Tại sao chàng trai này cứ chết đi sống lại sau mỗi cuộc khủng bố?

Từ vụ khủng bố tại Istanbul, Orlando cho đến vụ tấn công tại Nice, gương mặt người đàn ông luôn được đăng tải rầm rộ trên mạng...

Từ vụ khủng bố tại Istanbul, Orlando cho đến vụ tấn công tại Nice, gương mặt người đàn ông luôn được đăng tải rầm rộ trên mạng như một nạn nhân đáng thương.

 
>> Khủng bố lao xe tải vào đám đông ở Pháp, 84 người chết

Một trò đùa quái ác lặp đi lặp đi lặp lại trên mạng đã khiến cuộc sống của người đàn ông đảo lộn. Cứ mỗi khi thế giới xảy ra một vụ khủng bố, một vụ tai nạn máy bay, một vụ tấn công thảm khốc, hình ảnh của người đàn ông lại được đăng tải như một nạn nhân bất hạnh.

Người đàn ông được biết đến với tên “Alfonso”. Sau cuộc khủng bố Istanbul, nhiều người đăng ảnh anh và nói rằng anh đã chết. Đến thảm kịch Orlando, Alfonso lại xuất hiện và lại… chết. Tối qua, sau khi xảy ra vụ tấn công tại Nice, hình ảnh của Alfsonso lại được đăng lên mạng và tất nhiên, anh lại… chết.
 
Khuôn mặt Alfonso xuất hiện trên Twitter sau vụ khủng bố tại Nice.

 “Anh trai tôi là Alfonso. Anh ấy đã ở Nice khi vụ tấn công xảy ra.” – Một người chia sẻ hình ảnh Alfonso lên mạng sáng nay. Ngày cả thảm họa máy bay EgyptAir hay France24, Alfonso cũng là nạn nhân.

Như vậy, tính ra Alfonso đã… chết rất nhiều lần, chết trong nhiều vụ thảm họa khác nhau. Thậm chí sự hiểu lầm còn đỉnh điểm khi một video của New York Times đã gắn mặt anh chàng như một nạn nhân sau vụ xả súng khủng bố tại Orlando, Mỹ. Tất nhiên, sau đó video đã bị xóa.

Ảnh của tôi ở khắp mọi nơi. Không biết ai là người khởi đầu cho sự vi phạm pháp luật này. Tôi chưa từng được ai xin phép, không gây thù chuốc oán với ai, vậy mà giờ thì cuộc sống của tôi thế này đây.” – Alfonso, một người Mexico, nói.


Alfonso “chết” trong vụ đánh bom tại Brussels.

Bây giờ, ảnh của tôi tiếp tục chia sẻ rộng rãi trên Twitter. Một số báo như BBC hay New York Times vẫn lấy ảnh tôi. Tôi đã yêu cầu họ xóa ảnh nhưng chẳng bao giờ được hồi âm”. 

Trong khi đó, những người chia sẻ hình ảnh này, tất cả đều ở Mexico, đều có chung một câu chuyện về “nạn nhân”. Họ nói rằng Alfonso là một kẻ lừa đảo đã lấy của họ nhiều tiền, từ vài chục cho đến cả nghìn đô.

Phải chăng, đó chính là lý do khiến các anh em trên thế giới lại chế ảnh Alfonso mỗi dịp khủng bố?


Vụ Nice một lần nữa làm tên tuổi của Alfonso nổi lên.

Nguồn: Mirror
 
 Theo Vân Anh / Trí Thức Trẻ


nạn nhân

Quốc Khánh

khủng bố

xe tải

Pháp


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.