Thi thể người chết vì Ebola xuất hiện hàng ngày trên đường phố Liberia

Thi thể của những người chết do virus Ebola đang xuất hiện hàng ngày trên các đường phố ở thủ đô Monrovia, Liberia.

Thi thể của những người chết do virus Ebola đang xuất hiện hàng ngày trên các đường phố ở thủ đô Monrovia, Liberia.

Tờ Daily Mail ngày 4.9 đưa tin, thi thể của những người chết do virus Ebola đang xuất hiện hàng ngày trên các đường phố ở thủ đô Monrovia, Liberia. 

Những hình ảnh gây sốc đã phần nào phản ánh được mức độ bùng nổ dịch bệnh vượt ra ngoài tầm kiểm soát của Liberia, trong khi các chuyên gia y tế vẫn chưa tìm ra thuốc chữa.

Thi thể một người chết vì virus Ebola trên đường phố ở thủ đô Monrovia, Liberia. 

Tuy nhiên, các chuyên gia đang đặt kỳ vọng vào một phương pháp điều trị khá bất thường nhưng được cho là có thể giúp giải quyết cuộc khủng hoảng ở thời điểm này là dùng máu của người sống sót sau khi nhiễm virus Ebola. 

"Đây là phương pháp khá đơn giản", Tiến sĩ Peter Piot - Giám đốc Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London, đồng khám phá virus Ebola cho biết.

Hơn 200 chuyên gia, gồm cả các thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới đã nhóm họp tại Geneva hai ngày từ 4/9. Nhóm này đang xem xét vấn đề an toàn và hiệu quả của phương pháp điều trị trên trong bối cảnh bùng nổ dịch bệnh hiện nay.

Có khoảng nửa tá các vắc-xin chống virus Ebola đã được phát triển, nhưng chưa loại nào được thử nghiệm trên người. Nhiều sự chú ý đang tập trung vào loại thuốc ZMapp, nhưng 2 trong số 7 bệnh nhân dùng thuốc này vẫn tử vong. 

Những hình ảnh như  thế này đang xuất hiện hàng ngày và ngày càng nhiều ở Liberia. 

Ngoài ra, nguồn cung cấp các thuốc thử nghiệm này rất hạn chế và cần vài tháng mới có thể phát triển được một lượng khiêm tốn, trong khi nhu cầu lại lớn và cấp bách. 

Mạng lưới quản lý nguồn máu của WHO cho biết, đã có những người sống sót trong đợt bùng nổ dịch bệnh Ebola ở châu Phi vừa qua. Theo cơ chế sinh học, máu của những người này sẽ có kháng thể và nó thể được khai thác như một nguồn cung cấp thuốc chữa bệnh.

Trong tháng 7, các bác sĩ đã dùng máu của một cậu bé 14 tuổi người Liberia sống sót sau khi nhiễm virus Ebola để điều trị cho bác sĩ người Mỹ Kent Brantly. Brantly cũng được dùng thuốc ZMapp trong quá trình chữa bệnh. Tuy nhiên, hiện chưa rõ ông sống sót nhờ loại thuốc nào. 

Các nhân viên y tế dọn dẹp xác chết trên các đường phố. 

Dẫu vậy, các chuyên gia cũng cảnh báo rằng máu của những người sống sót sau khi nhiễm bệnh cần được sàng lọc để tránh lây nhiễm các bệnh khác trước khi đem vào sử dụng. 

Theo công bố hồi đầu tuần này WHO cho biết, dự tính đợt máu người sống sót sau khi nhiễm virus Ebola sẽ được sử dụng để điều trị vào cuối năm nay. 

Tính tới thời điểm này, hơn 3.000 người đã lây nhiễm virus Ebola và hơn 1.900 người trong số này đã tử vong. Tuần trước, WHO ước tính sẽ có khoảng 20.000 người nữa sẽ nhiễm trước khi đợt bùng nổ dịch bệnh này dừng lại.

Theo GDVN



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.