Trục lợi trên sự sợ hãi

Ở vào thời điểm mà sự sợ hãi vẫn còn in dấu trên gương mặt loài người về một“đại dịch cúm AH1N1” thì người ta phát hiện có những điều dối trá.

Ở vào thời điểm mà sự sợ hãi vẫn còn in dấutrên gương mặt loài người về một “đại dịch cúm A/H1N1” thì người ta pháthiện có những điều dối trá. Đó là những cú vận động hành lang với những mónlợi kếch sù, là những cú bắt tay ăn lương từ các hãng dược của các chuyêngia y tế...

Bác sĩ Wolfgang Wodarg, chủ tịch Ủy ban Y tế của Hội đồng châu Âu, mô tả “đạidịch” cúm A/H1N1 là “một trong những xìcăngđan y tế lớn nhất thế kỷ”. Ở thờiđiểm mà sự sợ hãi vẫn còn in dấu trên gương mặt loài người về một “đại dịch kinhhoàng” đang chờ chực trước cửa nhà... thì người ta phát hiện những điều dối trá.

Và đáng kinh hoàng, mọi việc lại bắt đầu từ chính trong nhóm chuyên gia tư vấnchiến lược (SAGE) của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)!

Năm 1999, tổng giám đốc WHO quyết định thành lập SAGE với vai trò là nhóm cố vấncho WHO về các chương trình văcxin và miễn dịch. Trong chiến dịch “đầu độc dưluận” của các tập đoàn dược phẩm theo cáo buộc của bác sĩ Wodarg, SAGE đóng vaitrò cực kỳ quan trọng bởi là nhóm tư vấn cho các nước thành viên WHO nên mualoại văcxin nào và với số lượng bao nhiêu.

Ngày 7-1, bí mật xìcăngđan tham nhũng của SAGE bị đưa ra ánh sáng khi báo chíPhần Lan đưa tin Viện nghiên cứu THL ở Phần Lan đã nhận hơn 9 triệu USD tiền“nghiên cứu văcxin” từ Tập đoàn dược phẩm Anh GlaxoSmithKline (GSK) trong năm2009.

Điều đáng nói viện trưởng Viện THL là giáo sư Juhani Eskola, một thành viên củaSAGE. Báo chí Phần Lan chỉ moi được thông tin này từ chính phủ sau khi viện đếnLuật tự do thông tin Phần Lan.

Trục lợi trên sự sợ hãi

Đến ngày 11-1-2010, học sinh Trường THCS Nguyễn Du, Q.Gò Vấp, TP.HCM vẫn đeo khẩu trang phòng cúm A/H1N1. Một số học sinh ở đây cho biết từ ngày khai giảng đến nay, học sinh của trường luôn đeo khẩu trang, chưa ngày nào nghỉ đeo (Ảnh: Lưu Trang)

“Thân” ở WHO, “hồn” tại... hãng dược

Với số tiền “hỗ trợ” này, GSK đã trở thành nguồn cung cấp tài chính lớn nhất củaViện THL. Truyền thông Phần Lan cho biết giáo sư Eskola là giám đốc Chương trìnhnghiên cứu văcxin Phần Lan. Sau khi Hãng GSK sản xuất loại văcxin cúm A/H1N1 cótên Pandemrix, chính Viện THL của giáo sư Eskola và WHO đã đề nghị Chính phủPhần Lan tích trữ loại văcxin này.

Theo quy định của WHO, các chuyên gia SAGE phải báo cáo mọi mối liên hệ tàichính, đặc biệt là các mối quan hệ tài chính với các tập đoàn dược phẩm, lươngtư vấn và các nguồn thu khác... Tuy nhiên, trên thực tế giáo sư Eskola khôngphải là chuyên gia tư vấn của WHO duy nhất nhận tiền từ các hãng dược phẩm. VàWHO chưa bao giờ công bố thông tin này.

Nhật báo Phần Lan Thông Tin mới đây công bố danh sách các chuyên gia WHO có mốiquan hệ tài chính chặt chẽ với các hãng dược phẩm. Theo danh sách này, bác sĩPeter Figueroa, giáo sư Sở Y tế Jamaica, hiện là thành viên SAGE, đã nhận tiềntừ Hãng Merck. Bác sĩ Neil Ferguson thuộc ĐH Imperial London nhận hỗ trợ tàichính từ các hãng Baxter, GSK và Roche. Giáo sư Malik Peiris thuộc ĐH Hong Kong,cũng là thành viên SAGE, nhận tiền từ Baxter, GSK và Sanofi Pasteur.

Cũng trong danh sách này, bác sĩ Arnold Monton thuộc ĐH Michigan (Mỹ) là cố vấncho các hãng Chiron, GSK, MedImmune, Roche, Novartis, Baxter, Sanofi Pasteur vànhận tiền từ các hãng này. Bác sĩ Friedrich Hayden (Anh) là cố vấn cho các hãngMedImmune và Sanofi Pasteur, do đó nhận tiền từ các hãng này. Ngoài ra ôngHayden còn nhận tiền từ Roche, RW Johnson và SmithKline Beecham.

Tất cả thông tin này đều không có trên trang web của WHO. Từ trước đến nay cácnhân vật danh tiếng này thường được WHO mô tả là các “chuyên gia độc lập”. Nhưngtrên thực tế, tên của họ lại nằm trong bảng lương của các tập đoàn dược.

Báo chí Phần Lan mô tả đây là dấu hiệu của “tình trạng tham nhũng có hệ thống” ởWHO.

Chuyện một chuyên gia y tế nhận tiền của các hãng dược trong “đại dịch” cúmA/H1N1 không phải là chuyện chưa từng bị phát hiện. Hồi tháng 7-2009, báo chíAnh đã lật tẩy việc giáo sư Roy Anderson, một cố vấn cấp cao cho Chính phủ Anhtrong chương trình chống cúm A/H1N1, lại có chân trong ban quản trị GSK và nhậnmức lương hơn 187.000 USD/năm. GSK đã bán một lượng lớn văcxin cúm A/H1N1 vàkháng sinh cho Chính phủ Anh.

“Bác sĩ cúm” - Kẻ gieo rắc sự sợ hãi

Trục lợi trên sự sợ hãi

“Bác sĩ cúm” Albert Osterhaus (Ảnh: Onlinejournal)

Ngoài các thành viên SAGE, theo báo chí Hà Lan, giáo sư Albert Osterhaus thuộcĐH Eramus ở Rotterdam, Hà Lan, là một trong những nhân vật chính thổi phồng sựđe dọa tưởng tượng.

Được mệnh danh là “bác sĩ cúm”, giáo sư Osterhaus là chuyên gia Nhóm công tác tưvấn chính sách về văcxin cúm A của WHO, đồng thời là chủ tịch Nhóm công tác khoahọc châu Âu về cúm (ESWI) cũng thuộc WHO.

Theo truyền thông Hà Lan, bác sĩ Osterhaus là người đóng vai trò tư vấn chủ chốttrong việc WHO công bố cúm A/H1N1 là “đại dịch”. Trước ngày 11-6-2009, khi tổnggiám đốc WHO Margaret Chan công bố “đại dịch” cúm A/H1N1 đã lên cấp độ 6, bà đãcó cuộc thảo luận đầy căng thẳng với nhóm SAGE và các chuyên gia khác của WHO,trong đó nổi bật là bác sĩ Osterhaus.

Suốt cả năm 2009, ông Osterhaus thường xuyên xuất hiện trên truyền hình Hà Lan,cảnh báo về nguy cơ khủng khiếp của cúm A/H1N1. Trong khi đó, đến tháng 10-2009,báo chí Hà Lan phát hiện bác sĩ Osterhaus đã nhận hỗ trợ tài chính từ các hãngBaxter, Crucell, Novartis, Hoffman-La Roche, MedImmune, Nobilon, Sanofi Pasteur,MSD, GSK và Solvay. ESWI do ông Osterhaus làm chủ tịch cũng nhận tiền tài trợcủa các hãng này.

Từ thời điểm đó, Chính phủ Hà Lan bắt đầu điều tra các hoạt động của bác sĩOsterhaus.

Theo thông tin từ Ủy ban châu Âu, bác sĩ Osterhaus từng tham gia cuộc điều trađại dịch SARS ở Hong Kong năm 2003. Từ năm 1997, khi cúm gia cầm H5N1 xuất hiện,ông Osterhaus vận động khắp Hà Lan và cả châu Âu cho lý thuyết virus H5N1 đã“biến đổi gen” và lây lan dễ dàng từ người sang người. Để chứng minh cho lýthuyết này, ông Osterhaus và các trợ lý bắt đầu thu thập phân gia cầm từ khắp HàLan để chứng minh sự tồn tại của virus H5N1 biến đổi gen.

Nhưng trên thực tế virus H5N1 không hề biến đổi gen và không dễ dàng lây lan từngười sang người. (Còn nữa)

“Nạn nhân” trong trò “kiếm tiền trên sự sợ hãi” của các hãng dược phẩm lớn là những quốc gia lắm của nhiều tiền. Giờ đây họ cũng đang phải cật lực xoay xở để thoát ra thế bí của những khoản tiền tỉ (USD) bị chôn vùi.

Theo Hiếu Trung
Trục lợi trên sự sợ hãi



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.