- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chị em nội trợ ngán ngẩm: Bao giờ hết cảnh "mua 1 ký cua mất 5 lạng dây buộc"?
Nhiều người phải bỏ tiền ra mua các loại thực phẩm như cua, ghẹ, vải thiều, nem chua, giò chả… thế nhưng khi về thưởng thức lại “điên tiết” vì phần vỏ, lá, "phụ kiện" còn nhiều hơn cả ruột.
Nhiều người phải bỏ tiền ra mua các loại thực phẩm như cua, ghẹ, vải
thiều, nem chua, giò chả… thế nhưng khi về thưởng thức lại “điên tiết”
vì phần vỏ, lá, "phụ kiện" còn nhiều hơn cả ruột.
Mua thực phẩm phải mua luôn "phụ kiện"
Rất
nhiều bà nội chợ, chị em phụ nữ khi mua các loại đồ ăn như nem chua,
giò chả, cua ghẹ, bánh chưng… hay đơn giản là vải thiều, nhãn lồng hoặc
nhiều loại trái cây khác bức xúc khi phát hiện người bán “có tâm” đến
mức phần lá bọc, cành cây, dây buộc còn nhiều hơn cả phần "ruột".
Được
biết, đây là vấn đề muôn thủa đã và đang khiến nhiều chị em bức xúc,
“thất vọng toàn tập” khi mua những loại thực phẩm trên.
Hình ảnh được nhiều chị em share lên mạng xã hội bức xúc trước việc mua chiếc nem như thế này (ảnh internet).
Mới
đây, trên mạng xã hội phát hiện một trường hợp khách hàng tại TP.HCM
trong chuyến du lịch tại Vũng Tàu mua 200 nghìn đồng giò chả, khi thử
thì giò chả khá đầy đặn và ngon mắt nhưng khi mua về thì có đến 70% khối
lượng chiếc giò chả là lá chuối, miếng giò chả chỉ bé tẹo nằm gọn giữa
lòng.
Cua "ôm vải", vải lại được ngâm nước, bùn cho nặng (ảnh internet).
Nói về điều này, Chị Nguyễn Mỹ Dung, một khách hàng tại Tuyên Quang vừa có chuyến du lịch tại Thanh Hóa cho biết: “Mới
đây, mình cũng mấy chị em trong công ty đi du lịch ở Thanh Hóa. Khi về
tất nhiên ai cũng háo hức mua đặc sản xứ Thanh là nem chua về để thưởng
thức. Bọn mình cả hội ghé vào một chỗ ven đường để mua. Cũng biết là nem
chua cần gói lá kĩ mới chín được nhưng khi về gỡ ra ăn thì mình không
nghĩ là nem chua lại xuất hiện nhiều lá chuối đến thế. Bóc ra thấy lượng
lá chuối nhiều đến mức… phát ngán”.
Còn
chị Nguyễn Thị Hà (Phường Phước Long B-Quận 9-TP.HCM) thì kể câu chuyện
của mình với tâm trạng đầy bức xúc. Chị cho biết, vốn có con nhỏ nên
tuần nào chị cũng mua cua biển về cho con ăn để bổ sung canxi, nhưng khổ
nổi là 10 lần đi mua thì có 9 lần chị phải ngao ngán lắc đầu vì cảnh
mua 5 lạng cua mất 2 lạng dây buộc.
"Không chỉ buộc dây vải, người bán còn độn thêm dây chuối. Tất cả đều
nhúng nước, nhúng bùn cho thêm nặng. Mình bực quá, kiên quyết không mua
loại cua như thế nữa, chấp nhận mức giá đắt hơn nhưng khốn nỗi, tất cả
cửa hàng bán cua gần mình sinh sống đều tình trạng dây nặng hơn cua như
thế. Có lần mình ứa nước mắt khi mua con cua gần 200 ngàn mà về lột ra
bé tý, khi luộc lên con háo hức ăn thì lột ra cua còn bị óp nữa. mặt
thằng bé tiu nghỉu. Mình đến phản ánh với người bán thì họ tỉnh bơ phán:
tại chị không biết lựa chứ.", chị Hà cho hay.
Một tiệm bán ghẹ online cung cấp hình ảnh chân thực về việc dùng dây lạt buộc ghẹ khá chân thực!
Còn
chị Đinh Phương Thảo (Q.3-TPHCM) mới đây cho biết chị cũng một phen
giận "nóng mặt" khi mua một chùm vài 2,5kg với giá 35 ngìn đồng/kh.
Nhưng khi về nhìn kĩ thì chị Thảo phát hiện ra phía bên trong chùm vải
có những cành không hề có quả nào, to đùng vẫn được độn vào để tăng thêm
trọng lượng. "Tôi đem cân số cành vải lên thì hỡi ôi, hơn 1kg lận. Thật đúng là làm ăn gian lận đủ đường" - chị Thảo bức xúc.
Người bán nói gì?
Sáng
7/7, khảo sát một vòng các quầy bán cua ghẹ tại TP.HCM thì nhận thấy
việc bán cua buộc dây thật nặng là chuyện bình thường. Thậm chí người
bán đôi khi cũng phải tặc lưỡi chấp nhận. Tại một cửa hàng bán cua nằm
gần chợ Cây Thị nằm trên đường Phan Văn Trị (Bình Thạnh) khi chúng tôi
hỏi mua cua, người bán hất đầu nói: "Cua buộc dây là 230 ngàn kí, còn cua không dây là 300 ngàn kí". Hai
loại cua được đặt cạnh nhau, loại cua có dây thì con cua bé tí, mang
trên mình những sợi dây vải to vật vã, còn cua không dây thì được buộc
bằng những sợi dây dừa bện mảnh và nhỏ hơn. Khi chúng tôi thắc mắc sao
lại phải có hai loại cua với giá khác nhau như vậy thì người bán cho
biết : "Cua vốn đắt, bán giá cao chẳng ai mua nên phải độn thêm dây vô rồi hạ giá xuống thôi."
Theo
một người bán cua nhiều năm ở TP.HCM, buộc cua bằng những dây thật nặng
là thông lệ từ mua sỉ đến mua lẻ rồi. Khi nhập hàng, người bán cũng
phái chấp nhận cái kiểu "dây nặng hơn cua". Thông thường sẽ có các loại
dây như dây vải, dây nilong, dây dừa...các loại dây này sẽ được nhúng
nước, trộn bùn để người ta ăn gian trọng lượng của cua.
Việc
ăn gian trọng lượng các mặt hàng khiến nhiều người tiêu dùng bức xúc,
nắm bắt được tâm lí đó nên một vài người kinh doanh hải sản chân chính
đã đổi mới để làm hài lòng khách hàng. Giá cả họ bán rõ ràng là cao hơn
nhưng nhiều khách hàng vẫn bỏ tiền ra mua để tránh cục tức khi đưa về ăn
.
Trao đổi với chúng tôi, chủ nhân một shop online bán đồ hải sản cho biết: “Nếu
như người dân mua cua, ghẹ ở các khu du lịch biển thường thấy người ta
buộc cua bằng dây chuối, dây vải to như ngón tay cái trong khi thực tế
chỉ cần một vài chiếc vòng chun là đủ. Theo kinh nghiệm của tôi thì việc
xuất hiện điều đó cũng do tâm lý của người dân muốn mua rẻ thôi. Chính
vì vậy, khi bán hàng chúng tôi chỉ dùng giây nhỏ. Tất nhiên giá có cao
hơn những chỗ buộc dây nhưng người ta vẫn đặt hàng rất nhiều vì người
tiêu dùng nào cũng không muốn chấp nhận sự gian dối."
Hoặc chỉ dùng 2 chiếc dây chun buộc càng ghẹ lại như thế này.
Tại
một sạp bán ghẹ biển tại chợ Cầu Giấy, Hà Nội, chúng tôi thấy toàn bộ
số ghẹ được bán trong sạp đều được buộc chiếc dây rất nhỏ và trọng lượng
không đáng kể. Nói về điều này, chị Nguyễn Thị Minh, người bán hàng,
cho hay: "Nếu như chúng tôi bán ghẹ
hay cua mà buộc dây chuối hoặc dây vải to như ngón tay thì chắc chắn
chẳng ma nào dám mua cả, thậm chí họ còn chửi té tát cho ấy chứ. Thế nên
ở đây chúng tôi làm ăn chân chính chứ không "treo đầu dê, bán thịt chó"
như nhiều người nói".
Cận cảnh con ghẹ được buộc dây nhỏ xíu được bán tại chợ Cầu Giấy.
Theo người dân nếu bán kiểu "treo đầu dê, bán thịt chó" thì không những chẳng ai mua mà còn bị mắng té tát.
Trong khi đó, một chủ vườn vải thiều tại Lục Ngạn (Bắc Giang) cho rằng: “Bản
thân chúng tôi chẳng hề muốn bẻ vải kèm có nhiều cành lá bởi bẻ như thế
sẽ làm cây “đau”, rất vất vả trong việc chăm sóc để cây cho quả vào vụ
sau. Tuy nhiên, nhiều thương lái khi đi mua quả còn xin thêm cả cành để
độn vô nhằm ăn gian trọng lượng."
Bản thân chủ vườn vải thiều cũng chẳng muốn đưa nhiều cành, lá vào chùm vải.
Có
đủ các chiêu "độn" để tăng thêm cân nặng cho các mặt hàng thực phẩm, vì
vậy người tiêu dùng cần tỉnh táo chọn điểm mua uy tín, kiểm tra kỹ mặt
hàng để tránh cảnh mang về nhà rồi "ngậm đắng nuốt cay" vì hàng độn.
Theo Trí thức trẻ
Theo Trí thức trẻ
-
Thị trường03/12/2023Giá vàng nhẫn trong nước tuần qua biến động mạnh, có một số phiên tăng cao nhưng cũng có hai phiên giảm nhẹ. Tính chung cả tuần, có thương hiệu tăng thêm 1,4 triệu đồng/lượng, lên mức cao nhất từ trước đến nay.
-
Thị trường15/07/2023Với túi tiền dưới 2 tỷ đồng, khách muốn mua nhà đất tại Hà Nội có thể tham khảo ở những khu vực không trung tâm, trong ngõ nhỏ như Yên Nghĩa, Lĩnh Nam, Đại La ...
-
Thị trường03/05/2023Giá vàng ngày 3/5 lại khiến nhà đầu tư bất ngờ. Vì thông tin việc làm từ Mỹ đã khiến giá vàng tăng vọt chỉ sau một đêm.
-
Thị trường25/04/2023Câu chuyện giá vé máy bay tăng cao - giảm sốc vẫn tiếp tục "nóng" trên nhiều diễn đàn. Nhu cầu đi lại tăng cao dịp nghỉ lễ dài đến gần, giá vé ra sao được quan tâm.
-
Thị trường25/04/2023Giá vé máy bay dịp lễ 30/4-1/5 hạ nhiệt, song không giảm quá nhiều. Các đại lý ôm vé bán xả dịp này, nhưng do giá cao nên mức bán ra cũng chỉ giảm 100.000-200.000 đồng/vé.
-
Thị trường06/02/2023“Hết hàng rồi em ơi, khách đợt này mua nhiều quá hàng về không kịp để bán, chị cũng không dám nhận đơn đặt trước đâu em”.
-
Thị trường07/12/2022Giá lợn hơi hôm nay (7/12) tiếp tục giảm đồng loạt trên cả nước khiến người chăn nuôi thấp thỏm dù đang trong cao điểm tiêu thụ Tết. Trong khi đó, tại các chợ truyền thống, siêu thị, theo các tiểu thương, sức mua cũng èo uột chỉ bằng 60-70% so với giữa năm.
-
Thị trường14/11/2022VietinBank đang là ngân hàng có lãi suất huy động tiền gửi khách hàng cá nhân cao nhất nhóm “Big 4” với mức 8,2%/năm, áp dụng cho các khoản gửi online kỳ hạn 12-24 tháng.
-
Thị trường09/11/2022"Nhỏ nhưng có võ", hạt dẻ tí hon mang hương vị núi rừng thơm ngon hấp dẫn, mới vào mùa đã được chị em tranh nhau đặt mua. Đến tháng 12 là sẽ hết mùa hạt dẻ, muốn ăn sẽ phải chờ đến sang năm.
-
Thị trường09/11/2022Mặc dù Sở Công Thương Hà Nội đã có nhiều biện pháp hỗ trợ nguồn cung xăng dầu, bơm thêm 1.000m3 xăng, dầu và đảm bảo các cây xăng hoạt động bình thường thế nhưng tình trạng đóng cửa, bán xăng cầm chừng vẫn tiếp tục diễn ra, nhất là tại các cửa hàng xăng dầu tư nhân.
-
Thị trường09/11/2022Chuông cảnh báo suy thoái đang vang lên. Điều đó có nghĩa đã đến lúc cần phải có một cái nhìn sâu sắc về tình hình tài chính, đồng thời giữ một cái đầu lạnh trước thời cuộc.
-
Thị trường09/11/2022Giá vàng hôm nay 9/11 trên thị trường thế giới tăng vọt lên mức cao nhất trong 4 tuần giữa bối cảnh đồng USD có tín hiệu tạo đỉnh ngắn hạn sau khi Mỹ công bố thông tin về thị trường lao động.
-
Thị trường02/09/2022Giá vàng hôm nay 2/9 trên thị trường quốc tế giảm mạnh xuống dưới ngưỡng 1.700 USD/ounce (48,7 triệu đồng/lượng) trong bối cảnh đồng USD lại tăng vọt lên đỉnh cao 20 năm.