Chấp nhận là “tiếp tay” tham nhũng

Dù các hiện tượng trên chỉ bị coi là “tham nhũng nhỏ”, song đại diện nhóm nghiên cứu cho rằng thái độ chấp nhận các khoản chi đang ảnh hưởng nặng nề tới xã hội và làm cản trở công cuộc phòng chống tham nhũng. Các chuyên gia tại hội thảo cũng nhất trí cho rằng đây là một sức ép thúc đẩy các dạng tham nhũng

Chấp nhận cáckhoản chi trái quy định trong giáo dục đang ảnh hưởng nặng nề tới xã hội vàlàm cản trở công cuộc phòng chống tham nhũng.

Hôm qua, 13-10, hội thảo “Chính sách và thựchành chống tham nhũng trong giáo dục Việt Nam” do Quỹ Hợp tác phát triển Bỉvà Tổ chức Minh bạch Thế giới tổ chức trong 3 ngày tại Hà Nội đã kết thúc.

“Mọi người như thế cả”

Theo kết quả khảo sát củaThanh tra Chính phủ, cả phụ huynh và giáo viên tham gia khảo sát đềuthừa nhận học sinh phải đóng nhiều loại phí. Ngoài những khoản học phí,quỹ lớp, quỹ hội phụ huynh, đồng phục học sinh, sách giáo khoa..., họcsinh còn phải đóng các khoản phí ngoài quy định được hợp pháp hóa thôngqua “tự nguyện” hoặc quỹ phụ huynh. 52% phụ huynh cho rằng các khoản phínày là gánh nặng tâm lý, tuy nhiên có tới 46% cho rằng thu phí ngoài quyđịnh là bình thường. Thậm chí có đến 70% phụ huynh cho rằng bỏ thêm chiphí cho con vào trường tốt là chuyện bình thường, vì “người quen của họđều làm như vậy” - báo cáo của Thanh tra Chính phủ cho biết.

Chấp nhận là “tiếp tay” tham nhũng
Nét hồn nhiên trong sáng của tuổi thơ tại học đường không thể bị vẩn đục bởi hành vi “chạy trường”, vì đây cũng là “tiếp tay” cho tham nhũng trong giáo dục (Ảnh chỉ có tính minh họa). Ảnh: TẤN THẠNH

Theo ông Nguyễn VănThắng, trưởng nhóm nghiên cứu khảo sát dưới sự chủ trì của Thanh traChính phủ, hơn 47% số phụ huynh cho rằng “chi thêm tiền để xin học tráituyến là phù hợp”, hơn 61% khẳng định “kể cả trường đúng tuyến, nếu tốtthì việc bỏ thêm chi phí xin học là chấp nhận được”.

Dù các hiện tượng trênchỉ bị coi là “tham nhũng nhỏ”, song đại diện nhóm nghiên cứu cho rằngthái độ chấp nhận các khoản chi đang ảnh hưởng nặng nề tới xã hội và làmcản trở công cuộc phòng chống tham nhũng. Các chuyên gia tại hội thảocũng nhất trí cho rằng đây là một sức ép thúc đẩy các dạng tham nhũng.Các giáo viên thì chịu sức ép của đồng nghiệp vì “mọi người như thế cả”,còn về phía phụ huynh, vì quan niệm quá nặng nề về các chỉ số bề nổi nhưđiểm số, thậm chí là “trường điểm” nên đã có thái độ “bình thường hóa”các hiện tượng tham nhũng.

Giảm sút lòng tin

Phó Chánh thanh tra BộGD-ĐT Phạm Văn Tại thừa nhận hình thức và quy mô những hiện tượng tiêucực liên quan tới tuyển sinh đầu cấp, dạy thêm, thu phí trái quy địnhđang xảy ra ở tất cả các cấp học. Thanh tra Chính phủ cũng khẳng địnhcác sai phạm trong giáo dục, dù cá biệt, song lại gây hậu quả xấu vềnhiều mặt, làm giảm sút lòng tin đối với một số cơ sở giáo dục.

Theo Bộ GD-ĐT, nguyênnhân là do việc phân cấp quản lý giáo dục ở tầm vĩ mô còn chồng chéo,việc quan tâm đầu tư cho giáo dục, chính sách lương và chế độ đãi ngộđối với nhà giáo và cán bộ quản lý còn hạn chế. Để khắc phục những vấnđề này, Bộ GD-ĐT đang tập trung xây dựng các văn bản pháp quy như: quychế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dụcquốc dân; quy định về dạy thêm, học thêm; quy định về đạo đức nhà giáo;quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp...

Đại diện nhóm nghiên cứucủa thanh tra Chính phủ cho rằng cần phải tạo ra sức ép xã hội đối vớinhà trường bằng cách để cho phụ huynh “chấm điểm” trường dựa trên tiêuchí tuân thủ các chính sách tuyển sinh, thu phí, dạy - học thêm. Điều đótạo điều kiện cho các trường cạnh tranh không chỉ về chuyên môn mà cả về“văn hóa”.

“Chạy” cho con học trái tuyến

Theo kết quả khảo sát của Thanh tra Chính phủ được thực hiện ở cấp tiểu học và THCS ở 3 TP lớn (Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM) với 605 phiếu dành cho phụ huynh và 236 phiếu dành cho giáo viên, về tuyển sinh đầu cấp, hiện có khoảng 20% số học sinh học trái tuyến (Hà Nội khoảng 30%, Đà Nẵng 15%-22% và TPHCM 10%-15%). Ba lý do phụ huynh chọn trường trái tuyến là chất lượng trường, gần nhà và trường điểm. Có tới 60% phụ huynh cho biết phải nhờ các nguồn trợ giúp khi xin cho con học trái tuyến. 33% giáo viên thừa nhận từng giúp đỡ cho con em người quen vào học trường trái tuyến.

 

Theo Yến Anh
Người lao động




Danh tính kẻ cướp xe ô tô, đánh tử vong người dân ở Hà Nội
Sau khi sử dụng ma túy, Ma Vũ Duy gây ra 2 vụ trộm cắp xe ô tô của người dân ở tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Chưa dừng lại đó, do ảnh hưởng của ma túy, Duy cởi quần áo đi bộ trên đường. Khi bị người dân truy đuổi, đối tượng chạy vào nhà dân và dùng xẻng tấn công khiến một người tử vong.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.