Gà thải loại 'giết' ngành chăn nuôi

Trong khi gà thải loại Trung Quốc vẫn ồ ạt vào các chợ Việt Nam qua đường nhập lậu chưa ngăn chặn được, lại vừa xuất hiện gà thải loại đông lạnh nhập chính ngạch từ Hàn Quốc vào thị trường phía nam, khiến người nuôi gia cầm cả nước điêu đứng...

Trong khi gà thải loại Trung Quốc vẫn ồ ạt vào các chợ Việt Nam qua đường nhập lậu chưa ngăn chặn được, lại vừa xuất hiện gà thải loại đông lạnh nhập chính ngạch từ Hàn Quốc vào thị trường phía nam, khiến người nuôi gia cầm cả nước điêu đứng...

Gà thải loại Trung Quốc nhập lậu bày bán vô tư tại chợ Hà Vĩ (Thường Tín-Hà Nội)
Gà thải loại Trung Quốc nhập lậu bày bán vô tư tại chợ Hà Vĩ (Thường Tín-Hà Nội).

Miền Bắc: Gà lậu Trung Quốc

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Cục trưởng Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, sau khi có công điện của Thủ tướng vào cuối tháng 7, các địa phương làm quyết liệt nên đã hạn chế được việc nhập lậu gia cầm từ Trung Quốc. Tuy nhiên, sang tháng 9, việc nhập lậu lại tăng trở lại.

Theo Cục Chăn nuôi, qua nhiều nguồn, kể cả người tham gia nhập lậu, cũng như người bán ở chợ Hà Vỹ (Thường Tín, Hà Nội), ba tuần đầu tháng 9, bình quân mỗi ngày có 15-18 tấn “gà trọc đầu” thải nhập lậu từ Trung Quốc về chợ Hà Vỹ.

 Cứ tình hình này, chăn nuôi Việt Nam không thể phát triển được, một lúc nào đó, trang trại chăn nuôi Việt Nam sẽ phá sản, ngành chăn nuôi sẽ tê liệt, và lệ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài”. 

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Diệp Kỉnh Tần

Chỉ trong ngày 23-9, có đến 4 xe ô tô, khoảng 16-18 tấn về chợ Hà Vỹ. Ngoài gà đẻ thải loại, còn có loại gà giống choai, khoảng 2 tuần tuổi, bán 10-12 nghìn đồng/kg cũng về rất nhiều ở khu vực chợ gia cầm giống Phú Xuyên (Hà Nội). Cùng đó, có trứng vịt, ngan khoảng 3-4 ngày sau là nở (ấp khoảng 28 ngày là nở) cũng nhộn nhịp nhập về.

Ông Sơn cho biết, chợ Hà Vỹ là nơi tiêu thụ, nhưng điểm tập kết gà lậu về các đầu nậu, sau đó hợp thức hóa giấy tờ thú y là ở Hưng Yên, Thái Bình. Việc nhập lậu chủ yếu qua Móng Cái (Quảng Ninh), chiếm tới 90%.

Ngoài ra, còn có ở chợ giống Quảng Uyên (Cao Bằng), địa bàn tiêu thụ là Bắc Giang, Hà Nội. Ở chợ này, ngoài người Việt, còn có người Trung Quốc tham gia vào đường dây buôn lậu.

Theo lãnh đạo Bộ NN&PTNT, chống buôn lậu, không có nghĩa đi bắt mấy ông cửu vạn, bốc vác, mà phải bắt đầu nậu, đặc biệt tại các điểm nóng là ở Hà Nội, Lạng Sơn, Móng Cái.

“Cái đó mình biết không? Biết chứ, nhưng vấn đề là có quyết liệt làm hay không? Sau lưng các điểm đó có ai hay không? Đó có phải như vàng bạc, đá quý, hay ma túy mà giấu trong túi, có cả xe khối lượng lớn, bốc chở đi đấy. Chẳng hạn ở Hà Nội, có điểm bán giống ở Đại Xuyên? Thử hỏi có biết không, biết chứ, vấn đề làm hay không, trong đó có mấy ông thú y” - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Diệp Kỉnh Tần nói.

Miền Nam: Gà thải loại Hàn Quốc

Trong khi ở miền Bắc gà lậu loại thải ùn ùn đổ về từ Trung Quốc, thì ở miền Nam, người chăn nuôi cũng đang chết dần vì gà thải loại (đông lạnh) nhập về từ Hàn Quốc.

Theo Cục Chăn nuôi, việc nhập khẩu gà thải loại của Hàn Quốc về Việt Nam (chủ yếu khu vực TP HCM) là do một số doanh nghiệp nhập chính ngạch, hiện chưa rõ số lượng. Việc nhập này bắt đầu từ cuối tháng 8, đầu tháng 9.

Do nhập chính thức, nên nguồn hàng này vẫn có kiểm dịch, ATTP. Tuy nhiên, hiện Việt Nam chưa có tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật đối với gà đẻ loại về các chỉ tiêu cụ thể về hàm lượng dinh dưỡng.

Việc nhập gà già, thải loại, cả chính ngạch và nhập lậu, khiến giá gà trong nước xuống rất thấp. Trong tháng 8, giá gà tăng 5-6 nghìn đồng/kg, miền Bắc gà xuất chuồng có lúc lên 34-35 nghìn đồng/kg, miền Nam 31-32 nghìn đồng/kg.

Tuy nhiên, hiện giá gà đang xuống thấp, giá gà như công nghiệp lông trắng chỉ còn 23-24 nghìn đồng/kg, lỗ 6-7 nghìn đồng/kg. Theo các chuyên gia chăn nuôi, ở các nước, gà thải loại họ đưa vào chế biến thức ăn gia súc, nhưng ở đây họ lại chế thành thịt bán cho Việt Nam.

Theo Thứ trưởng Tần, gà thải loại đó, nhập chính ngạch, vấn đề dịch bệnh, ATTP có thể đảm bảo nhưng làm gì có giá trị dinh dưỡng. Trong khi đã hội nhập thì không thể cản trở thương mại.

Cục Chăn nuôi cần chủ trì, rà soát quy chuẩn, tiêu chuẩn cần thiết bổ sung làm hàng rào kỹ thuật để hạn chế việc nhập gà thải loại. Ngày xưa, nội tạng đỏ, nội tạng trắng chúng ta làm gì có quy chuẩn kỹ thuật, nhưng từ thực tế đó, đã xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn.

Theo Cục chăn nuôi, hiện việc tái đàn của người dân đã giảm. Nếu tình hình ngày tiếp tục diễn ra trong tháng 10, chắc chăn ảnh hưởng đến nguồn cùng thịt cuối năm nay.

“Gà lậu Trung Quốc đang đánh tụt giá trong nước, người nuôi đang lỗ 5-7 nghìn đồng/kg, không ai dám nuôi cả, nên khả năng thiếu hụt nguồn cung, ông Sơn nói

Lãnh đạo Bộ NN&PTNT cho biết, tuần tới, Bộ này sẽ tổ chức cuộc họp với các bộ ngành như Công Thương, Công An và các địa phương Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh để bàn giải pháp truy quét gà nhập lậu.

Theo Tiền Phong



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.