Vì 1 thông tin tình báo giả, Từ Hy Thái hậu "thất sắc" quyết tuyên chiến với cả thế giới

Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, có lẽ chẳng có ai dám tuyên chiến với cả thế giới như Từ Hy Thái hậu....

Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, có lẽ chẳng có ai dám tuyên chiến với cả thế giới như Từ Hy Thái hậu. Thế nhưng, lý do dẫn đến cuộc chiến này mới thật bẽ bàng làm sao.

Cuối thời kỳ Từ Hy Thái hậu nắm quyền điều hành, Trung Quốc phải chịu đựng không ít… nhục nhã. Hiện tượng cắt bớt đất đai để đền bù, bồi thường theo các thỏa thuận ký kết với nước ngoài diễn ra không ngừng.

Tục ngữ có câu: Con thỏ đến lúc cùng quẫn cũng quay ra cắn người chứ chưa nói đến "bề trên" của một đất nước.

Trong những năm cuối đời, Từ Hy đã làm một việc… "mạnh tay", không ngần ngại tuyên chiến với cả thế giới, đưa Trung Quốc vào thế bí khi đối đầu với hàng loạt quốc gia (liên quân 8 nước). Dấu mốc thời gian đó là ngày 21/6/1900.

Đáng nhấn mạnh là, nguyên nhân khiến người phụ nữ này có những động thái bất thường đó, không ngờ lại là một thông tin tình báo giả.

Vì 1 thông tin tình báo giả, Từ Hy tuyên chiến với cả thế giới - Ảnh 1.

Chân dung Từ Hy Thái hậu.

"Truy tìm" nguồn gốc thông tin tình báo giả

Đêm muộn ngày 20/5/1900, con trai một viên quan trong triều đình Đại Thanh mật báo với đại thần trong triều khi đó là Vinh Lộc rằng, công sứ các nước đã quyết định liên hiệp với nhau, đưa ra quyết định "cưỡng chế truất ngôi Hoàng thái hậu, chuyển giao quyền lực cho người khác".

Thông tin này khiến Vinh Lộc thất sắc, sợ hãi. Các nước lớn muốn can thiệp sâu vào tình hình nội bộ của Trung Quốc, điều này lại do con trai của kẻ tâm phúc với mình mật báo, 10 phần thì có đến 9 phần đáng tin cậy, đây rõ ràng là điều không thể làm ngơ.

Một khi sự việc này là có thật, không chỉ Từ Hy khốn đốn mà Thanh triều cũng nguy to. Suy nghĩ rất nhanh, Vinh Lộc vội vã vào cung đem việc này loan báo cho bà Thái hậu.

Nghe xong "tin dữ", Từ Hy Thái hậu cũng hồn bay phách lạc. Trong cuộc thiết triều diễn ra sau đó, người phụ nữ nắm quyền điều hành cả một triều đại vãn Thanh lắp bắp không thành lời.

Khi thông tin tình báo này được tuyên bố trước các đại thần, ai nấy đều không khỏi thảng thốt, kinh ngạc.

Trong bối cảnh bị kích động mạnh, quần thần trong triều khi đó đều đồng loạt cất lời thề sẽ tận trung với Hoàng Thái hậu, chiến đấu với bè lũ phương Tây đến cùng.

Về phía mình, Từ Hy khi đó đã động viên quần thần rằng: "Chiến đấu cũng chết, không chiến đấu cũng chết, đợi cũng chết, vậy thì do dự gì nữa mà không đánh".

Vì 1 thông tin tình báo giả, Từ Hy tuyên chiến với cả thế giới - Ảnh 2.

Hình ảnh minh họa cho cuộc đối đầu giữa quân đội Thanh triều và liên quân 8 nước.

Và như thế, cuộc thiết triều khi đó trở thành cuộc "tổng động viên trước chiến tranh". Quyết định của Từ Hy đã mở rộng cửa thành, đón lực lượng tham gia phong trào Nghĩa Hòa Đoàn vào kinh.

Phong trào này bùng nổ ở miền Bắc Trung Quốc trong năm 1990, với tôn chỉ hoạt động là chống lại sự bành trướng thế lực nước ngoài trong các lĩnh vực giao thương, chính trị, văn hóa, công nghệ, và Thiên chúa giáo.

Chính quyền của Từ Hi Thái hậu vốn đã ác cảm với phương Tây, nay lại thêm tin mật báo, nguy cấp đến nơi nên việc mở cửa, ủng hộ Nghĩa Hòa Đoàn cũng là điều dễ hiểu.

Thế nhưng, dưới bàn tay chèo lái trong suốt 40 năm của Từ Hy Thái Hậu, con thuyền Đại Thanh chí ít cũng có thể nói khá ổn định. Vậy thì tại sao lần này, bà ta lại dễ bị kích động đến như vậy?

Nhà sử học người Mỹ Moses (thầy của nhà sử học John King Fairbank) từng nói: "Bình thường, Từ Hy Thái hậu làm việc gì cũng đều để một đường lui nhưng lần này thì khác".

Trước đây, đối đầu với các nước phương Tây cường thịnh là Trung Quốc, là vương triều Đại Thanh. Nhưng xét từ thông tin tình báo thì lần này, các nước đang nhắm đến cá nhân Thái hậu.

Họ phủ nhận năng lực của bà ta, không thừa nhận tính hợp pháp trong việc nắm quyền thống trị của bà ta hòng đưa Hoàng đế Quang Tự lên cướp quyền. Điều này khiến Từ Hy không cam tâm.

Vì 1 thông tin tình báo giả, Từ Hy tuyên chiến với cả thế giới - Ảnh 3.

Thông tin tình báo giả đã khiến Từ Hy không thể ngồi yên chờ bị truất quyền.

Tuy nhiên theo tìm hiểu, đánh giá và phân tích của các nhà sử học thì thông tin tình báo khiến Từ Hy Thái hậu giật mình thực chất là một thông tin giả.

Đây vốn chỉ là một bài xã luận được đăng trên tờ báo tiếng Anh có tên "Bắc Hoa Tiệp báo", do hiệp hội doanh nghiệp Anh quốc tại Thượng Hải quản lý.

Nhiều khả năng trước khi được phê chuẩn, duyệt đăng, thông tin này đã được nhân viên người Trung Quốc làm việc tại đây biết được và rò rỉ ra bên ngoài.

Sau khi được "thêm mắm thêm muối", nó vô tình trở thành tin tình báo "rất có giá trị" và được đưa đến tai Từ Hy Thái hậu.

Trả giá đắt

Sau khi ủng hộ phe Nghĩa Hòa Đoàn, quân đội Thanh triều đã tiêu diệt khoảng 2.000 người ngoại quốc, buộc các nhà ngoại giao, tướng lĩnh, thường dân nước ngoài phải rút lui tới các tòa công sứ cầm cự chờ quân tiếp viện trong suốt 55 ngày.

Tuy nhiên, khi liên quân 8 nước với 20,000 quân tiến vào Trung Quốc, Thanh triều nhanh chóng bị đánh bại, Bắc Kinh chính thức thất thủ vào trung tuần tháng 8/1900.

Vì 1 thông tin tình báo giả, Từ Hy tuyên chiến với cả thế giới - Ảnh 4.

Cảnh tượng dân chúng Trung Quốc dưới thời kỳ Từ Hy điều hành chính quyền.

Thực tế này đã buộc cả hoàng tộc và bá quan văn võ Thanh triều phải rời Tử Cấm Thành đến Tây An lánh nạn.

18 tháng khi hòa ước Tân Sửu được ký kết vào năm 1901, vua tôi nhà Thanh mới được trở về Bắc Kinh nhưng cùng với đó, triều đình cuối cùng của Trung Quốc buộc phải đưa ra nhiều cam kết.

Một trong số đó là duy trì sự hiện diện của phương Tây ở Bắc Kinh, mở cửa tất cả thương cảng của mình cho người nước ngoài tự do buôn bán.

Ngoài ra, Thanh triều cũng đồng thời phải bồi thường chiến phí lên đến 67 triệu bảng Anh – tương đương một năm thu nhập của triều đình.

Với Từ Hy, có lẽ những gì phải trải qua chẳng thấm vào đâu, bởi sau sự cố này, bà Thái hậu chẳng hề bị quy kết là kẻ châm ngòi cho chiến tranh, vẫn tiếp tục được nắm quyền điều hành cao nhất đối với Trung Quốc lúc bấy giờ.

Suy cho cùng, một thông tin tình báo giả chỉ khiến Từ Hy phải lưu vong một thời gian. Còn với người dân Trung Quốc khi đó, đó là cả một gian đoạn đầy thống khổ.

theo Thế giới trẻ


Từ Hy Thái hậu


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.