- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Thăm Việt Nam: Tổng thống Obama nhắn gửi thông điệp gì?
Chuyến thăm chính thức Việt Nam lần này là biểu tượng cho mối quan hệ song phương tiếp tục phát triển giữa hai quốc gia còn khác biệt.
Chuyến thăm chính thức Việt Nam lần này là biểu tượng cho mối quan hệ song phương tiếp tục phát triển giữa hai quốc gia còn khác biệt.
LTS: Xung quanh những vấn đề dư luận đang quan tâm về chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Obama, Tuần Việt Nam/báo VietnamNet đã có cuộc trò chuyện với ông Murray Hiebert, Phó Giám đốc chương trình Đông Nam Á và ông Greg Poling, chuyên gia Đông Nam Á của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ (CSIS).
Thưa ông Greg Poling, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama diễn ra khi ông sắp kết thúc nhiệm kỳ. Theo nhận định của ông, chính quyền Tổng thống Obama trông đợi gì ở chuyến đi này?
Ông Gregory B. Poling: Chính quyền Tổng thống Obama đã muốn thăm Việt Nam từ vài năm nay. Năm ngoái cũng đã có nhiều nỗ lực, nhưng cuối cùng không bố trí được. Năm nay Tổng thống Obama công du châu Á ít nhất hai lần, và giờ là lúc ông dừng chân tại Việt Nam.
Về những gì ông ấy trông đợi, chắc chắn đó sẽ là các cuộc gặp với những nhà lãnh đạo mới của Việt Nam, từ Chủ tịch Nước, Thủ tướng và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người mà ông Obama đã tiếp tại Nhà Trắng hồi năm ngoái.
Tôi nghĩ có thể còn nhiều nữa. Nhưng có một điều tôi rất trông đợi từ chuyến thăm này, liên quan tới quan hệ giao lưu nhân dân. Đã có rất nhiều nỗ lực được thực hiện để có thể khai trương Đại học Fulbright tại thành phố Hồ Chí Minh. Đây là dự án được Đại học Harvard và nhiều đại học khác của Mỹ tài trợ và cũng là dự án được ngoại trưởng John Kerry hậu thuẫn mạnh mẽ.
LTS: Xung quanh những vấn đề dư luận đang quan tâm về chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Obama, Tuần Việt Nam/báo VietnamNet đã có cuộc trò chuyện với ông Murray Hiebert, Phó Giám đốc chương trình Đông Nam Á và ông Greg Poling, chuyên gia Đông Nam Á của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ (CSIS).
Thưa ông Greg Poling, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama diễn ra khi ông sắp kết thúc nhiệm kỳ. Theo nhận định của ông, chính quyền Tổng thống Obama trông đợi gì ở chuyến đi này?
Ông Gregory B. Poling: Chính quyền Tổng thống Obama đã muốn thăm Việt Nam từ vài năm nay. Năm ngoái cũng đã có nhiều nỗ lực, nhưng cuối cùng không bố trí được. Năm nay Tổng thống Obama công du châu Á ít nhất hai lần, và giờ là lúc ông dừng chân tại Việt Nam.
Về những gì ông ấy trông đợi, chắc chắn đó sẽ là các cuộc gặp với những nhà lãnh đạo mới của Việt Nam, từ Chủ tịch Nước, Thủ tướng và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người mà ông Obama đã tiếp tại Nhà Trắng hồi năm ngoái.
Tôi nghĩ có thể còn nhiều nữa. Nhưng có một điều tôi rất trông đợi từ chuyến thăm này, liên quan tới quan hệ giao lưu nhân dân. Đã có rất nhiều nỗ lực được thực hiện để có thể khai trương Đại học Fulbright tại thành phố Hồ Chí Minh. Đây là dự án được Đại học Harvard và nhiều đại học khác của Mỹ tài trợ và cũng là dự án được ngoại trưởng John Kerry hậu thuẫn mạnh mẽ.
Tổng thống Obama trong chuyến thăm Cuba mới đây. Ảnh: Zing
Thông điệp quan trọng mà Tổng thống Mỹ sẽ truyền đạt trong chuyến thăm lần này có gì khác so với những chuyến thăm của những người tiền nhiệm?
Ông Murray Hiebert: Một trong những thông điệp là quan hệ song phương đã có bước tiến rất xa so với 20 năm trước đây. Đó là hai chuyến thăm cấp cao đặc biệt của Việt Nam đến Mỹ và việc hai bên nâng cấp quan hệ lên đối tác toàn diện.
Hai bên cũng là đối tác trong Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương. Rồi những tiến triển trong việc thành lập đại học Fullbright, hay đối thoại trong hợp tác về môi trường và giáo dục.
Thông điệp nữa là hai bên tiếp tục xây dựng quan hệ trong tương lai như thế nào, trong đó nhấn mạnh một số lĩnh vực hai bên có thể tăng cường hợp tác, tính đến việc Mỹ sẽ có chính quyền mới vào năm sau.
Theo quan sát, thì chính quyền Tổng thống Obama có vẻ đang gói ghém các di sản đối ngoại. Có thể nhận ra điều này với thăm của ông tới Cuba, rồi thoả thuận hạt nhân với Iran hay chuyến thăm Hiroshima. Ông có nghĩ rằng, chuyến thăm Việt Nam lần này, hai bên sẽ đạt được thoả thuận gì quan trọng?
Ông Murray Hiebert: Cả hai bên đang cùng bàn thảo về một số vấn đề. Một trong số đó là, liệu Tổng thống Obama hay Ngoại trưởng Kerry sẽ dự khánh thành trường đại học Fullbright ở thành phố Hồ Chí Minh.
Hai bên cũng sẽ đề cập đến những tiến triển trong Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương – TPP. Đây là cơ hội để trao đổi toàn diện về nhiều vấn đề, song tôi không cho rằng sẽ có những thoả thuận lớn được thông qua.
Tuy nhiên, điều quan trọng là Tổng thống Obama thăm chính thức Việt Nam, đây là biểu tượng cho một mối quan hệ song phương đang phát triển sâu sắc.
Chúng ta đều biết là Tổng thống Obama chỉ còn một thời gian ngắn làm việc tại Nhà Trắng. Liệu có gì bảo đảm người kế nhiệm của ông ấy sẽ tiếp tục đeo đuổi các chính sách mà chính quyền Tổng thống Obama và Việt Nam đã đạt được và đang xây dựng?
Ông Gregory B. Poling: Chính sách đối ngoại với châu Á luôn được coi là nhận được sự đồng thuận của cả hai đảng ở Mỹ. Cho dù ai sẽ bước vào Nhà Trắng, dù đó là cựu ngoại trưởng Clinton hay tỉ phú Donald Trump, thì họ cũng sẽ tự động nhận ra rằng tương lai của nước Mỹ nằm ngang bờ Thái Bình Dương, và thế kỷ 21 là thế kỷ của châu Á.
Không thể phủ nhận, một trong những thành công trong chính sách đối ngoại của chính quyền Obama là việc làm mới và làm sâu sắc hơn mối quan hệ mới với Đông Nam Á, trong đó Việt Nam có lẽ là quốc gia đầu tiên, dù không phải là duy nhất.
Tất cả các nước Đông Nam Á đều nhìn thấy sự phát triển trong quan hệ với Mỹ. Và tôi khó có thể tin được rằng sẽ có chính quyền nào ở Mỹ thay đổi chính sách hướng về châu Á. Họ có thể sẽ không gọi đó là tái cân bằng, xoay trục nữa, thay vào đó là một cái tên mới. Nhưng chính sách bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, cũng như chính sách làm sâu sắc thêm quan hệ của Mỹ với châu Á sẽ vẫn tiếp tục.
Lịch sử đã chứng kiến nhiều thay đổi trong quan hệ Việt – Mỹ kể từ khi Tổng thống Bush sang thăm Việt Nam 10 năm trước. Theo quan điểm của ông, đâu là thay đổi lớn nhất?
Ông Gregory B. Poling: Thay đổi lớn nhất là quan hệ an ninh.
Từ khi hai nước bình thường hoá tới nay, quan hệ hai nước ban đầu dựa trên việc hợp tác xử lý hậu quả chiến tranh, giáo dục và giao lưu nhân dân, và cả bùng nổ quan hệ kinh tế. Hợp tác an ninh được đặt sang một bên vì mỗi bên vẫn còn có những lo ngại riêng. Nhưng giờ thì nhận thức chung của Mỹ và Việt Nam đã gạt những lo ngại đó đi. Cả hai bên nhận ra những lợi ích chung trong việc tăng cường quan hệ an ninh.
Chúng ta đã chứng kiến nhiều hơn những hoạt động hợp tác quân sự phi sát thương, như là phối hợp tập trận hải quân, tham gia nhiều hơn các cuộc tập trận đa phương. Số lượng các chuyến viếng thăm của các tàu hải quân Mỹ tăng mạnh, trong đó, có những cơ sở ở Việt Nam chúng tôi từng không nghĩ là tàu của Mỹ lại có thể quay lại viếng thăm sớm đến vậy.
Hiện thì cả Hà Nội và Washington vẫn đang tìm kiếm những cách sáng tạo để tăng cường mối quan hệ an ninh này.
Có một vấn đề dư luận đang hồi hộp chờ đợi liên quan đến chuyện Biển Đông . Theo ông, vấn đề này sẽ được đề cập như thế nào trong chuyến thăm của ông Obama tới Việt Nam lần này?
Ông Murray Hiebert: Điều quan trọng là Tổng thống Obama thăm chính thức Việt Nam, đây là biểu tượng cho một mối quan hệ song phương đang phát triển sâu sắc.
Tôi nghĩ là hai bên sẽ thảo luận về hợp tác trong vấn đề này. Như bạn biết thì Mỹ đã cung cấp một số hỗ trợ cho Việt Nam trong nâng cao khả năng chấp pháp trên biển, đó là hợp tác với lực lượng tuần duyên, trang bị ra đa, tàu thuyền.
Ông Murray Hiebert: Một trong những thông điệp là quan hệ song phương đã có bước tiến rất xa so với 20 năm trước đây. Đó là hai chuyến thăm cấp cao đặc biệt của Việt Nam đến Mỹ và việc hai bên nâng cấp quan hệ lên đối tác toàn diện.
Hai bên cũng là đối tác trong Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương. Rồi những tiến triển trong việc thành lập đại học Fullbright, hay đối thoại trong hợp tác về môi trường và giáo dục.
Thông điệp nữa là hai bên tiếp tục xây dựng quan hệ trong tương lai như thế nào, trong đó nhấn mạnh một số lĩnh vực hai bên có thể tăng cường hợp tác, tính đến việc Mỹ sẽ có chính quyền mới vào năm sau.
Theo quan sát, thì chính quyền Tổng thống Obama có vẻ đang gói ghém các di sản đối ngoại. Có thể nhận ra điều này với thăm của ông tới Cuba, rồi thoả thuận hạt nhân với Iran hay chuyến thăm Hiroshima. Ông có nghĩ rằng, chuyến thăm Việt Nam lần này, hai bên sẽ đạt được thoả thuận gì quan trọng?
Ông Murray Hiebert: Cả hai bên đang cùng bàn thảo về một số vấn đề. Một trong số đó là, liệu Tổng thống Obama hay Ngoại trưởng Kerry sẽ dự khánh thành trường đại học Fullbright ở thành phố Hồ Chí Minh.
Hai bên cũng sẽ đề cập đến những tiến triển trong Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương – TPP. Đây là cơ hội để trao đổi toàn diện về nhiều vấn đề, song tôi không cho rằng sẽ có những thoả thuận lớn được thông qua.
Tuy nhiên, điều quan trọng là Tổng thống Obama thăm chính thức Việt Nam, đây là biểu tượng cho một mối quan hệ song phương đang phát triển sâu sắc.
Chúng ta đều biết là Tổng thống Obama chỉ còn một thời gian ngắn làm việc tại Nhà Trắng. Liệu có gì bảo đảm người kế nhiệm của ông ấy sẽ tiếp tục đeo đuổi các chính sách mà chính quyền Tổng thống Obama và Việt Nam đã đạt được và đang xây dựng?
Ông Gregory B. Poling: Chính sách đối ngoại với châu Á luôn được coi là nhận được sự đồng thuận của cả hai đảng ở Mỹ. Cho dù ai sẽ bước vào Nhà Trắng, dù đó là cựu ngoại trưởng Clinton hay tỉ phú Donald Trump, thì họ cũng sẽ tự động nhận ra rằng tương lai của nước Mỹ nằm ngang bờ Thái Bình Dương, và thế kỷ 21 là thế kỷ của châu Á.
Không thể phủ nhận, một trong những thành công trong chính sách đối ngoại của chính quyền Obama là việc làm mới và làm sâu sắc hơn mối quan hệ mới với Đông Nam Á, trong đó Việt Nam có lẽ là quốc gia đầu tiên, dù không phải là duy nhất.
Tất cả các nước Đông Nam Á đều nhìn thấy sự phát triển trong quan hệ với Mỹ. Và tôi khó có thể tin được rằng sẽ có chính quyền nào ở Mỹ thay đổi chính sách hướng về châu Á. Họ có thể sẽ không gọi đó là tái cân bằng, xoay trục nữa, thay vào đó là một cái tên mới. Nhưng chính sách bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, cũng như chính sách làm sâu sắc thêm quan hệ của Mỹ với châu Á sẽ vẫn tiếp tục.
Lịch sử đã chứng kiến nhiều thay đổi trong quan hệ Việt – Mỹ kể từ khi Tổng thống Bush sang thăm Việt Nam 10 năm trước. Theo quan điểm của ông, đâu là thay đổi lớn nhất?
Ông Gregory B. Poling: Thay đổi lớn nhất là quan hệ an ninh.
Từ khi hai nước bình thường hoá tới nay, quan hệ hai nước ban đầu dựa trên việc hợp tác xử lý hậu quả chiến tranh, giáo dục và giao lưu nhân dân, và cả bùng nổ quan hệ kinh tế. Hợp tác an ninh được đặt sang một bên vì mỗi bên vẫn còn có những lo ngại riêng. Nhưng giờ thì nhận thức chung của Mỹ và Việt Nam đã gạt những lo ngại đó đi. Cả hai bên nhận ra những lợi ích chung trong việc tăng cường quan hệ an ninh.
Chúng ta đã chứng kiến nhiều hơn những hoạt động hợp tác quân sự phi sát thương, như là phối hợp tập trận hải quân, tham gia nhiều hơn các cuộc tập trận đa phương. Số lượng các chuyến viếng thăm của các tàu hải quân Mỹ tăng mạnh, trong đó, có những cơ sở ở Việt Nam chúng tôi từng không nghĩ là tàu của Mỹ lại có thể quay lại viếng thăm sớm đến vậy.
Hiện thì cả Hà Nội và Washington vẫn đang tìm kiếm những cách sáng tạo để tăng cường mối quan hệ an ninh này.
Có một vấn đề dư luận đang hồi hộp chờ đợi liên quan đến chuyện Biển Đông . Theo ông, vấn đề này sẽ được đề cập như thế nào trong chuyến thăm của ông Obama tới Việt Nam lần này?
Ông Murray Hiebert: Điều quan trọng là Tổng thống Obama thăm chính thức Việt Nam, đây là biểu tượng cho một mối quan hệ song phương đang phát triển sâu sắc.
Tôi nghĩ là hai bên sẽ thảo luận về hợp tác trong vấn đề này. Như bạn biết thì Mỹ đã cung cấp một số hỗ trợ cho Việt Nam trong nâng cao khả năng chấp pháp trên biển, đó là hợp tác với lực lượng tuần duyên, trang bị ra đa, tàu thuyền.
Theo Trung Sơn
VietNamNet
VietNamNet
-
Thế giới6 giờ trướcMệt mỏi vì hôm trước phải tăng ca đến đêm, người đàn ông Trung Quốc ngủ gật tại bàn làm việc một tiếng vào buổi trưa nhưng bị công ty sa thải vì vi phạm quy định.
-
Thế giới8 giờ trướcChiếc xe tải chạy với tốc độ cao bất ngờ đâm trúng ô tô đang lùi trên đường khiến 10 người bị thương.
-
Thế giới12 giờ trướcMột bộ xương khủng long Apatosaurus dài 21m, nặng hơn 22 tấn, được đặt tên là Vulcan, gần đây đã trở thành hóa thạch khủng long lớn nhất từng được bán đấu giá khi nó được mua với giá khoảng 6,4 triệu đô la tại một cuộc đấu giá ở Pháp.
-
Thế giới12 giờ trướcChỉ vài giờ sau khi nhậm chức Tổng thống, ông Donald Trump sẽ triển khai một loạt chính sách như đã hứa trong chiến dịch tranh cử, gồm cả trục xuất quy mô lớn những người nhập cư trái phép.
-
Thế giới12 giờ trướcNgười phụ nữ cao nhất thế giới và người phụ nữ thấp nhất thế giới đã gặp nhau trong một buổi trà chiều tại London, Anh để kỷ niệm Ngày Kỷ lục Thế giới Guinness.
-
Thế giới13 giờ trướcĐoạn clip gây sốc đang khiến cư dân mạng vô cùng bức xúc vì hành vi phản giáo dục của giáo viên mầm non.
-
Thế giới13 giờ trướcNgười đàn ông vô tình đốt vợ trong lúc cãi nhau. Hậu quả, cặp vợ chồng và hai con trai của họ đều bị bỏng.
-
Thế giới16 giờ trướcTheo sách Kỷ lục Guinness, Ambati từng được công nhận là bác sĩ trẻ nhất thế giới. Hiện tại, ông là chuyên gia nhãn khoa hàng đầu đang làm việc tại Mỹ.
-
Thế giới16 giờ trướcMột mỏ vàng khổng lồ với trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn đã được phát hiện ở Trung Quốc, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin, dẫn nguồn cơ quan địa chất tỉnh Hồ Nam.
-
Thế giới16 giờ trướcPhát hiện này đã khiến cặp vợ chồng thu mua phế liệu vô cùng bàng hoàng.
-
Thế giới16 giờ trướcSau 20 năm ly hôn vì chồng ngoại tình, người vợ bỏ qua mọi lỗi lầm, quay lại chăm sóc chồng cũ bại liệt.
-
Thế giới17 giờ trướcMột tác phẩm của nghệ sĩ Maurizio Cattelan, bao gồm một miếng băng keo và một quả chuối dán trên tường, đã được bán với gần 160 tỷ đồng.
-
Thế giới20 giờ trướcSau một lần bị cấp trên đổ lỗi một cách bất công, người đàn ông rơi vào trạng thái buồn bực, uất ức và bị mất ngủ suốt nhiều năm.
-
Thế giới20 giờ trướcCô gái trở thành tâm điểm chú ý trên mạng xã hội sau hành động liều lĩnh của mình tại vườn thú.