Thấy gì qua cuộc chính biến ở Kyrgyzstan?

Maksim Bakiyev, con trai của Tổng thống Kurmanbek Bakiyev, cùng Ngoại trưởng Kadyrbek Sarbayev gặp các đại diện của Bộ Ngoại giao và Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ. Maksim Bakiyev muốn Mỹ can thiệp để cứu vãn chiếc ghế Tổng thống của cha mình…

Maksim Bakiyev, con trai củaTổng thống Kurmanbek Bakiyev, hiện là Giám đốc Cơ quan Trung ương về phát triển,đầu tư và sáng chế đang ở Washington cùng Ngoại trưởng Kadyrbek  Sarbayev để gặpcác đại diện của Bộ Ngoại giao và Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ. Maksim Bakiyevmuốn Mỹ can thiệp để cứu vãn chiếc ghế Tổng thống của cha mình…

Cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Kurmanbek Bakiyev và chính phủ nước cộng hòanhỏ bé vùng Trung Á Kyrgyzstan đã được một tuần.

Hiện nay, Chính phủ lâm thời docựu Bộ trưởng Ngoại giao Roza Otunbayeva, Chủ tịch Đảng Dân chủ Xã hội, đứngđầu, đã kiểm soát được tình hình, tuyên bố sẽ điều hành đất nước trong 6 tháng,trong khi chờ soạn thảo hiến pháp và tổ chức bầu cử Tổng thống mới trong tự dovà công bằng.

Tuy nhiên, sau cuộc đảo chính này, Kyrgyzstan đang phải đối mặt với một số tháchthức không nhỏ.

Trật tự xã hội chưa ổn định


Trong đêm 8/4, quân đội và cảnh sát Kyrgyzstan đã phối hợp với hàng nghìn dânquân tự vệ để khôi phục và bảo vệ trật tự, trị an tại thủ đô Biskek. Nhưng tìnhtrạng “hôi của” của một số kẻ đục nước béo cò lại đang tạo những mối nguy mới vềan ninh. Bộ trưởng Nội vụ của Chính phủ lâm thời Kyrgyzstan Bolotbek Sherniyazovđã buộc phải ra lệnh cho lực lượng an ninh được lệnh bắn những kẻ hôi của, cướpphá ngay tại chỗ.

Thấy gì qua cuộc chính biến ở Kyrgyzstan?

Một nhân viên an ninh bảo vệ phủ tổng thống Kyrgyzstan bị người biểu tình bắt giữ và đánh đập

Trước đó, ngày 7/4, nhiều người lạ mặt đã đột nhập vào 3 ngôi nhà củaTổng thống Kurmanbek Bakiyev dinh thự nằm trên đại lộ Jibek Jolu và lấyđi rất nhiều đồ vật trước khi phóng hỏa.

Sau cuộc đảo chính, chính phủ mới đã phát động cuộc điều tra nhằm vàolực lượng an ninh nước này. Lực lượng an ninh nước này đang phải “chịutrách nhiệm" về vấn đề những người biểu tình bị giết và bị thương. Đâylà vấn đề hết sức phức tạp, có ảnh hưởng tiêu cực đến ổn định tình hìnhKyrgyzstan trong tương lai.

Trong khi đó, người đứng đầu chính phủ lâm thời mới ở Kyrgyzstan, bàRoza Otunbayeva tiết lộ đất nước của bà đã khánh kiệt và rằng vị tổngthống vừa bị lật đổ chỉ để lại số tiền trị giá 80 triệu USD trong ngânsách quốc gia. Bà Roza Otunbayeva kêu gọi quốc tế viện trợ khẩn cấp đểKyrgyzstan có thể chi dùng cho các hoạt động thiết yếu trước mắt.

Khó khăn về kinh tế sẽ khiến việc điều hành đất nước của chính phủ mớigặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong việc cải thiện đời sống nhân dân. Nếutình hình kinh tế - xã hội không được cải thiện nhanh chóng sẽ tiếp tụcdẫn đến bất ổn về an ninh – chính trị.

Nước ngoài can thiệp, nhòm ngó

Sau vụ chính biến ở Kyrgyzstan,Mỹ và Nga đang cùng nỗ lực để tăng vai trò của mình tại đây. Nga lên tiếng là cóthể gửi quân tới Kyrgyzstan nếu được các bên xung đột đề nghị. Ngày 10/4, Chủtịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh thuộc Hội đồng Liên bang Nga Viktor Ozerov nóirằng về nguyên tắc, binh sĩ Nga có thể tham gia sứ mệnh hòa bình ở Kyrgyzstan,nhưng chỉ trong trường hợp được các bên xung đột đề nghị.

Thấy gì qua cuộc chính biến ở Kyrgyzstan?

Xe quân sự ngoài trụ sở phủ tổng thống bị khống chế và đốt phá

Theo ông Ozerov, mặc dù các diễn biến tại Kyrgyzstan là công việc nội bộcủa nước này, song do Kyrgyzstan là một thành viên Tổ chức Hiệp ước Anninh Tập thể (ODKB) và trong khuôn khổ tổ chức này được phép tiến hànhcác sứ mệnh hòa bình, binh sĩ Nga sẽ có thể được phái đến Kyrgyzstantrong thành phần lực lượng chung của ODKB, hoặc trong thành phần liênquân thuộc Liên hợp quốc, nếu chính quyền Kyrgyzstan gửi yêu cầu đếnHĐBA - LHQ và Tổng thư ký cấp phép tương ứng cho quốc gia thành viên Hộiđồng.

Ngay sau khi chính quyền lâm thời được thành lập, Phó Thủ tướng củachính quyền lâm thời Kyrgyzstan, Almabek Atambyaev, đã sang Moscow đểtìm kiếm viện trợ kinh tế.

Mặc dù chưa công nhận chính phủ lâm thời do lực lượng đối lập thành lập,song Ngoại trưởng Mỹ bà Hillary Clinton đã điện đàm với nhà lãnh đạo lâmthời Kyrgyzstan, bà Roza Otunbayeva, đồng thời kêu gọi giới lãnh đạonước này “tiếp tục con đường hướng tới dân chủ ở Kyrgyzstan".

Ngoại trưởng Hillary nói về an ninh khu vực và vai trò quan trọng củaKyrgyzstan với tư cách là nước chủ nhà của trung tâm chuyển tiếp tại sânbay Manas.

Đáp lại, bà Otunbayeva "khẳngđịnh chính quyền Kyrgyzstan sẽ tuân thủ các hiệp định trước đây liên quan đếntrung tâm chuyển tiếp Manas” cho đến khi hợp đồng thuê hết hạn vào tháng 7 tới.Trong vài tuần nữa, đại diện của Chính phủ lâm thời Kyrgyzstan sẽ có cuộc gặpvới các nhà ngoại giao Mỹ tại Bishkek để bàn thảo về vấn đề này.

Đại sứ quán Mỹ tại Bishkek ngày 10/4 thông báo Mỹ đã bắt đầu chuyển hàng cứu trợtới Kyrgyzstan sau cuộc bạo động. Các chuyến bay chở đồ cứu trợ từ Mỹ đếnKyrgyzstan sẽ qua căn cứ không quân Manas - nơi được coi là trạm trung chuyểnquan trọng tiếp viện cho lực lượng Mỹ ở Afghanistan đang được Mỹ thuê ởKyrgyzstan.

Nguy cơ nội chiến hai miền Nam - Bắc Kyrgyzstan

Chiều 9/4, quyền Bộ trưởng Nội vụKyrgyzstan, Bolot Sherniyazov thông báo Viện Kiểm sát nước này đã khởi tố vụ ánhình sự và phát lệnh truy nã hai con trai cùng em trai của Tổng thống KurmanbekBakiyev.

Tại cuộc họp báo của Chính phủ lâm thời Kyrgyzstan ở thủ đô Bishkek, ôngSherniyazov cho biết em trai và hai con trai ông Bakiyev đều bị truy tố về tộira lệnh sử dụng vũ khí giết người.
 
Trong khi đó, người đứng đầu Chính phủ lâm thời Kyrgyzstan Roza Otunbayeva camkết đảm bảo an toàn cho Tổng thống bị lật đổ  Bakiyev nếu ông này từ chức và rờikhỏi đất nước.

Tuy nhiên, do chịu sức ép từ công chúng muốn đưa Tổng thống ra xét xử, ngày 11/4có thông tin cho rằng, bà Roza Otunbayeva thông báo chính quyền đang xem xétviệc ra lệnh bắt giữ Tổng thống Kurmanbek Bakiyev và đưa ra xét xử với cáo buộcông phải chịu trách nhiệm về việc gần 80 người đã thiệt mạng trong các vụ nổidậy vừa qua.

Các nhà lãnh đạo Chính phủ lâm thời Kyrgyzstan cũng đã cho phong toả hệ thốngngân hàng quốc gia để không cho các ngân hàng dưới sự kiểm soát của Tổng thốngBakiyev đưa các quỹ ra khỏi đất nước.

Theo giới truyền thông, ông Maksim Bakiyev, con trai của Tổng thống KurmanbekBakiyev, hiện là Giám đốc Cơ quan Trung ương về phát triển, đầu tư và sáng chếđang ở Washington cùng Ngoại trưởng Kadyrbek  Sarbayev để gặp các đại diện củaBộ Ngoại giao và Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ. Maksim Bakiyev muốn Mỹ can thiệpđể cứu vãn chiếc ghế Tổng thống của cha mình.

Thấy gì qua cuộc chính biến ở Kyrgyzstan?

Một cảnh sát Kyrgyzstan bị người biểu tình bắt giữ.

Trong khi đó, Zhanybek Bakiyev, em trai của Tổng thống bị lật đổKyrgyzstan Kurmanbek Bakiyev và từng là lãnh đạo an ninh nước này, đãcảnh báo phe đối lập rằng bất kỳ nỗ lực nào bắt anh trai ông sẽ phải đốimặt với sự đáp trả liều lĩnh và không thương tiếc.

Zhanybek Bakiyev cho rằng, những người ủng hộ Tổng thống sẵn sàng chiếnđấu với phe đối lập, mặc dù Tổng thống không hề muốn đất nước chìm trongmột cuộc nội chiến. Bakiyev vẫn nhận được sự ủng hộ truyền thống ở miềnnam đất nước với thành trì ở Jalal - Abad.

Đồng thời, Tổng thống Kurmanbek Bakiyev tuyên bố không từ chức cũng nhưkhông có kế hoạch rời Kyrgyzystan và cảnh báo rằng, Kyrgyzstan đang đốimặt với một thảm họa nhân đạo. Bakiyev khẳng định ông sẽ ở lạiKyrgyzstan vì một cuộc nội chiến rất có thể sẽ nổ ra do tình trạng chiarẽ sâu sắc giữa miền bắc và miền nam.

Ông chỉ trích mạnh mẽ chính phủ tự phong, cho rằng họ không thể vãn hồiluật pháp và trật tự. Tổng thống bị lật đổ nói ông và các thành viên nộicác đang cố gắng hết sức để ổn định tình hình đất nước. Tổng thống bịlật đổ của Kyrgyzstan nói rằng Liên hiệp quốc nên gửi lực lượng gìn giữhòa bình đến quốc gia Trung Á này để ngăn ngừa tình trạng bất ổn giatăng sau cuộc nổi dậy đẫm máu. Ông Kurmanbek Bakiyev đòi đàm phán vớiChính phủ lâm thời của phe đối lập.

Nhiều nhà phân tích đã cảnh báo về khả năng xảy ra một cuộc nội chiếngiữa miền Bắc và miền Nam Kyrgyzstan nếu ông Bakiyev tập hợp lực lượngtiếp tục đối kháng với phe đối lập.

Rõ ràng, Kyrgyzstan đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức.Những thách thức đó nằm ngay trong lòng xã hội cũng như họ phải cân nhắcđường đi nước bước trước một bên là Mỹ với quyết tâm giải quyết dứt điểmtình hình tại Afghanistan với một bên là Nga đang tìm cách thiết lập vaitrò chủ đạo ở khu vực.

Nhưng tương lai của Kyrgyzstan hoàn toàn nằm trong tay người dân nướcnày, những người thực sự có quyết tâm đổi mới và cải cách.

Theo Bình Nguyên - LêDũng
Thấy gì qua cuộc chính biến ở Kyrgyzstan?



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.