Em chồng kết hôn, tôi định cho 200 triệu, mẹ chồng gọi một cuộc điện thoại, tôi quyết định không cho 1 xu

Gần đây, em trai chồng chuẩn bị kết hôn. Thu bàn với chồng nên mừng chú ấy bao nhiêu thì thích hợp, bởi Thu nghĩ tốt xấu gì cùng là anh em ruột, em đi lấy vợ thì anh cũng phải cho tươm một chút.

Thu và chồng quen nhau ở trường đại học. Trên thực tế, điều kiện của hai bên gia đình là ngang bằng nhau, chỉ có điều Thu là con duy nhất trong gia đình, trong khi nhà chồng có hai anh em. Vậy nên, nếu xét một cách toàn diện thì nhà Thu nhỉnh hơn 1 chút.

Vào thời điểm đó, bố mẹ Thu khá phản đối cuộc hôn nhân của họ, ông bà cho rằng con gái mình nên tìm một gia đình có hoàn cảnh tương tự, chỉ có một con duy nhất, như vậy cuộc sống sẽ dễ dàng hơn. Lúc đó Thu trách cha mẹ quá đề cao vật chất nhưng sau này cô mới nhận ra thực tế khi ấy mình còn trải nghiệm quá ít, suy nghĩ quá đơn giản.

Vì Thu quyết tâm lấy chồng nên bố mẹ cô không còn cách nào khác, đành chấp nhận. Lúc đó kết hôn, không yêu cầu chồng phải có nhà riêng, chỉ đề nghị một khoản tiền quà tượng trưng là 50 triệu. Hai bên gia đình hy vong sau khi kết hôn, vợ chồng trẻ sẽ tự mình cố gắng kiếm tiền mua nhà. Mà mẹ chồng cảm thấy số tiền trên là hơi nhiều, nói 20 triệu là hợp lý, bởi vì trong nhà còn em chồng đang đi học, tốn nhiều tiền. Khi ấy Thu cũng không so đo nhiều, nghĩ 20 triệu thì 20 triệu, dù sao cũng chỉ là tượng trưng nên không coi trọng số tiền này lắm.

Cứ như vậy vợ chồng Thu kết hôn. Sau kết hôn, lúc đầu hai người ở nhà mẹ chồng, nhưng mẹ chồng Thu là kiểu người đặc biệt siêng năng, mỗi này 5 - 6 giờ sáng đã dậy, mà bà đã dậy thì nhất định phải gọi Thu dậy cùng, nói là để tạo thói quen tốt cho con dâu. Thế nhưng Thu thực sự chịu không nổi, cả ngày phải làm việc với cường độ cao, buổi sáng lại dậy sớm như vậy, thực sự không có tinh thần. Sau đó, Thu bàn bạc cùng chồng, dứt khoát dọn ra ngoài ở, ít ra mỗi ngày cô còn có thể ngủ thêm một chút.

Trải qua hơn 5 năm nỗ lực, vợ chồng Thu xem như đã tích góp được một số tiền tương đối. Hơn nữa, bố mẹ Thu còn cho vợ chồng họ 500 triệu, nhờ vậy, gần như họ đã đủ tiền mua một căn nhà thuộc về mình. So với mua trả góp thì mua đứt rõ ràng là sẽ ít tốn tiền hơn. Mà chồng Thu hiện tại đã thăng lên chức quản lý, mỗi tháng lương 40 triệu, cuộc sống gia đình nhỏ của Thu coi như rất tốt.

Gần đây, em trai chồng chuẩn bị kết hôn. Thu bàn với chồng nên mừng chú ấy bao nhiêu thì thích hợp, bởi Thu nghĩ tốt xấu gì cùng là anh em ruột, em đi lấy vợ thì anh cũng phải cho tươm một chút. Sau đó vợ chồng Thu quyết định sẽ cho em chồng 200 triệu, cộng thêm khoản tiền cưới bố mẹ cho thì sau kết hôn, chú ấy ít nhất cũng đủ tiền mua được một cái xe. Không nghĩ tới, vợ chồng Thu vừa quyết định được vài ngày thì mẹ chồng gọi điện tới. 

Em chồng kết hôn, tôi định cho 200 triệu, mẹ chồng gọi một cuộc điện thoại, tôi quyết định không cho 1 xu-1

Mẹ chồng nói thẳng, bảo vợ chồng Thu nghĩ cách mua cho em chồng một căn nhà. Nếu không đủ tiền mua đứt thì cũng phải đủ cho chú ấy mua trả góp. Hơn nữa, tiền trả góp hàng tháng sẽ là vợ chồng Thu trả. Bà nói là anh trai thì vào những thời điểm mấu chốt thì phải giúp đỡ em. 

Nghe xong Thu rất tức giận, nói với mẹ chồng: "Mẹ muốn vì chú ấy mà chúng con chết đói sao? Tại sao mẹ không nói bất cứ điều gì về việc mua nhà khi chúng con phải đi thuê để ở?”

Thu nói với chồng, nếu anh đồng ý với mẹ chồng mua nhà cho em trai, cô nhất định sẽ ly dị. Thu không muốn những gì vợ chồng cô phấn đấu, tích góp suốt nhiều năm qua lại phải dâng hai tay cho người khác. Thế nên bây giờ, 1 xu cô cũng không cho em chồng!

Theo V.A - Vietnamnet


mẹ chồng nàng dâu

chị dâu em chồng


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.