Trẻ mầm non: Cô giáo nói chân cô sạch và bảo con liếm

Lời nói của con trẻ sau chuỗi ngày đi học về kém vui khiến gia đình bất bình. Xung quanh vấn đề này, người làm cha mẹ...

Lời nói của con trẻ sau chuỗi ngày đi học về kém vui khiến gia đình bất bình. Xung quanh vấn đề này, người làm cha mẹ và người làm công tác dạy trẻ bày tỏ suy nghĩ trái ngược nhau.

Trẻ mầm non: Cô giáo nói chân cô sạch và bảo con liếm
Một vụ bạo hành trẻ trong giờ học khiến dư luận Trung Quốc bất bình.

Cư dân mạng tố cáo giáo viên mầm non bắt trẻ con liếm chân

"So với những vết thương ngoài da từ việc giáo viên tát, đạp trẻ nhỏ, sự tổn thương về tinh thần, nội tâm trẻ mới thực sự nghiêm trọng và khó có thể chấp nhận".

Đây là chia sẻ của một cư dân mạng họ Từ, gửi đến tòa soạn báo Sina (Trung Quốc) hôm 20/8 vừa qua sau khi báo này đăng tải bài viết "Liên tiếp xuất hiện thông tin khó nghe về trường mầm non, nguyên nhân là do giáo viên thiếu tố chất?" khiến dư luận xôn xao.

Trẻ mầm non: Cô giáo nói chân cô sạch và bảo con liếm - Ảnh 1.

Một em bé bị giáo viên thẳng tay lôi vào nhà vệ sinh. Hình ảnh do camera trong lớp học ghi lại.

Theo lời anh Từ, với những sự cố xảy ra ở trường mẫu giáo hiện nay, cần có camera giám sát mới mong giải quyết sự việc rõ ràng.

Ở thành thị, các trường mầm non hiện nay đều có lắp camera nên trên lớp xảy ra chuyện gì, hầu như phụ huynh đều nắm được.

Thế nhưng ở các vùng nông thôn, vì điều kiện còn khó khăn nên việc giám sát bằng camera chưa phổ biến. Trong khi đó, những việc "ngoài tưởng tượng" ở những nơi đó cũng chẳng ít.

Sự việc xảy ra với cháu họ anh Từ cách đây 2 tháng đã khiến người trong nhà không nén nổi cơn thịnh nộ.

Anh Từ cho biết, cháu họ anh đang theo học ở một trường mầm non ở thành phố Lai Dương, trực thuộc thành phố Yên Đài, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.

Ban đầu, đứa bé đi học về tinh thần rất vui vẻ phấn chấn. Tuy nhiên vài ngày sau đó, mọi chuyện bắt đầu trở nên khác lạ. Đi học về, bé không cười, nhìn ủ rũ, hay cáu và luôn giục bà phải rửa chân cho mình thật sạch.

Một buổi tối, bé bắt bà nội phải rửa chân cho mình vài lần kèm theo lời nhắc: "Bà nhất định phải rửa chân cho cháu thật sạch mới thôi". Bà nội bé cảm thấy rất khó hiểu.

Sau nhiều ngày hỏi chuyện, cuối cùng bé mới nói: "Cô giáo cháu nói chân cháu không sạch, chân cô sạch hơn và bảo cháu liếm chân cô…"

Trẻ mầm non: Cô giáo nói chân cô sạch và bảo con liếm - Ảnh 2.

Những đứa trẻ phải xếp hàng chờ đợi để giáo viên "xử lý" vì không chịu ngủ trưa.

Anh Từ cho biết, lời của con trẻ đã khiến cả gia đình bé vô cùng giận giữ. Họ lập tức tìm đến trường hỏi cho rõ ràng nhưng giáo viên tất nhiên không thừa nhận và giải thích rằng "cô chỉ nói đùa vậy thôi, chứ không bắt trẻ phải liếm chân thật".

"Nếu có camera giám sát, dám chắc vị giáo viên kia không giám cư xử quá đáng như thế", anh Từ khẳng định.

Thế nhưng một số giáo viên lại nêu quan điểm của mình cho rằng, trong quá trình giáo dục trẻ thành người, việc gắn máy quay giám sát không phát huy được hiệu quả tích cực.

Camera giám sát có khiến giáo viên và phụ huynh càng thêm đối lập?

Hiệu trưởng trường mầm non của tập đoàn Hải Dương Đông Phương (thành phố Yên Đài, Sơn Đông) – Tôn Viên Trường đã làm nghề dạy trẻ nhiều năm và người này có quan điểm hoàn toàn khác biệt với anh Từ về vai trò của camera trong lớp học.

Cô Tôn cho biết, camera không phải là một thiết bị vạn năng.

Trẻ mầm non: Cô giáo nói chân cô sạch và bảo con liếm - Ảnh 3.

Hành vi bạo hành trẻ của giáo viên mầm non. Nếu không có camera giám sát, có lẽ phụ huynh khó mà biết trong lớp con cái mình bị đối xử như thế này.

Theo lời vị hiệu trưởng này, con cái là "cục vàng, cục bạc" của bộ mẹ. Khi trẻ ở trường có xảy ra sự cố ngoài ý muốn, lẽ dĩ nhiên phụ huynh sẽ rất lo lắng nhưng nhiều người lại hoàn toàn tin vào lời của trẻ nhỏ mà không suy nghĩ một cách lý trí.

Trong thời đại giám sát toàn diện như hiện nay, nhiều phụ huynh chỉ tin vào hình ảnh máy quay và dễ dàng "đối đầu" với trường học của con.

"Hãy thay đổi vị trí một chút và nghĩ xem, nếu mỗi ngày 24 tiếng sống dưới sự giám sát, nhất cử nhất động đều bị ‘soi’, mọi người thấy dễ chịu không? Giáo viên cũng cần được tôn trọng?"

Ỷ lại, dựa dẫm vào camera giám sát, giữa người nhà học sinh và nhà trường càng trở nên thiếu tin cậy nhau.

"Một khi xảy ra chuyện không hay, nếu đã nghe trẻ nói thì cũng cần nghe giáo viên giải thích. Nếu trẻ nhỏ bị ức hiếp, phụ huynh hãy dạy con cách phản ứng chuẩn mực, điều đó mới có ích cho con sau này", cô Tôn nói.

Trẻ mầm non: Cô giáo nói chân cô sạch và bảo con liếm - Ảnh 4.

Hãy tạo cho trẻ một môi trường giáo dục tốt nhất, tránh xa bạo lực, cô yêu trẻ, trẻ yêu cô, khi đó, camera giám sát thực sự sẽ chẳng cần thiết.

Vì thể diện hay vì trẻ nhỏ?

Bài báo cũng đề cập đến khả năng khi trẻ nhỏ xảy ra chuyện không hay, huynh học sinh sẽ xử lý theo cách nào? Những hành vi quá khích, làm ầm lên suy cho cùng là vì trẻ nhỏ hay vì thể diện của phụ huynh?

Một cư dân mạng có nick name "Hoa hướng dương" – mẹ của một bé gái 4 tuổi bày tỏ quan điểm: "Các hành vi quá khích, làm lớn chuyện sẽ không giải quyết được tận gốc vấn đề. Phần lớn các phụ huynh nghĩ rằng, cùng lắm thì chuyển trường cho con là xong."

Theo người mẹ này, việc trẻ nhỏ đi học có xô xát, bị đánh là có và cũng là hiện tượng phổ biến nhưng ở mức độ khác nhau. Trong trường hợp này, người lớn hãy tìm cách giải quyết nhẹ nhàng, bảo ban theo hướng có lợi nhất cho con.

"Trẻ nhỏ trong giai đoạn học mẫu giáo khá nghịch ngợm vì các bé chưa ý thức được mọi chuyện. Cũng vì lý do này mà giữa trẻ nhỏ mới hay xảy ra xô xát.

Khi phát sinh chuyện ngoài ý muốn, dù là phụ huynh hay nhà trường đều cần phải chú trọng hướng dẫn, nói cho bé biết sai ở chỗ nào, sửa ra sao.

Dù là trẻ con nhưng các bé cũng đều có tư duy riêng. Người lớn nên nhẫn nại, tìm hiểu và bảo ban con chứ không nên làm to chuyện hay phạt con cho xong chuyện".

Trẻ mầm non: Cô giáo nói chân cô sạch và bảo con liếm - Ảnh 5.

Quan tâm, bảo ban trẻ, giúp trẻ phân biệt chuyện tốt, xấu, dạy trẻ cách phản ứng chuẩn mực trước mỗi tình huống là việc mà phụ huynh nên làm cho con khi bé còn ở độ tuổi mầm non.

Còn theo cô Tôn Viên Trường: "Những tin tức không hay ở trường học khiến phụ huynh chú ý quá nhiều đến những sự cố với trẻ mà quên mất việc hướng dẫn, bảo ban trẻ.

Trước đây khi trẻ đi học về, chúng ta thường hỏi hôm nay ở trường học gì, chơi có vui không nhưng bây giờ, nhiều người chỉ quan tâm con có bị bắt nạt không, có bị bạn đánh không. Điều này nếu tái diễn lâu sẽ ảnh hưởng không tốt đến tính cách của trẻ."

theo Trí Thức Trẻ


Trường mầm non


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.