Tranh cãi vụ tòa bắt vợ bồi thường hơn 4.000 USD cho người chồng 8 năm ‘gà trống nuôi con’

Dư luận Trung Quốc tranh luận sau khi tòa án yêu cầu vợ cũ bồi thường 4.400 USD cho người chồng 8 năm 'gà trống nuôi con'.

Tòa án ở Trung Quốc yêu cầu người vợ bồi thường số tiền 30.000 nhân dân tệ (4.400 USD) cho người chồng cũ, vì anh này đã tự nuôi 2 con trong quãng thời gian 8 năm hôn nhân đổ vỡ.

Người đàn ông có tên Zhang Wei ở thành phố Huệ Châu của tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã tự nuôi dạy 2 con trong vòng 8 năm, sau khi anh này và cô vợ họ Lin chia tay. Dù cặp đôi đã không chung sống cùng nhau suốt 8 năm, nhưng tới đầu năm nay họ mới nộp đơn ly hôn.

Tranh cãi vụ tòa bắt vợ bồi thường hơn 4.000 USD cho người chồng 8 năm ‘gà trống nuôi con’-1

Yêu cầu vợ cũ bồi thường 15.000 USD, nhưng người đàn ông 8 năm 'gà trống nuôi con' chỉ nhận được hơn 4.000 USD. (Ảnh: SCMP)

Sau khi sinh đứa con thứ 2, hôn nhân của vợ chồng anh Zhang bị rạn nứt và người vợ quyết định chuyển ra ngoài sống. Trong khi đó, 2 đứa trẻ vẫn ở lại với anh Zhang, và kể từ đó anh trở thành 'gà trống nuôi con', theo Guangzhou Daily .

Đứng trước tòa án, anh Zhang nói rằng anh một mình lo mọi trách nhiệm nuôi dạy 2 con nhỏ và làm việc nhà. Anh Zhang nhấn mạnh người vợ cũ không hỗ trợ bất cứ việc gì kể cả tài chính cho 2 đứa trẻ.

Trong quá trình giải quyết ly hôn, người vợ cũ yêu cầu 2 con chung của cặp đôi vẫn ở với anh Zhang, và anh tiếp tục lo vấn đề tiền bạc nuôi con.

Tuy nhiên, anh Zhang đã không đồng thuận và yêu cầu vợ cũ bồi thường 100.000 nhân dân tệ (15.000 USD) cho quá trình anh này nuôi 2 con một mình. Nỗ lực hòa giải tại tòa án cũng đã thất bại.

Cuối cùng, tòa án ra phán quyết cô Lin phải chi trả một lần số tiền 30.000 nhân dân tệ cho người chồng cũ để bồi thường quãng thời gian anh Zhang nuôi 2 con một mình. Anh Zhang đã đồng thuận là người duy nhất nuôi 2 con sau ly hôn, và không cần vợ cũ cấp dưỡng.

Giá trị của công việc nhà cần được tôn trọng. Do đó, cần bồi thường tài chính cho người gánh vác phần lớn trách nhiệm đó trong thời gian hôn nhân', thẩm phán Long Haipeng nói với Nanfang Daily .

Câu chuyện của vợ chồng anh Zhang một lần nữa làm dấy lên cuộc tranh luận về giá trị của việc nhà trong xã hội Trung Quốc. Nhiều người cho rằng số tiền mà tòa án yêu cầu vợ cũ bồi thường cho anh Zhang là quá nhỏ, và đánh giá thấp sự hy sinh của người bố đơn thân này.
'30.000 nhân dân tệ là số tiền quá nhỏ. Đối với những người lo công việc nhà dù là phụ nữ hay đàn ông, họ xứng đáng nhận được số tiền bồi thường nhiều hơn thế sau ly hôn, có phải không?', một cư dân mạng viết.

'Tôi đồng tình. Tôi còn nghĩ số tiền ban đầu mà anh ấy yêu cầu vợ cũ bồi thường cũng đã là quá nhỏ. Anh ấy vừa đi làm, vừa phải chăm sóc 2 đứa trẻ', một người khác bày tỏ quan điểm.

Trên thực tế, xã hội Trung Quốc đang nhận thức rõ hơn về giá trị trong việc phân chia công việc nhà giữa các cặp vợ chồng. Bộ luật Dân sự được Trung Quốc thi hành vào năm 2021 đã quy định rằng, vợ/chồng từng phải đảm nhận khối lượng lớn công việc nhà, chăm sóc con cái và chăm lo cho người già trong nhà có quyền hợp pháp yêu cầu được bồi thường tài chính từ người còn lại, nếu như hai người quyết định ly hôn. Bộ luật này của Trung Quốc không phân biệt giới tính, và đều bảo vệ quyền lợi cho vợ/chồng làm công việc nhà toàn thời gian. Trong các vụ ly hôn, phần lớn phụ nữ là người yêu cầu được bồi thường cho quãng thời gian làm việc nhà trong những năm tháng hôn nhân.

Hồi tháng Sáu, một người phụ nữ ở miền đông Trung Quốc đã nhận được khoản bồi thường 4.500 USD cho 7 năm làm bà nội trợ toàn thời gian và làm mẹ.

Hồi đầu năm nay, một tòa án ở Bắc Kinh đã đưa ra phán quyết yêu cầu một người phụ nữ chi trả 10.000 nhân dân tệ (1.500 USD) cho chồng cũ để bù đắp cho việc người chồng đã tự nuôi con chung trong gần 4 năm.

Trước đó, vào năm 2020, một tòa án khác ở Bắc Kinh cũng đã yêu cầu người chồng trả 50.000 nhân dân tệ (7.500 USD) cho vợ cũ, do cô này đã phải ở nhà nội trợ suốt 5 năm.

Theo Infonet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://infonet.vietnamnet.vn//gia-dinh/tu-van/tranh-cai-boi-thuong-hon-4-000-usd-cho-8-nam-ga-trong-nuoi-con-417001.html

Ly hôn


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.