Hải Phòng phải xin lỗi nhân dân cả nước

Thưa ông, qua vụ việc tại Tiên Lãng và mới nhất là việc Thành uỷ Hải Phòng ra quyết định đình chỉ công tác hàng loạt cán bộ có liên quan, ông đánh giá thế nào về động thái này?

 Nguyên PhóTổng thanh tra Chính phủ Vũ Phạm Quyết Thắng nhấn mạnh: Hải Phòng phải xin lỗinhân dân cả nước vì đã để nhân dân mất lòng tin vào chính quyền cơ sở.

Thưaông, qua vụ việc tại Tiên Lãng và mới nhất là việc Thành uỷ Hải Phòng ra quyếtđịnh đình chỉ công tác hàng loạt cán bộ có liên quan, ông đánh giá thế nào vềđộng thái này?

- Động tháicủa Hải Phòng thể hiện rằng Hải Phòng sớm nhận ra vấn đề cần sửa chữa theo chỉđạo của Chính phủ. Thực ra việc này không cần Chính phủ nhúng tay vào mà nếu HảiPhòng chủ động, tích cực thì cũng sẽ làm được như thế.

Về vụ việc ởTiên Lãng, tôi không phán xét đúng sai, việc xử lý như vậy đã đủ hay chưa đủ vìđó là của các cơ quan chức năng, của các cấp có thẩm quyển. Kết luận cụ thể thếnào hạ hồi phân giải.

Nhưng ở đây,tôi xin khẳng định, để vụ việc xảy ra, lỗi đầu tiên phải thuộc về cơ quan côngquyền địa phương (ở đây là huyện Tiên Lãng và cả TP Hải Phòng). Và đã có lỗi thìphải xin lỗi, xin lỗi nhân dân cả nước chứ không phải xin lỗi ông Đoàn Văn Vươn,vì ông Vươn đã có những sai phạm phải xử lý trước pháp luật… Lỗi thể hiện ở chỗhọ đã làm mất lòng tin của nhân dân với chính quyền cơ sở. Nhưng quan trọng hơnlà đã không làm sáng rõ được quan điểm của Đảng ta về vấn đề nông nghiệp, nôngthôn, nông dân.

Hải Phòng phải xin lỗi nhân dân cả nước
Vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng đã làm dư luận bức xúc.

Ngược lại, các cơ quan công quyền cấp TƯ cũng phải “cám ơn” Hải Phòng vìnhân có vụ việc này mà chúng ta có dịp xem xét lại, tìm hiểu lại các cơchế, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan tới đất đai,tìm ra đúng sai chỗ nào để điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với thực tiễncủa đất nước trong tiến trình đổi mới.

Hay cũng cóthể nói, đây là một bài học “tái ông thất mã” điển hình!

Ông cũngnói rằng trước bất cứ vấn đề gì, dù khó khăn phức tạp mấy mà cán bộ có tâm, chịukhó suy nghĩ, trăn trở thì sẽ tìm ra giải pháp phù hợp để xử lý?

- Đúng vậy,vụ việc này thể hiện rằng nhiều cán bộ chính quyền còn lười suy nghĩ để tìm ragiải pháp. Bác Hồ đã dạy - cán bộ là công bộc của dân, suốt đời vì dân, trungthành với dân… - việc xử lý vấn đề bức xúc trong đời sống XH giữa nhân dân vànhà nước hay giữa các tổ chức chính trị XH với nhân dân hoặc giữa nhân dân vớinhân dân thì phải đảm bảo sao cho vừa ích nước vừa lợi nhà. Nếu cán bộ mà khônglàm được như thế phải xem xét tư cách, cách hành xử của chính bản thân mình. Sựviệc vừa qua không chỉ là bài học riêng của Hải Phòng mà còn cho rất nhiều địaphương khác bởi những vụ việc tương tự vẫn còn ở nhiều nơi trong cả nước.

Tôi cũngmuốn nói thêm, trong XH chúng ta, có một số nhóm dân cư cần phải đặc biệt quantâm, đó là: Nhóm lao động trực tiếp trong sản xuất nông nghiệp (nông dân); nhómlao động trực tiếp trong các cơ sở công nghiệp; binh sỹ, hạ sỹ quan quân đội,công an vũ trang ở vùng biên giới hải đảo… đó là những nhóm dân cư nghèo khónhất trong XH hiện nay. Với tầng lớp nghèo khó nhất mà anh xử sự như vừa qua thìkhông còn đáng là công bộc của dân nữa!

Qua vụviệc này, theo ông cần rà soát lại những bất cập nào trong chính sách, chủtrương về sử dụng đất đai trong lĩnh vực nông nghiệp?

- Khi giaođất cho Đoàn Văn Vươn thì chưa có Luật Đất đai. Khi thời hạn giao chưa hết thìđã có Luật đất đai, như vậy phải điều chỉnh như thế nào cho phù hợp thì phảitính toán rất kỹ. Ví như phải xem xét toàn bộ công lao của người dân, biến cônglao đó thành một giá trị cụ thể để khi cho thuê đất có tính cả giá trị đó. Hoặckhi cho thuê đất lại nhưng phải tính giá trị đất đó như vùng đất thời chưa đượckhai hoang phục hoá thì mới hợp lý, vì người ta đã bỏ bao nhiêu công sức, tiềncủa vào đó để biến vùng đất hoang thành trù phú như vậy giờ. Chứ nếu tính đất đóvới giá trị đã có để cho thuê với giá cao là không được.

Quanđiểm của ông khi giải quyết những vụ tranh chấp kiểu này như thế nào, thưa ông?

- Phải coitrọng tính hoà giải trong xử lý xung đột giữa người dân với người dân, người dânvới chính quyền. Phải đảm bảo hài hòa lợi ích của hai bên và có tính tới yếu tốđảm bảo ổn định chính trị, xã hội và sự phát triển của đất nước.

Cũng cầnphải hiểu bản thân sự hoà giải không phải là sự cân bằng giữa hai bên mà sẽ cóbên thiệt, bên không, nhưng trên cơ sở thấu tình đạt lý thì vẫn được. Có khingười dân sẽ bị thiệt một chút, nhưng nếu anh để họ thấy cái thiệt đó là vì lợiích quốc gia thì họ sẵn sàng hi sinh quyền lợi cá nhân, như ngày xưa họ đã từnghi sinh cho đất nước trong thời chiến.

Bài họcnào cần rút ra từ vụ việc tại Tiên Lãng, thưa ông?

- Đó chínhlà phải phát huy tối đa quyền dân chủ của nhân dân. Ở đâu cơ sở Đảng, tổ chứcĐảng yếu kém thì ở đó lòng dân không yên, ở đó có khiếu kiện, có phản ứng tiêucực của dân với chính quyền. Cũng may là hiện giờ dân vẫn còn lòng tin vào Đảng,vẫn còn tìm đến các cơ quan công quyền để mong có được công lý, chứ nếu một khidân mất lòng tin và Đảng, vào Nhà nước thì nguy cơ mất nước như sự biến Hungarinăm 1956 chẳng xa xôi.

Xin cảmơn ông!

Theo DânViệt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.