- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tại sao hãm hiếp phụ nữ và trẻ em ở Ấn Độ xảy ra như cơm bữa?
Từ nữ tu già đến trẻ thơ, từ phụ nữ mới sinh đến khách du lịch vẫn bị xâm hại tình dục ở Ấn Độ, vì sao ở cái nôi văn minh nhân loại lại trở thành điểm nóng của bất công với phụ nữ?
Từ nữ tu già đến trẻ thơ, từ phụ nữ mới
sinh đến khách du lịch vẫn bị xâm hại tình dục ở Ấn Độ, vì sao ở cái nôi
văn minh nhân loại lại trở thành điểm nóng của bất công với phụ nữ?
(Ảnh: Internet)
Theo Luna / Trí Thức Trẻ
"Thủ đô hiếp dâm" duy nhất trên thế giới
Rất
nhiều người trong chúng ta, đặc biệt là phụ nữ, có ấn tượng khá xấu với
Ấn Độ dù đây là cái nôi của một trong những nền văn minh lớn nhất thế
giới. Lý do là ta đã nghe, đã thấy quá nhiều trên các phương tiện truyền
thông về nạn bạo hành và hãm hiếp dường như xảy ra hàng ngày tại đất
nước này. Mọi người tự hỏi: “Đất nước này bị sao vậy?” “Vì sao lại như
vậy?”
Đỉnh điểm rúng động dư luận về nạn xâm hại tình dục
tại Ấn Độ có lẽ là vụ việc xảy ra năm 2012, khi một nữ sinh viên ngành y
23 tuổi bị cưỡng hiếp tập thể trên một chiếc xe bus tại New Delhi, dẫn
đến những chấn thương đến chết. Người Ấn Độ đổ ra đường than khóc, đánh
động truyền thông trong-ngoài nước và chính phủ, buộc các nhà chức trách
thông qua luật tăng án phạt cho những kẻ hiếp dâm lên 20 năm tù, những
kẻ tái phạm và bỏ mặc nạn nhân đến chết có thể chịu án tử hình. Vậy
nhưng trong khoảng thời gian từ 2012-2013, theo Cục Hồ sơ Tội phạm Quốc
gia, số vụ hiếp dâm được ghi nhận tăng thêm đến hơn 25%. Từ nữ tu già
cho đến trẻ thơ, từ phụ nữ mới sinh cho đến khách du lịch vẫn bị xâm
hại. New Delhi thậm chí lần đầu tiên trong lịch sử, chính thức bị gọi là
“thủ đô hiếp dâm” của Ấn Độ, vì tỷ lệ phạm tội ở thành phố này dù có
giảm nhưng vẫn cao nhất cả nước.
Những hành động chống lại phụ nữ đã khiến hình ảnh của Ấn Độ bị xấu đi nghiêm trọng, nhưng vì sao đến nỗi? Theo một số chuyên gia phân tích, nguyên nhân của việc này có thể gồm:
Thiếu cảnh sát, nhân viên công vụ nữ
Charanjit
Kaur, một người có em gái là nạn nhân hiếp dâm đến mức tự tử cho hay
khi cô gái này trình báo với cảnh sát nam thì đã bị truy hỏi một cách
lạnh lùng và thẳng thừng, khiến có cảm giác như lại bị làm nhục thêm một
lần nữa.
Nhiều
nghiên cứu cho thấy phụ nữ sẽ dễ dàng trình báo và yêu cầu sự bảo vệ
hơn nếu người nghe cũng là nữ - trong trường hợp này là những nữ cảnh
sát. Nhưng ở Ấn Độ, số lượng nữ cảnh sát khá ít, thậm chí so với các
quốc gia châu Á khác. Theo tờ Times of India,
ở New Delhi chỉ có 7% nhân viên cảnh sát là nữ, và họ lại thường được
giao làm những việc vặt không liên quan đến tiếp xúc với công dân.
Không
chỉ thiếu cảnh sát nữ, Ấn Độ còn thiếu cảnh sát nói chung để bảo vệ
người dân của mình; lực lượng an ninh hiện tại bị đánh giá là thiếu năng
lực thu thập chứng cứ, điều tra, thiếu trang thiết bị. Nghe thì tréo
ngoe, nhưng New Delhi tuy là nơi có lực lượng cảnh sát khá lớn, với
khoảng 84.000 nhân viên an ninh nhưng chỉ ⅓ trong số này thật sự làm
công việc của cảnh sát, phần còn lại thực hiện nhiệm vụ bảo vệ các chính
khách và những người giàu có, nổi tiếng… Cũng theo Times of India, cứ 200 người dân mới có một cảnh sát, trong khi với một VIP thì có đến 20 nhân viên bảo vệ.
Đi
cùng với sự thiếu hụt lực lượng an ninh còn là luật pháp lỏng lẻo và
một hệ thống tòa án cũng thiếu hụt và chậm chạp. Nhưng nguyên nhân sâu
xa hơn khiến người phụ nữ liên tục bị làm hại, đó là:
(Ảnh: Internet)
Người phụ nữ bị đánh giá thấp kém
Phụ
nữ Ấn Độ, cũng như phụ nữ châu Á nói chung thường là nạn nhân của quan
điểm trọng nam khinh nữ. Nhưng nhóm TrustLaw (thuộc Thomson Reuters
Foundation) đã đặc biệt nêu tên Ấn Độ là một trong những quốc gia tệ
nhất với phụ nữ, một phần vì tại đây, bạo hành gia đình được coi là
chuyện bình thường. Báo cáo năm 2012 của UNICEF thấy rằng 57% nam thiếu
niên Ấn Độ và 53% thiếu nữ Ấn Độ trong độ tuổi 15-19 nghĩ rằng chuyện
người vợ bị đánh đập là… chính đáng. Một khảo sát điều tra về sức khỏe
và gia đình ở quốc gia này cũng cho thấy một tỷ lệ không nhỏ phụ nữ khi
bị chồng đánh đã tự đổ lỗi do chính mình.
Người
phụ nữ Ấn Độ không được bảo vệ trong chính nhà mình, và ở nơi công cộng
cũng vậy. Về cơ sở vật chất, chính quan chức Ấn Độ phải thừa nhận rằng
những địa điểm công cộng có thể không an toàn đối với phụ nữ, do tình
trạng thiếu đèn đường, thiếu nhà vệ sinh nữ…
Về
quan niệm, thái độ của đại chúng cũng không khá gì hơn, khi những việc
có thể được coi là bình thường ở nơi khác (mặc trang phục hiện đại, sử
dụng điện thoại, tham gia vào cuộc sống xã hội, hoặc đến những quán
bar…) thì ở Ấn Độ vẫn bị coi là thiếu đứng đắn, đàng hoàng.
Sự nhìn nhận lệch lạc về nạn nhân - thủ phạm
Theo
lý lẽ được nói ở trên, chính người phụ nữ, bằng trang phục và hành vi
của mình là nguyên nhân đã khiến cho tội ác xảy ra; do đó, dù là người
bị hại nhưng họ vẫn có thể bị xem thường, phỉ báng, thậm chí trừng phạt.
Sự kỳ thị này tiếp tục dẫn tới thái độ thờ ơ, lựa chọn không can thiệp
của những người qua đường chứng kiến - tất nhiên ở đây cũng phải nói tới
tâm lý ngại phiền phức.
Chính
con trai tổng thống Ấn Độ, nghị sĩ Abhijit Mukherjee còn bóng gió mỉa
mai phong trào biểu tình phản đối vụ hiếp dâm rúng động năm 2012 là đang
đề cao quá mức những người phụ nữ phấn son, hư hỏng. Tất nhiên, phát
ngôn này bị chỉ trích dữ dội - trong số những người chỉ trích mạnh mẽ
nhất có cả chị gái và cha của ông này, tức tổng thống Ấn Độ.
Cùng
với sự vùi dập nạn nhân là sự thỏa hiệp với thủ phạm. Từng có những
thiếu nữ, phụ nữ Ấn Độ phẫn uất tự sát vì bị thuyết phục hoặc ép bãi
nại, thậm chí ép kết hôn với một trong những kẻ đã tấn công mình. Sự
thuyết phục này thường được đưa ra nhằm “giữ hòa khí”, không chỉ vậy,
còn vì khả năng kết hôn của một người phụ nữ được coi quan trọng hơn
phẩm giá hay công lý…
(Ảnh: Internet)
Với
quá nhiều lý do, người phụ nữ và gia đình họ mất đi niềm tin với cảnh
sát, chính quyền, họ không báo cáo khi sự việc xảy ra, các nhà chức
trách không nắm được thực trạng, tạo nên một vòng lẩn quẩn đau đớn ngày
càng to lớn hơn trong xã hội Ấn Độ. Hình ảnh toàn đất nước cũng ngày
càng trở nên kinh khủng trong mắt thế giới...
Vấn
đề được phản ánh sẽ thúc đẩy giải quyết, nhưng có một mặt trái đó là
khi đào sâu, khai thác quá nhiều theo chủ quan của người thực hiện có
thể dẫn tới việc khiến người khác nghĩ rằng đó là toàn cảnh của một bức
tranh… Bộ phim tài liệu do BBC thực hiện, India’s Daughter
đã bị cấm ở Ấn Độ vì lý do này. Nếu ban đầu bộ phim được thực hiện với
sự so sánh hiện trạng ở những nơi khác trên thế giới, kết lại bằng cảnh
báo về tình trạng ngược đãi phụ nữ toàn cầu thì ở bản cuối cùng, tất cả
những phần này bị cắt bỏ, chỉ để lại một mình Ấn Độ, nơi bạo hành phụ nữ
giống như một phần văn hóa quốc gia. Nhiều người phương Tây cũng đang
thể hiện thái độ kỳ thị, có thể kể đến những vụ việc được truyền thông
quan tâm như nhiều nữ giáo sư Đức đã từ chối dạy sinh viên nam Ấn Độ,
hoặc từ chối cấp học bổng vì “nghe nói nhiều về nạn xâm hại tình dục ở
Ấn Độ và không thể chấp nhận điều đó.”
Đừng
quên rằng hiếp dâm thật sự là một vấn nạn nghiêm trọng toàn cầu, và vai
trò, quyền lợi của người phụ nữ, dù ở bất kỳ nơi đâu cũng cần được trân
trọng hơn!
-
Thế giới57 phút trướcMệt mỏi vì hôm trước phải tăng ca đến đêm, người đàn ông Trung Quốc ngủ gật tại bàn làm việc một tiếng vào buổi trưa nhưng bị công ty sa thải vì vi phạm quy định.
-
Thế giới2 giờ trướcChiếc xe tải chạy với tốc độ cao bất ngờ đâm trúng ô tô đang lùi trên đường khiến 10 người bị thương.
-
Thế giới6 giờ trướcMột bộ xương khủng long Apatosaurus dài 21m, nặng hơn 22 tấn, được đặt tên là Vulcan, gần đây đã trở thành hóa thạch khủng long lớn nhất từng được bán đấu giá khi nó được mua với giá khoảng 6,4 triệu đô la tại một cuộc đấu giá ở Pháp.
-
Thế giới6 giờ trướcChỉ vài giờ sau khi nhậm chức Tổng thống, ông Donald Trump sẽ triển khai một loạt chính sách như đã hứa trong chiến dịch tranh cử, gồm cả trục xuất quy mô lớn những người nhập cư trái phép.
-
Thế giới6 giờ trướcNgười phụ nữ cao nhất thế giới và người phụ nữ thấp nhất thế giới đã gặp nhau trong một buổi trà chiều tại London, Anh để kỷ niệm Ngày Kỷ lục Thế giới Guinness.
-
Thế giới7 giờ trướcĐoạn clip gây sốc đang khiến cư dân mạng vô cùng bức xúc vì hành vi phản giáo dục của giáo viên mầm non.
-
Thế giới7 giờ trướcNgười đàn ông vô tình đốt vợ trong lúc cãi nhau. Hậu quả, cặp vợ chồng và hai con trai của họ đều bị bỏng.
-
Thế giới10 giờ trướcTheo sách Kỷ lục Guinness, Ambati từng được công nhận là bác sĩ trẻ nhất thế giới. Hiện tại, ông là chuyên gia nhãn khoa hàng đầu đang làm việc tại Mỹ.
-
Thế giới10 giờ trướcMột mỏ vàng khổng lồ với trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn đã được phát hiện ở Trung Quốc, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin, dẫn nguồn cơ quan địa chất tỉnh Hồ Nam.
-
Thế giới10 giờ trướcPhát hiện này đã khiến cặp vợ chồng thu mua phế liệu vô cùng bàng hoàng.
-
Thế giới10 giờ trướcSau 20 năm ly hôn vì chồng ngoại tình, người vợ bỏ qua mọi lỗi lầm, quay lại chăm sóc chồng cũ bại liệt.
-
Thế giới11 giờ trướcMột tác phẩm của nghệ sĩ Maurizio Cattelan, bao gồm một miếng băng keo và một quả chuối dán trên tường, đã được bán với gần 160 tỷ đồng.
-
Thế giới14 giờ trướcSau một lần bị cấp trên đổ lỗi một cách bất công, người đàn ông rơi vào trạng thái buồn bực, uất ức và bị mất ngủ suốt nhiều năm.
-
Thế giới14 giờ trướcCô gái trở thành tâm điểm chú ý trên mạng xã hội sau hành động liều lĩnh của mình tại vườn thú.