Mẹ chồng thúc giục sinh con thứ 2, về quê thấy con nhà hàng xóm, tôi kiên quyết không sinh!

Mẹ chồng cứ bảo vợ chồng chị Tú hãy gửi con về quê ông bà trông, nếu không phải sinh thêm một đứa nữa. Chị Tứ thì cả hai đều không muốn. Mẹ chồng cứ nài mãi nên khi con trai được 4 tuổi, chị đưa thằng bé về quê nội một chuyến.

Tâm sự của chị Tú:

“Tôi và chồng gặp nhau khi đi làm, vì cùng quê nên chúng tôi nhanh chóng có cảm tình với nhau. Anh chăm sóc tôi chu đáo, dần dần chúng tôi ở bên nhau, loáng cái đã được 2 năm. 

Ngày chồng dẫn tôi về ra mắt bố mẹ, hóa ra nhà anh xa hơn nhà tôi khá nhiều, nói chung thuộc khu vực vùng sâu vùng xa của tỉnh, đời sống tương đối khó khăn. Những người già, người lớn tuổi ở đây chủ yếu sống dựa vào làm ruộng, trẻ hơn thì đều bôn ba ở các tỉnh khác kiếm sống; lũ con nít thì vì vắng bóng bố mẹ nên lúc nào cũng chạy lông nhông trong làng, đùa nghịch, đánh nhau. 

Bố mẹ chồng rất hài lòng về tôi. Sau cưới, tôi và chồng đi nơi khác làm ăn. Bố mẹ hai bên giục chúng tôi nhanh chóng sinh con, nhân lúc mọi người còn khỏe, có thể giúp vợ chồng tôi trông lũ trẻ. 

Sau đó tôi sinh con tại thành phố mình làm việc, mẹ chồng vẫn luôn thúc giục đưa cháu về quê. Nói thật tôi không muốn về chút nào, vì trong làng cài gì cũng không tiện. Nếu đưa con trai về, thằng bé nhất định sẽ thiếu thốn nhiều thứ, vì thế tôi bảo mẹ chồng rằng mình vẫn có thể chăm con được, vừa bế con, vừa làm chút việc lặt vặt, một tháng cũng kiếm được dăm ba triệu, đỡ đần chồng tôi chi phí sinh hoạt gia đình. 

Mẹ chồng thúc giục sinh con thứ 2, về quê thấy con nhà hàng xóm, tôi kiên quyết không sinh!-1(Ảnh minh họa)

Khi con trai tôi lên 3 thì chồng yêu cầu tôi gửi thằng bé đến nhà trẻ. Như vậy, tôi có thể yên tâm đi làm như bình thường. Mẹ chồng tôi thì nói nếu gửi cháu đi nhà trẻ sẽ tốn thêm chi phí, mà cái gì ở thành phố cũng đắt đỏ, nếu tôi gửi con về quê, sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền. Chồng tôi không đồng ý, cho rằng đi học ở làng sẽ rất bất tiện. Mẹ chồng lại đột nhiên chuyển chủ đề, nói chúng tôi nên sinh con thứ 2. Tốt nhất là sinh thêm một cô con cái, nhà phải có nếp có tẻ mới vui. Vợ chồng tôi nghe vậy cũng chỉ biết ậm ừ, có lẽ bà không hiểu ở hoàn cảnh của chúng tôi, bây giờ nuôi con tốn kém đến mức nào. Mẹ chồng giục sinh cháu thứ 2. Vợ chồng tôi lương bèo bọt, chưa từng dám nghĩ đến chuyện sinh một đứa nữa. Nhưng mẹ chồng cứ giục mãi, như thế nếu gửi con cho bà, vợ chồng tôi sẽ tiết kiệm được một gia tài, vì vậy khi con trai được 4 tuổi, tôi quyết định đưa con về quê chồng một chuyến. 

Con trai tôi học ở thành phố từ khi mới sinh nên về căn bản ngữ âm là của người thành phố. Không phải tôi chê bai quê chồng mà tiếng địa phương ở quê anh, thằng bé nghe gần như không hiểu gì. Thằng bé rất lễ phép, gặp ai cũng chào thật to. Mọi người đều khen con tôi thông minh, lanh lợi. Lúc đó tôi mua không ít đồ ăn vặt về nhà. Ở ngoài cửa nhà, có một cô bé cứ len lén nhìn vào bên trong, con trai tôi nhìn thấy, chủ động chạy ra chào hỏi, còn mang đồ ăn vặt cho bạn nhưng cô bé nhất định không nhận. Con trai tôi chạy tới lôi tôi ra chỗ cô bé. Hóa ra cô bé là cháu gái của bà cô hàng xóm, lớn hơn con trai tôi 4 tháng tuổi, mặt mũi lấm lem, tóc tai lâu ngày không được gội rửa, quần áo xộc xệch. Tôi nghe nói mẹ cô bé đã sinh được 3 cô con gái nhưng hiện vẫn tiếp tục nghĩ việc sinh thêm con. 

Nhìn cô bé, tôi cảm thấy không thể chịu được. Tôi muốn đưa cô bé về nhà rửa mặt cho nó, không ngờ vừa chạm vào tay con bé, nó đã sợ hãi và khóc toáng lên rồi bỏ chạy về nhà. Tôi thật sự rất sốc. Sao cô bé lại sợ người lạ như vậy? Những đứa trẻ đáng lẽ nên được dạy phải lễ phép, biết chào hỏi khi gặp người lớn nhưng cô bé dường như không được người lớn hướng dẫn việc này. Tôi thở dài trước cách người lớn ở đây nói là chăm con nhưng thiếu quan tâm con ở nhiều mặt. Trẻ con ở đây 4 tuổi còn chưa học mẫu giáo. Ông bà bận chuyện đồng áng, không có thời gian ở nhà trông cháu, đa phần là trẻ tự chơi với nhau. Vậy nên mỗi lần ở làng có người lạ đến chơi, lũ trẻ sẽ tò mò như nhìn thấy điều gì đó mới mẻ.

Mẹ chồng thúc giục sinh con thứ 2, về quê thấy con nhà hàng xóm, tôi kiên quyết không sinh!-2(Ảnh minh họa)

Đêm đó, khi nhìn con trai ngủ say, tôi đã hạ quyết tâm sẽ không bao giờ để con mình trở thành đứa trẻ như cô bé nhà hàng xóm. Đây là một hành động thiếu trách nhiệm và cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của đứa trẻ, tác động rất lớn đến tương lai của trẻ, Vậy nên tôi thà chỉ có một đứa con, cho nó cuộc sống sung túc hơn một chút, tôi có mệt một chút cũng không sao, nhưng nhất định sẽ phải cho con được học hành đầy đủ. Mọi người nghĩ ý kiến ​​của tôi có đúng không?”

***

Sinh con đẻ cái là nhu cầu thích đáng, không chỉ của vợ chồng mà còn của ông bà nội ngoại đôi bên và những người xung quanh khác. Đôi khi nó troqr thành nghĩa vụ và là gánh nặng với không ít cặp vợ chồng. Khi bước vào hôn nhân, mỗi cá nhân không chỉ phải gìn giữ mối quan hệ của hai người mà còn phải dung hòa các mối quan hệ liên quan. Chỉ có làm được như vậy, cuộc hôn nhân mới yên ổn và kéo dài.

Tuy nhiên, một cuộc hôn nhân là do 2 cá thể: 1 vợ, 1 chồng xây dựng và điều hành. Họ nên là những người đưa ra quyết định cuối cùng, dựa trên sự cân đo lợi hại của đôi bên, còn những người xung quanh chỉ nên đóng vai trò là người tham khảo hoặc đưa ra lời khuyên khi cần.

Sinh 1 con hay nhiều con, sinh con trai hay con gái… phải do chính vợ chồng quyết định, không nên “cố đấm ăn xôi” chỉ để hài lòng người khác. Cuộc hôn nhân của bạn thì bạn là người quản lý, điều gì bạn cảm thấy tốt cho mình, cho chồng, cho con và không ảnh hưởng tiêu cực đến ai thì cần kiên định làm bằng được.

Chắc chắn để thực hiện quyết tâm của mình, chị Tú sẽ gặp không ít sóng gió với mẹ chồng nhưng hy vọng chị vững tâm! Cũng hãy thẳng thắn tâm sự với chồng để anh hiểu và ủng hộ quyết định của chị.

Theo V.A - Vietnamnet


mẹ chồng nàng dâu


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.