Chồng vừa lên chức, vợ đã hoang tay

"Nguyên bữa tiệc mừng tôi lên phó giám đốc, cô ấy đã hội tụ đông đủ gia đình nội – ngoại, rồi bạn bè thân cận đến một nhà hàng nướng kiểu Hàn Quốc. Hậu quả là ‘đi đứt’ hơn tháng lương" – anh Đức nhăn nhó kể về vợ mình.

"Nguyên bữa tiệc mừng tôi lên phógiám đốc, cô ấy đã hội tụ đông đủ gia đình nội – ngoại, rồi bạn bè thân cận đếnmột nhà hàng nướng kiểu Hàn Quốc. Hậu quả là ‘đi đứt’ hơn tháng lương" – anh Đứcnhăn nhó kể về vợ mình.

Từ hôm anh nhận quyết định chứcphó giám đốc thì vợ anh thay đổi hẳn phong cách sinh hoạt. Bữa tiệc đầu tiênmừng chồng làm sếp, vợ anh nhanh nhảu “alo” cho bên nội – bên ngoại và nhóm bạnthân. Sau đó, trên dưới 20 người cùng “rồng rắn” tới nhà hàng Hàn Quốc. Thịt bachỉ nướng, bạch tuộc sốt cay hay những món thịt gà, hải sản đậm chất xứ xở kimchi chỉ khiến anh Đức “méo mặt” khi nhìn vợ thanh toán hóa đơn.

Chồng vừa lên chức, vợ đã hoang tay

Ảnh minh họa

Khôngmuốn mang tiếng “ki bo”, lại nghĩ phấn đấu mãi mới được công danh, anh Đức đànhthông cảm với vợ. Nhưng ngay hôm sau, đi làm về, anh đã thấy căn nhà mình được“lột xác” hoàn toàn. Chiếc máy giặt cũ được thay bằng kiểu lồng ngang hiện đại;tủ lạnh bé tin hin đã đổi thành chiếc to hơn và bóng loáng; cả cái tivi 2 triệu,anh vừa hí hửng mua được trong đợt khuyến mại điện máy cuối năm cũng “bốc hơi”.Thế chỗ cho nó là kiểu màn hình phẳng, to rộng hơn nhiều…

Đangngỡ ngàng thì vợ anh ở dưới bếp bước lên, giải trình: “Không đủ tiền nên emdùng phương thức trả góp”. Anh bực mình, gắt lên: “Lương của anh khôngphải tỷ phú đâu”. Nhưng vợ lại dỗi. Vợ anh khóc và kể rằng, từ hồi lấy chồng,luôn phải tính toán chi ly để chồng học hành, lo phấn đấu. Đến cái áo mới hay thỏison mới, trong khi bạn đồng nghiệp ríu rít rủ nhau đi mua thì cô toàn tìm cáchtừ chối.

“Nhưng bây giờ thì khác rồi. Em đã chịu khổ để mong được sung sướng” – vợanh kết luận thế. Nghĩ thương vợ tần tảo, yêu chồng, chiều con, anh Đức cuốngquýt xin lỗi. Anh chỉ nhắc nhở vợ: “Em chi tiêu cho hợp lý là được”.

Tuynhiên hôm sau đi làm về, anh Đức thấy nhà cửa tối om. Gọi điện cho vợ thì đầudây bên kia đáp lại lẫn trong âm thanh lộn xộn của còi xe: “Em đi gội đầu.Hai mẹ con vừa đi mua được ít quần áo mới”. Thế rồi đến 8h tối, anh mới thấyvợ về, mang theo túi to – túi nhỏ, không chỉ quần áo cho hai mẹ con mà còn có cảsơmi cho anh, giầy cho em gái anh, áo nhung là của mẹ chồng và rượu ngoại dànhbiếu bố chồng. Túi còn lại là ngổn ngang những quà dành cho từng thành viên nhàvợ, giống như bên nhà anh.

Nghe vợ nói: “Em rút sổ tiếtkiệm để mua quà Tết biếu hai bên. Chờ anh lĩnh thưởng Tết rồi lập sổ tiết kiệmmới” làm anh Đức tức giận. Anh lớn tiếng mắng vợ tiêu hoang. Năm nay, côngty của anh thua lỗ nên chuyện thưởng Tết, anh còn đang “phấp phỏm” lo. Thế mà vợlại chi tiêu mạnh tay khiến anh có lúc phải ao ước: “Giá như mình đừng lênchức”.

Thế nhưng lúc mang lương về, anhĐức thấy vợ “xị mặt” thắc mắc: “Sao lương phó giám đốc gì chỉ có ‘một dúm’?”Sau đó, anh bị vợ kết tội lập “quỹ đen”. Rồi anh bị vợ trách: “Không biết lấylòng sếp? Không biết cách làm ăn?”…

Khi tay hòm chìa khóa tiêuhoang

Nhiều người “đổi đời” là tìm cáchtiêu pha mạnh tay. Nếu trước kia, việc chi tiêu luôn được cân nhắc thì khi cótiền, không ít cặp vợ chồng thích gì là sắm thế. Mâu thuẫn xảy đến khi chồng (vợ)đã quen nếp sinh hoạt cũ, chưa thích ứng với tác phong mới. Hoặc vợ (chồng)thích mua đồ hiện đại, đắt tiền trong khi người còn lại nghĩ rằng, đó là điềukhông cần thiết.

Cũng có người vợ (chồng) do kinhtế dư dả lên thì sinh ra “đổi tính”. Từ chỗ chi phí có chừng mực thì trở nên“hoang tay” hơn. Nhiều trường hợp, chồng bắt đầu làm được tiền thì vợ cũng làmquen với việc mua sắm theo cách khác. Khi đó, nếu người kiếm ra tiền làm ăn thualỗ (hoặc không có nhiều tiền như người kia tưởng) thì mâu thuẫn sẽ nảy sinh. Vìthế, dù chồng (vợ) hoặc cả hai vợ chồng trở nên dư dả thì đôi bên cần bàn bạc kếhoạch sinh hoạt hợp lý.

Ngay cả khi có tiền thì xung đột trong cách tiêu pha của vợ chồng cũng có thể nổra. Nếu vợ chồng không tìm được tiếng nói chung, nghĩ có tiền thì muốn tiêu kiểugì cũng được thì có thể khiến đôi bên không hài lòng về nhau. Một người cho làngười kia ích kỷ, ky bo. Trong khi đối phương không chịu nổi kiểu “vung vít” vìđã quen sống có chừng mực.

Theo Ngọc Bình
Chồng vừa lên chức, vợ đã hoang tay



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.