- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cộng đồng tiếp thêm sức mạnh cho "dì ghẻ" trong câu chuyện "bánh đúc có xương": Không có mọi người thì chồng cô đã không sống nổi...
Trong cuộc chiến 4 năm với ung thư của Thắng, cô Hoa thầm cảm ơn sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng.
Trong cuộc chiến 4 năm với ung thư của Thắng, cô Hoa thầm cảm ơn sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng. Dù đến cuối cùng, Thắng vẫn không thể tiếp tục sống, nhưng những lời hỏi thăm động viên, những khoản tiền ủng hộ đã giúp người phụ nữ ấy mạnh mẽ bước qua mọi khổ đau.
Bệnh viện K cơ sở Tân Triều (quận Hà Đông, Hà Nội) được xem là bến đỗ cuối cùng, nơi tiếp nhận những bệnh nhân ung thư nặng nhất. Tại đây, những trường hợp bị trả về được điều trị trong những tháng ngày cuối cùng của cuộc đời.
Chú Trần Văn Đức (SN 1950) - là chồng cô Phan Thị Hoa (SN 1970), người vợ, người mẹ trong câu chuyện "bánh đúc có xương" của chương trình Điều ước thứ 7 năm 2015. Ngày đó, "mẹ" Hoa khiến nhiều người bật khóc trước tấm lòng cao cả của mình dành cho em Trần Văn Thắng (SN 1997).
Thắng không may mắc căn bệnh ung thư xương đầu gối vào năm 2014. 3 năm chống chọi với bệnh tật, một ngày cuối tháng 10/2017, Thắng ra đi trong nước mắt của mọi người. Em nằm lại mãi mãi ở tuổi 20 đầy hoài bão và ước mơ. Nghe câu chuyện của 2 mẹ con Thắng, có ai ngờ rằng cô Hoa không phải mẹ đẻ của em, mà chỉ là mẹ kế. Cô Hoa bước chân vào nhà Thắng khi chỉ một mình chú Đức "gà trống" nuôi 8 con nhỏ.
Thắng qua đời được 2 tháng, chú Đức đột ngột nhập viện, và lần này là ung thư dạ dày. Cô Hoa tưởng như sắp gục ngã vì thêm một lần đau nữa.
Nụ cười toả nắng năm nào của em Thắng - đứa con út của cô Hoa chú Đức.
Đằng sau cánh cửa nơi buồng bệnh là nụ cười và cả những giọt nước mắt
Cô Hoa mua một bát cháo dinh dưỡng cất sẵn trong buồng bệnh. Vài tiếng nữa thôi, khi chú Đức đói, cô sẽ bón cho chú ăn. Từ ngày phát bệnh, chú ăn nhiều hơn hẳn. Ngoài tiền thuốc men và xạ trị thì vốn liếng còn lại cô cố gắng tẩm bổ hết cho chú. Đến giờ cô vẫn chẳng thể tượng tưởng nổi, chồng mình từ một người đàn ông khoẻ mạnh bỗng chốc đổ bệnh. Mà cay nghiệt hơn, cứ nhất định phải là ung thư - trò đùa số phận cách đây gần một năm đã cướp đi đứa con trai út của 2 người.
Cô Hoa gầy lắm. Cô sút 2 ký chỉ trong vòng một tháng, còn chú Đức mất gần 30 kg rồi! Nhìn chồng, cô Hoa thủ thỉ: "Thế là may rồi cháu à. Đợt đầu mới mổ ý, cơ thể anh ấy như da bọc xương".
Đều đặn cứ cách 20 ngày, vợ chồng chú Đức cô Hoa lại bắt xe từ Nghệ An ra Hà Nội để xạ trị. Mỗi lần xạ trị kéo dài mấy tiếng, chú Đức đau nhiều lắm. Chú đau một thì cô Hoa đau mười. Thương chồng, cô dành tiền mua cua, ghẹ - những thứ thức ăn giàu chất dinh dưỡng nhất cho chú tẩm bổ lấy sức. Buổi tối ở lại viện, chồng ngủ ghép giường, vợ lại lủi thủi trải chiếu nằm dưới đất. Những lúc chú đau, vẫn luôn có cô ở bên quan tâm, chăm sóc từng giây từng phút.
Sau tổng cộng 5 đợt xạ trị, các bác sĩ vẫn chưa đưa ra kết quả chung về tình hình bệnh của chú Đức. Nhưng nhìn sắc mặt 2 vợ chồng khi ở cạnh nhau, luôn cười nói và âu yếm, chúng tôi biết chú khoẻ lên nhiều rồi. Cô Hoa cũng không khóc lớn nữa, chỉ thỉnh thoảng cô dùng bàn tay gầy gò lau đi vài giọt nước mắt thôi.
Hai vợ chồng chú Đức cô Hoa trong lần xạ trị ở viện K ngày 20 - 21/6. Ảnh: MC Nguyễn Diệp Chi.
"Chú đỡ nhiều rồi, giờ chỉ còn hơi đau 2 bên cánh tay nữa, chắc vài hôm sẽ khỏi thôi à. Trưa 12/7 cô chú lại về Nghệ An, rồi 20 ngày sau lại ra Hà Nội" - chú Đức tâm sự.
Chú Đức cô Hoa không chọn cách ở lại Hà Nội cho 8 đợt xạ trị, vì nếu tính ra cũng liên miên kéo dài mấy tháng trời. Trong khi đó ở quê, còn bao nhiêu việc phải lo nhất là chuyện nhà cửa, đồng áng. Cảnh cô chú dìu dắt nhau lên viện xạ trị giờ thân quen đến nỗi, hỏi y tá hay bác sĩ nào, bạn cũng sẽ được chỉ tới tận phòng 2, khoa nội 3 của bệnh viện.
Chắc hẳn ung thư không phải là cái chết, nhưng nó là một gánh nặng với bất kỳ người bệnh nào. Có người thấp thỏm lo sợ ngày cuối đời sẽ tới, cũng có người hóa điên vì phải chịu áp lực từ một "thế lực vô hình", nhưng thực chất lại chính là suy nghĩ của bản thân. Nhưng riêng chú Đức của ngày hôm nay, chú cười nhiều! Cả chú và cô đều không biết tương lai mình sẽ còn có thể dắt tay nhau đi tới tận đâu nữa, nhưng trước mắt cứ cười cái đã!
"Thế cháu có người yêu chưa?" - chú Đức bất ngờ quay sang hỏi làm tôi phụt cười. Cô Hoa ngồi ngay cạnh cũng lấy tay che miệng cười bẽn lẽn. Cả phòng bệnh toàn bệnh nhân ung thư sáng lên những tia nắng cuối ngày. Quả thực chặng đường gian nan phía trước, sẽ tiếp tục được nuôi dưỡng bằng những nụ cười trong trẻo như thế!
"Không có cộng đồng thì nhà cô không sống nổi những tháng ngày qua"
Năm em Thắng bị ung thư, gia đình cô Hoa rất khó khăn. Quê nhà quanh năm sống bám vào vài sào đất trồng chè nên cũng chẳng khấm khá được là bao. Mấy đứa con còn thay phiên nhau ốm đau quặt quẹo, nghĩ đến tiền thuốc men cực chẳng đã còn nhiều hơn cả tiền ăn từng bữa cơm trong ngày. Toàn bộ số tiền kiếm được đều đổ vào chữa bệnh cho các con. Kiếp người này khổ đau như cô Hoa có lẽ là tận cùng rồi.
Ngày lo xong ma chay tươm tất cho Thắng, cô Hoa bán luôn đôi hoa tai mà chương trình "Điều ước thứ 7" tặng năm nào để chạy ăn từng bữa. Nhà cô nợ nần nhiều đến nỗi, giờ mà đi vay mượn thêm thì ê chề và xấu hổ lắm. Nhớ lại những tháng ngày đó, cô chỉ biết khóc.
Sau 2 tháng em Thắng mất, chú Đức phát hiện mình cũng bị ung thư. Lại thêm một lần đau với người phụ nữ khắc khổ, tảo tần.
Trong cuộc chiến 4 năm với ung thư của Thắng, cô Hoa thầm cảm ơn sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng. Dù đến cuối cùng, Thắng vẫn không thể tiếp tục sống, nhưng những lời hỏi thăm động viên, những khoản tiền ủng hộ đã giúp người phụ nữ ấy mạnh mẽ bước qua mọi khổ đau.
Đến giờ lo chạy chữa cho chồng với nỗ lực thoát khỏi tay tử thần, một lần nữa cộng đồng lại dang cánh tay rộng lớn ôm lấy cô vào lòng. Mỗi đợt xạ trị tốn hơn 2 triệu đồng, tiền thuốc men lên tới 6, 7 triệu, chưa kể tiền đi lại, ăn uống. Mà như lời cô Hoa, thì tiền ăn bồi bổ còn tốn nhiều hơn tiền thuốc. Rất may một phần chi phí chữa bệnh đã có bảo hiểm chi trả, 8 đợt xạ trị của chú Đức cũng được MC Nguyễn Diệp Chi tài trợ hoàn toàn. Mọi nỗ lực tiếp theo của cô Hoa, là cố gắng giúp chú Đức thật khoẻ để tiếp tục đương đầu với trận chiến.
"Thật lòng cô cảm ơn mọi người rất nhiều, nếu không có cộng đồng thì 4 năm bệnh tật của em Thắng và những ngày tháng vừa rồi của chú, cô chẳng biết xoay sở như nào. Không có cộng đồng thì nhà cô không sống nổi mất" - cô Hoa xúc động bật khóc.
Nhưng rồi mọi khổ đau sẽ được đền đáp bằng tình thương chân thành nhất.
Cộng đồng có thể là những người chỉ biết đến 2 vợ chồng cô chú qua facebook, báo chí, dù chưa một lần gặp gỡ trực tiếp nhưng thấm thía câu chuyện cảm động của 2 người. Một người mẹ, người phụ nữ dành cả tuổi thanh xuân để chăm sóc và ở bên một người đàn ông nghèo cùng đàn con thơ. Cô luôn tin, dù không mang nặng đẻ đau 8 người con riêng của chồng, nhưng cô chính là người mẹ đã sinh ra chúng từ trái tim.
Yêu thương sẽ luôn được đền đáp bằng thương yêu. Thứ tình cảm chân thành cô Hoa dành cho người bạn đời và những đứa con của mình, chắc chắn sẽ được đáp lại bằng những cái ôm chân thành nhất, như cách đây 3 năm, Thắng đã ôm mẹ Hoa một cách âu yếm và nồng ấm như thế.
Theo Trí thức trẻ
-
Pháp luật36 phút trướcCông an tạm giữ hình sự đối với 6 thanh thiếu niên về hành vi gây rối trật tự công cộng, trước đó nhóm này đã cầm tuýp sắt gắn dao, phóng xe rượt đuổi nhau trên phố.
-
Pháp luật1 giờ trướcTrong vụ Xuyên Việt Oil, lái xe của bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh bị cáo buộc giúp sức đưa hối lộ 300.000 USD để lo việc cấp lại giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu.
-
Xã hội2 giờ trướcLiên quan tới vụ bé gái 5 tuổi bị 2 con chó becgie cắn tử vong, nhiều người đặt ra câu hỏi việc để chó cắn chết người, chủ nuôi sẽ bị xử lý thế nào?
-
Xã hội2 giờ trướcQua làm việc, nam thanh niên khai do người đàn ông đi xe máy chở thùng hàng suýt va chạm vào xe máy của mình nên bực tức, dùng chân đạp ngã nạn nhân xuống đường.
-
Mạng xã hội5 giờ trướcHình ảnh chiếc ô tô Matiz màu xanh lá đậu trên mái cổng nhà một gia đình ở TP Biên Hòa, Đồng Nai đang gây sốt mạng xã hội những ngày qua. Chủ sở hữu của chiếc xe vừa tiết lộ lý do lưu giữ xe độc lạ của mình với VietNamNet
-
Xã hội5 giờ trướcTài xế xe tải trọng nặng, kích thước lớn không được chủ quan, lơ là khi chuyển hướng, chuyển làn, quay đầu, lùi xe; cần hỗ trợ thêm gương, camera để xóa 'điểm mù'. Người đi xe 2 bánh cùng cần có những lưu ý để giảm thiểu tai nạn.
-
Xã hội5 giờ trướcDo số lượng hài cốt nhiều, đơn vị thi công phải di chuyển sang khu vực vườn hoa trước cửa Trường Đại học Công Đoàn (Hà Nội) để tiếp tục thu gom. Cơ quan chức năng đã tạm dừng thu gom vì hết tiểu.
-
Xã hội6 giờ trướcKhông muốn các con thấy cảnh giết mổ, chủ quán ở Đồng Nai thường dậy sớm làm thịt chó. Mới đây, anh quyết định nghỉ bán, chuyển nghề sau nhiều năm sống trong ám ảnh.
-
Xã hội6 giờ trướcLãnh đạo UBND xã Mai Đình (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) cho biết, cơ quan công an đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ thanh niên cướp ô tô, đánh chết người xảy ra trên địa bàn.
-
Pháp luật6 giờ trướcKhi đang nằm võng ở quán cà phê để nghỉ ngơi, ông Toàn bị bạn mang dao chém tới tấp, hậu quả đứt lìa ngón tay.
-
Xã hội6 giờ trướcĐêm 21/11, Đội CSGT đường bộ số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) đã xử lý hàng loạt ô tô chở quá tải. Nhiều tài xế chở quá tải ở mức 30 - 50% 'than trời' vì mức phạt nặng.
-
Xã hội9 giờ trướcTrong quá trình tìm bố, một bé trai đi lạc từ tỉnh Hà Giang đến TP Tuyên Quang, quãng đường khoảng 150km.
-
Xã hội9 giờ trướcAnh Tôn Thất Tín (SN 1997, trú phường Thủy Vân, TP. Huế), nạn nhân mất tích trong vụ xe tải chở rác rơi xuống sông Hương khi lưu thông qua cầu treo Bình Thành, lập gia đình 5 năm trước. Vợ anh hiện mang bầu sắp sinh thì người chồng xảy ra sự việc đau lòng.
-
Xã hội9 giờ trướcVới chiêu thức tìm lao động 'việc nhẹ lương cao', những năm gần đây, không ít thanh niên, nhất là thanh niên ở vùng sâu, vùng xa trở thành nạn nhân của bọn buôn người từ bên kia biên giới.