Đừng gọi Ronaldo là huyền thoại...

...vì những chiến quả mà Ronaldo từng đạt được, nhất là ở kỳ Euro lần này đang nâng bước anh trên con đường đi vào thần thoại. Thần thoại về một chiến binh túc cầu bất tử.

...vì những chiến quả mà Ronaldo từng đạt được, nhất là ở kỳ Euro lần này đang nâng bước anh trên con đường đi vào thần thoại. Thần thoại về một chiến binh túc cầu bất tử.

Kỷ lục là sự ghi nhận

Tính ra, Ronaldo hiện đang nắm trong tay ngót nghét 50 kỷ lục, ở tầm bóng đá thế giới, bóng đá châu Âu, Tây Ban Nha lẫn Real Madrid. Ronaldo không hướng đến kỷ lục, mà kỷ lục tự đến với anh như sự ghi nhận cho những nỗ lực không mệt mỏi trong hơn chục năm qua.

Euro lần này ghi nhận việc chân sút người Bồ Đào Nha cân bằng kỷ lục ghi 9 bàn tại VCK Euro của huyền thoại bóng đá Pháp Michael Platini. Kỷ lục này nhận không ít sự dè bỉu, bởi Platini hoàn thành kỷ lục chỉ trong 1 kỳ Euro, còn Ronaldo cần đến 4 kỳ Euro để đạt được.

Đừng gọi Ronaldo là huyền thoại... - Ảnh 1.

Ronaldo cần hơn 12 năm để san bằng kỷ lục mà Platini chỉ cần có nửa tháng để thiết lập. Nhưng nên nhớ rằng CR7 còn giữ kỷ lục về số lần ra sân, ghi bàn và kiến tạo nhiều nhất và ghi bàn ở cả 4 VCK Euro liên tiếp. Hơn 12 năm trời, không những ổn định phong độ, mà càng chơi, anh càng hay.

Từ lần đầu tiên đặt chân đến VCK Euro 2004, tới trận chung kết Euro 2016 là hành trình của một cầu thủ trẻ tìm kiếm sự công nhận, đến vị trí độc tôn đỉnh cao của bóng đá thế giới.

Hành trình băng qua 4 kỳ Euro ấy của Ronaldo, cũng là hành trình từ thế hệ vàng của bóng đá Bồ Đào Nha, đến duy nhất một ngôi sao gồng mình kéo một ĐTQG "thường thường bậc trung" vào trận chung kết thứ nhì, sau hơn 12 năm. Đâu đó là hình ảnh Maradona với Argentina ngày nào.

Bóng dáng thần thoại

Trong thần thoại Hy Lạp, người anh hùng Hercules lập 12 kỳ công lưu danh đến muôn đời sau. Trong kỳ công thứ 11, chàng vượt qua miền đất xứ Libya, tại đây Hercules gặp thần Antateus - con trai thần biển Poseidon và nữ thần đất mẹ Gaia.

Chưa từng có ai địch nổi Antateus, bởi một khi chân vị thần này còn chạm đất, thì còn nhận được sức mạnh của mẹ, lại mạnh hơn. Hercules sau nhiều lầu vật ngã nhưng không thắng nổi, bèn nhấc bổng kẻ thù lên, và xiết chặt trên không cho đến chết.

Như một sự trùng hợp, trận đấu bán kết gặp xứ Wales của "vị thần" Gareth Bale, sau hiệp đấu đầu tiên không thể công phá được thành trì vững chắc của thủ thành Hennessey, rốt cuộc Ronaldo đã có bàn thắng xuyên thủng lưới đối phương bằng một pha không chiến xuất thần.

Đừng gọi Ronaldo là huyền thoại... - Ảnh 2.

Pha không chiến đưa Ronaldo đi vào lịch sử.

Pha không chiến xuất thần ấy, Ronaldo băng lên, bật cao đến 85cm, giữ mình dừng trên không 0,85 giây để thực hiện cú đánh đầu đưa bóng đi với tốc độ 71,294 km/h găm thẳng vào lưới.

Năm năm trước, trong một bài kiểm tra khả năng bật cao được các nhà nghiên cứu ở Chichester thực hiện, Ronaldo lúc ấy, ở môi trường lý tưởng nhất và không chịu bất cứ sự truy cản nào đã thực hiện được cú bật nhảy cao 78cm.

Như người anh hùng Hercules, càng qua mỗi thử thách, lập được thêm một kỳ công, Ronaldo càng mạnh mẽ lên và hoàn thiện bản thân thêm một cấp độ mới, tiệm cận với sự hoàn hảo tuyệt đối.

Kỳ công cuối cùng

Trong thần thoại Hy Lạp, kỳ công cuối cùng trong số 12 kỳ công vĩ đại của Hercules là đi bắt Cerberus - con chó 3 đầu canh cổng địa ngục mà không được mang theo bất cứ vũ khí nào. May mắn là vị anh hùng con trai thần Zeus vẫn xin mang được tấm da sư tử Némée.

Khoác tấm da sư tử - chiến lợi phẩm của kỳ công đầu tiên, tấm áo không gì có thể xuyên thủng được, Hercules chinh phục thành công con quái vật 3 đầu cùng một con rắn độc ở đuôi, lôi nó tới Tiryns, hoàn thành 12 chiến công lừng lẫy.

Gặp Pháp ở trận chung kết Euro, ngay tại "hang ổ" Stade de France, với Ronaldo là kỳ công cuối cùng của riêng anh. Như Cerberus, đoàn quân áo lam hiện sở hữu ba đầu tấn công cực kỳ đáng sợ, là Griezmann hừng hực khí thế với 6 bàn thắng, Giroud và Payet cùng đã ghi được 3 bàn.

Ở hàng phòng ngự, Pháp sở hữu một Hugo Lloris dạn dày kinh nghiệm, từng từ chối ít nhất 2 bàn thắng mười mươi của Đức trong trận bán kết vừa qua, là chiếc đuôi lợi hại của quái vật Cerberus huyền thoại.

Đừng gọi Ronaldo là huyền thoại... - Ảnh 3.

Lịch sử đang chờ anh, Ronaldo!

Nếu như ở Real Madrid, Ronaldo "sở hữu" đầy đủ những "vũ khí" lợi hại nhất, là những đồng đội không là siêu sao, thì cũng là những tuyển thủ hàng đầu thế giới, sẵn sàng cung cấp cho CR7 "sự trang bị" cần thiết để xé toạc lưới đối phương, thì ở trận chiến với Pháp, anh chỉ có tấm da sư tử hộ thân.

Tấm da ấy hẳn là Pepe, người đồng đội đã cùng chung vai sát cánh hàng trăm trận, là chốt chặn khó xuyên phá, là điểm tựa nơi hàng thủ để Ronaldo vững tâm dồn sức tấn công.

Hercules mất 12 năm để hoàn thành 12 kỳ công lẫy lừng. Ronaldo cũng mất 12 năm để một lần nữa tới đến trận chung kết Euro, như kỳ Euro đầu tiên chàng trai trẻ Ronaldo ra mắt thế giới.

Chinh phục thành công 12 kỳ công, Hercules tự giải phóng chính mình khỏi kiếp nô lệ, là hình phạt cho những lỗi lầm ngày trẻ, bước vào thần thoại với tư cách người anh hùng bất tử.

Chinh phục thành công chức vô địch Euro 2016, Ronaldo giải thoát mình khỏi cái vòng cương tỏa thường tình của một cầu thủ siêu sao, nhận sự công nhận của toàn thế giới, đem về vinh quang cho Tổ quốc.

Chinh phục thành công ngôi vô địch này, trăm năm nữa, người Bồ Đào Nha sẽ vẫn nhắc đến anh, hát về anh như một anh hùng trong truyền thuyết - một truyền thuyết có thật.

Theo Trí thức trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.