Yếu điều hành, loạn liên kết

Cũng theo ông Bùi Văn Ga, một số trường ĐH, CĐ mới thành lập chưa thực hiện đúng các cam kết khi thành lập trường, đội ngũ giảng viên cơ hữu thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm, thực hành vẫn còn thiếu, thư viện thì nghèo nàn. Trong khi đó, quy mô đào tạo của các trường vượt quá khả năng cho phép theo quy chế để bảo đảm chất lượng

Đó là thựctrạng về hoạt động liên kết đào tạo ở nhiều trường đại học. Nhiều trường đàotạo chui không xin phép khiến cho người học bị mất quyền lợi.

Hôm qua, 1-9, Hội nghị Tổng kết năm học2009-2010 và triển khai nhiệm vụ năm học 2010 – 2011 khối các trường ĐH, CĐđã được tổ chức với sự tham dự của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân.

Nhiều trường đàotạo chui

Đánh giá về công tác đàotạo, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho rằng nhiều trường ĐH, CĐ còn mấtcân đối về cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo và hình thức đào tạo.Hoạt động liên kết đào tạo cả trong và ngoài nước có nơi chưa thực hiệnđúng quy định của pháp luật.

Yếu điều hành, loạn liên kết
Ảnh minh họa

Ông Nguyễn Xuân Vang, Cụctrưởng Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GD-ĐT), cho biết hiện nay có 119chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, tập trung ở 43 trường ĐH.Từ đầu năm 2010, Bộ GD-ĐT đã nhiều lần yêu cầu các trường báo cáo vềtình hình liên kết đào tạo với nước ngoài, thậm chí gia hạn đến 2 lần,nhưng chỉ có 31 trường báo cáo, trong số những trường không gửi báo cáovề bộ, có cả những trường ĐH lớn. Cũng theo ông Vang, nhiều trường đàotạo chui không xin phép khiến cho người học bị mất quyền lợi. Một sốchương trình có dấu hiệu vi phạm quy định của Nhà nước, nhiều đối táctrung gian, đặc biệt là các trường đóng tại Singapore, Hongkong... thamgia liên kết để trục lợi.

Cũng theo ông Bùi Văn Ga,một số trường ĐH, CĐ mới thành lập chưa thực hiện đúng các cam kết khithành lập trường, đội ngũ giảng viên cơ hữu thiếu về số lượng, yếu vềchất lượng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm, thực hành vẫn cònthiếu, thư viện thì nghèo nàn. Trong khi đó, quy mô đào tạo của cáctrường vượt quá khả năng cho phép theo quy chế để bảo đảm chất lượng.Nhiều trường chưa có cơ sở riêng, phải thuê mướn giảng đường, phòng làmviệc, địa điểm phân tán khiến cho việc đào tạo gặp nhiều khó khăn. Chưakể, năng lực quản lý của ban giám hiệu một số trường, trong đó có hiệutrưởng, còn nhiều hạn chế nên công tác chỉ đạo sai sót, vi phạm quy chế,vi phạm pháp luật. Mâu thuẫn giữa hội đồng quản trị với ban giám hiệu đãxảy ra ở một số trường dẫn đến khiếu kiện, tố cáo nhau, gây bức xúctrong dư luận.

Giữ điểm sàn đểgiữ chất lượng?

Nâng cao chất lượng đàotạo là vấn đề nóng được lãnh đạo các trường ĐH, CĐ hết sức quan tâm. ÔngVũ Minh Giang, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, cho rằng trước nay, nóiđến nâng cao chất lượng là mọi người hay nói đến kinh phí. Nhưng có điềukiện tìm hiểu sâu sẽ thấy để nâng cao chất lượng phải có các nhóm nhântố: Nguồn nhân lực (không thể không có đội ngũ chất lượng), điều kiệnbảo đảm chất lượng và quan trọng nhất là năng lực lãnh đạo, quản lý.

Ông Huỳnh Hữu Tuệ, Hiệutrưởng Trường ĐH Quốc tế Bắc Hà, lại có ý kiến sinh viên chính là đốitượng và mục tiêu nâng cao chất lượng nhưng không ai nói đến sinh viênmà chỉ nói đến bộ, đến trường. Muốn sinh viên có chất lượng, cần phải cómột phương pháp dạy mới, song song với việc bảo đảm chất lượng đội ngũgiáo viên và cơ sở vật chất. Theo ông Tuệ, Bộ GD-ĐT cần giao toàn quyềntuyển sinh cho các trường, đặc biệt khi tổ chức một kỳ thi chung để xéttuyển ĐH thì càng phải cần tự chủ hơn nữa, điểm sàn cũng nên được loạibỏ.

Tuy nhiên, ông Bùi Văn Gacho rằng không thể bỏ được điểm sàn, vì đó là điều kiện cần thiết để bảođảm chất lượng. Nếu bỏ thì ai cũng vào được ĐH, CĐ và Bộ GD-ĐT rất khókiểm soát chất lượng. 

Trả lương theođóng góp

Phát biểu tại hội nghị,Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh đổi mới giáo dục ĐH phải dựatrên việc làm đúng quy luật, phù hợp với thực tiễn và phát huy sáng tạo.Các trường phải cố gắng tăng được tỉ lệ chuẩn đầu ra, nâng cao trình độgiáo viên. 

Theo Phó Thủ tướng, trongnăm nay, các trường cần tiến hành triển khai việc sinh viên đánh giágiảng viên. Trước mắt, đánh giá những giảng viên có trình độ thạc sĩ, từkết quả đánh giá sẽ làm căn cứ cho việc khen thưởng, nâng lương... Cáctrường có thể đăng ký thí điểm trả lương cho các thạc sĩ, tiến sĩ gắnvới đóng góp cho nhà trường, đồng thời mỗi trường chọn một ngành có điềukiện nhất để đào tạo theo chuẩn quốc tế. Phó Thủ tướng cũng cho rằngchưa bao giờ điều kiện tài chính của các trường tốt như năm nay, vì vậycác trường phải công bố được chương trình hành động để tương xứng vớinguồn tài chính này.

Sẽ đổi mới tuyển sinh

Theo Bộ GD-ĐT, trong năm học này sẽ tổ chức hội thảo chuyên đề về tuyển sinh để xác định phương thức tuyển sinh hợp lý cho những năm tới. Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết Bộ GD-ĐT đang hướng đến một cách tiếp cận khác về tuyển sinh, ví dụ thi một lần một số môn nào đó, CĐ không nhất thiết phải thi thành một đợt mà có thể lấy kết quả ĐH để xét tuyển... Cũng theo ông Ga, từ năm 2011, bộ khuyến khích các trường ĐH, CĐ, đặc biệt là các trường ĐH tốp trên, giảm dần quy mô vừa học vừa làm, giảm dần chỉ tiêu đào tạo dưới ĐH, nâng cao chất lượng đào tạo ĐH chính quy.

 Theo YếnAnh
Người lao động




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.