Nước lũ rút rồi, mẹ khóc...

Từ tầng 2 trường tiểu học nhìn về, mẹ quệt nước mắt và nói: “Mất hết rồi con ơi, rồi đây lấy cái gì mà đủ ngày 2 bữa?”. Tôi nhìn dòng nước trôi mà lòng chùng xuống. Nỗi đau này có gì lạ đối với dân miền Trung!

Từ tầng 2 trường tiểu họcnhìn về, mẹ quệt nước mắt và nói: “Mất hết rồi con ơi, rồi đây lấy cái gì màđủ ngày 2 bữa?”. Tôi nhìn dòng nước trôi mà lòng chùng xuống. Nỗi đau này cógì lạ đối với dân miền Trung!

Mẹ về nhà, dáng đi thấtthểu, xiêu vẹo như người mất hồn. Nước rút rồi, nắng đã ấm lên nhưnglòng người như tím tái. Mẹ chạy xộc vào nhà lôi từng bao lúa ướt sũng rasân: “Gắng phơi để còn hạt mà ăn con ạ”. Bàn tay mẹ nhăn nheo, đôi mắtthâm quầng.

Nước lũ rút rồi, mẹ khóc...
Cơn lũ qua rồi, mẹ ơi...

Cuộc sống áo cơm ngàythường cũng đã làm nên bao cơ cực, nay cơn vần vũ của đất trời càng làmđôi vai mẹ nặng thêm. Tôi pha gói mì tôm bằng bát nước ít ỏi xã vừa cứutrợ: “Gắng ăn đi mẹ, hai ngày nhai mì sống rồi còn gì”. “Ăn uống gì con,thứ gì cũng mặn đắng, kể cả nước mắt”.

 

Tôi nhớ đến những mùa lụt xa xưa, khi ba cònsống. Mỗi lần nước bắt dầu dâng lên là tôi được ba cho ngồi trên vai và ditản bằng cách đi bộ đến trú ngụ ở nơi cao hơn. Năm nào cũng có một vài lầnchạy lụt như vậy. Ở xứ Quảng nếu năm nào không lụt, đó là điều ngạc nhiênđối với người dân. Bởi vậy nên mẹ tôi thường hay cất trữ thức ăn như cá khô,mắm thính hay bầu phơi khô. Cứ mỗi lần nước ngoài sông dâng lên là cả nhàdìu dắt nhau lên cái gác nằm sát nóc nhà. Cái gác này tôi đã hơn 10 lần trúngụ, nhai gạo sống trên đó. Cái gác này chỉ dùng cho những năm lụt nhỏ thôi,chứ như cơn đại hồng thuỷ năm nay thì không thể ở trên đó khi nước lấp xấpnóc nhà.

 

Bởi vậy ba tôi thường nhìn con nước, thấy khôngổn là chuẩn bị thuyền để “di cư”. Tôi đã từng nhìn bầu trời với mưa giăng,gió bão qua những viên ngói ba giở ra, vẫy tay ra hiệu gọi thuyền cứu hộphát lương khô hay mì tôm. Nếu có một khung trời kỷ niệm trong những mùa lụtcủa tuổi thơ, có lẽ nhìn bầu trời qua những lỗ ngói là ký ức không thể nàophai nhạt. Những lúc đó, tôi thường nghĩ về vùng núi cao, nơi nước không thểnào dâng tới được. Có lẽ ở đó, người ta sẽ chẳng biết lụt là gì. Thế mà giờđây tôi đã vỡ lẽ khi biết người miền núi cũng dìu dắt nhau trốn vào hangđộng như thời thượng cổ. Cũng chính ở trên cái gác trốn lụt này, tôi biếtthế nào là sự thịnh nộ của thiên nhiên và cũng biết rằng mỗi hạt gạo củangười nhà nông không chỉ có mồ hôi mà còn có cả nước mắt. Bão, lũ quét, nắnghạn cứ thay nhau “cày cấy” trên lưng người nông dân mà chẳng bao giờ có mộtmùa bội thu của đất trời.

 

Ba tôi thường nói, ngày xưa dân ta giỏi đánhgiặc vì… đất nước hay có giặc. Bởi thế nên có câu “giặc năm nay… dễ đánh”.Giờ thì người người hay bảo: “Lụt năm nay cũng thường”. Nói vậy nhưng aicũng khóc vì nó, nói để mà nghe, để mà thấy cái “bình thường” của lụt, khôngnăm nào không đến, không năm nào trốn thoát. Đó cũng là thể hiện bản lĩnhcủa người miền Trung trong việc đối chọi với thiên nhiên, sự gan lì, chaisạn của những cái đã là hiển nhiên khi sống trên dải đất hẹp, cái eo củahình chữ S gánh hai đầu Bắc Nam.

 

Khi nước đã rút, đói khát rồi cũng thế, vẫn dìudắt nhau qua ngày khốn khó. Rồi ruộng vẫn cứ cày, cá vẫn cứ thả; lúa vẫnmọc, hoa màu vẫn xanh tươi đấy thôi.

 

Theo Yên Mã Sơn
Dân Trí




Danh tính kẻ cướp xe ô tô, đánh tử vong người dân ở Hà Nội
Sau khi sử dụng ma túy, Ma Vũ Duy gây ra 2 vụ trộm cắp xe ô tô của người dân ở tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Chưa dừng lại đó, do ảnh hưởng của ma túy, Duy cởi quần áo đi bộ trên đường. Khi bị người dân truy đuổi, đối tượng chạy vào nhà dân và dùng xẻng tấn công khiến một người tử vong.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.