Vẫn còn uẩn khúc...

Tòa án Tối cao Nhật Bản mới đây đã bác bỏ đơn kháng cáo và y án phán quyết của tòa thượng thẩm xử tử hình đối với Masuml Hayashi, nữ bị cáo đã đầu độc gần một trăm người tại Wakayama hồi năm 1998, qua đó kết thúc quá trình xét xử vụ trọng án kéo dài cả thập kỷ này tại xứ xở hoa anh đào.

Theo phán quyết của Tòa án Tối cao, Hayashi, một bà nội trợ 47 tuổi, ngày 25/7/1998 đã phạm tội giết hại 4 người, trong đó có hai trẻ em và làm 63 người khác bị ngộ độc nặng bằng cách bỏ thạch tín vào món súp càri được phát miễn phí cho đông đảo người tham dự một lễ hội mùa đông tại tỉnh Osaka, dù không có bằng chứng trực tiếp cho thấy nữ bị cáo này có liên quan đến vụ việc trên cũng như không rõ động cơ nào đã thúc đẩy Hayashi gây án.

Tuyên bố của Tòa án Tối cao hôm 21/4 khẳng định những bằng chứng gián tiếp đã chứng tỏ một "mức độ xác tín không thể nghi ngờ" rằng chính Hayashi là thủ phạm và dù thực tế là tòa án thượng phẩm đã không thể chứng minh được động cơ gây án cũng "không tác động nhiều đến phán quyết" rằng chính Hayashi đã phạm tội ác nghiêm trọng này.

Khẳng định tác động to lớn của vụ việc đối với niềm tin xã hội cũng như thái độ dường như không hề tỏ ra hối cải về tội ác này, phán quyết của Tòa án Tối cao có đoạn: "Trách nhiệm hình sự của bị can (Hayashi) lá cực kỳ nghiêm trọng... Tòa (tối cao) không có lựa chọn nào khác ngoài việc phê chuẩn án tử hình mà tòa án phúc thẩm đã tuyên".

Hiện, động cơ gây án của Hayashi vẫn còn là điều bí ẩn, tuy nhiên các công tố viên khẳng định đối tượng đã bị "chọc tức bởi thái độ xa lánh của các bà nội trợ khác nơi Hayashi sinh sống" khi bà ta đi đến địa điểm nấu món súp càri vào ngày xảy ra vụ việc.

Trong phiên xét xử tại Tòa án Tối cao, luật sư biện hộ của Hayashi đã bác bỏ kết quả phân tích của các chuyên gia khoa học rằng chất thạch tín trong món súp được nấu trùng với mẫu vật được tìm thấy tại nhà riêng của Hayashi và những nơi khác mà bà nội trợ này thường lui tới, cũng như lời khai của một người hàng xóm cho hay đã có lúc chỉ còn một mình Hayashi ngồi trông nồi súp.

Tuy nhiên, các luật sư biện hộ cho Hayashi đã tranh luận tại tòa rằng nhà chức trách trong quá trình điều tra đã lưu trữ mẫu vật thạch tín không nghiêm túc. Ngoài ra, theo họ, có khả năng nhân chứng cho biết Hayashi có lúc ngồi trông nồi súp một mình có thể đã nhầm lẫn và người đó có thể chính là con gái của hayashi.

Trước khi phiên tòa trên diễn ra, trong một cuộc phỏng vấn do hãng tin Kyodo thực hiện tại nhà tù Osaka, Hayashi khẳng định bà muốn "hung thủ thực sự của vụ án này sẽ bị phát hiện càng sớm càng tốt". Hayashi cũng cho hay có một "ý tưởng" về kẻ đã thực sự gây ra tội ác này, song không tiết lộ chi tiết.

Sau khi không nhận tội trong lần xét xử đầu tiên tại Tòa án quận Wakayama diễn ra hồi tháng 5/1999, Hayashi đã giữ thái độ im lặng, không hợp tác với các công tố viên, và nhận mức án tử hình vào năm 2002. Sau đó, đến phiên xét xử tại Tòa án Thượng thẩm Osaka, các thẩm phán vẫn giữ nguyên bản án của tòa án quận, buộc Hayashi phải kháng cáo lên Tòa án Tối cao, dù đã bắt đầu có thái độ hợp tác với các điều tra viên. Cũng trong phiên tòa thượng thẩm hồi năm 2005, tòa án cùng cáo buộc Hayashi âm mưu dùng thạch tín để giết chồng và một người đàn ông quen biết nhằm chiếm đoạt tiền bảo hiểm.

Theo Đào Diệu



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.