nhãn khoa hàng đầu đang làm việc tại Mỹ.
-
Thế giới6 giờ trướcMột mỏ vàng khổng lồ với trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn đã được phát hiện ở Trung Quốc, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin, dẫn nguồn cơ quan địa chất tỉnh Hồ Nam.
-
Thế giới6 giờ trướcPhát hiện này đã khiến cặp vợ chồng thu mua phế liệu vô cùng bàng hoàng.
-
Thế giới6 giờ trướcSau 20 năm ly hôn vì chồng ngoại tình, người vợ bỏ qua mọi lỗi lầm, quay lại chăm sóc chồng cũ bại liệt.
-
Thế giới7 giờ trướcMột tác phẩm của nghệ sĩ Maurizio Cattelan, bao gồm một miếng băng keo và một quả chuối dán trên tường, đã được bán với gần 160 tỷ đồng.
-
Thế giới10 giờ trướcSau một lần bị cấp trên đổ lỗi một cách bất công, người đàn ông rơi vào trạng thái buồn bực, uất ức và bị mất ngủ suốt nhiều năm.
-
Thế giới10 giờ trướcCô gái trở thành tâm điểm chú ý trên mạng xã hội sau hành động liều lĩnh của mình tại vườn thú.
-
Thế giới10 giờ trướcĐám cưới đang diễn ra vui vẻ, cô dâu cười rạng ngời hạnh phúc thì chú rể bật video "nhá hình" cô dâu thân mật với người đàn ông khác khiến cả hội trường xôn xao.
-
Thế giới20 giờ trướcCác video của bà mẹ 2 con chứa đầy những kỷ niệm thú vị về con trai và những lời khuyên hướng đến vợ tương lai của họ. Cô muốn trở thành mẹ chồng mà các con dâu có thể tin tưởng.