Đào quất vẫn rực rỡ sau Tết, nông dân khóc ròng

Hoa đào tuy trúng vụ Tết năm nay nhưng người dân làng Nhật Tân (Hà Nội) vẫn phải khóc ròng tự tay phá bỏ thành quả cả năm lao động do bị dội chợ.

Hoa đào tuy trúng vụ Tết năm nay nhưng người dân làng Nhật Tân (Hà Nội) vẫn phải khóc ròng tự tay phá bỏ thành quả cả năm lao động do bị dội chợ.

Đào quất vẫn rực rỡ sau Tết, nông dân khóc ròng
Đầu mùa đông, thời tiết ấm áp, người trồng đào mất ăn mất ngủ vì lo đào nở sớm. Tuy vậy, đợt rét đậm kéo dài cuối tháng Chạp như đã cứu "một bàn thua" cho nông dân làng Nhật Tân. Đào nở rực rỡ đúng dịp Tết.
Đào quất vẫn rực rỡ sau Tết, nông dân khóc ròng
Những vườn đào, quất trúng vụ đẹp như tranh vẽ, người dân cứ ngỡ sẽ được một mùa bội thu. Tuy nhiên, họ lại rơi vào hoàn cảnh mất giá vì sức mua giảm. Đã hết Tết mà những vườn đào, vườn quất vẫn gần như y nguyên.
Đào quất vẫn rực rỡ sau Tết, nông dân khóc ròng
 Không bán được, người dân đành phải tự tay phá bỏ đi thành quả lao động trong cả năm của chính mình.
Đào quất vẫn rực rỡ sau Tết, nông dân khóc ròng
Quất sai trĩu quả nhưng không bán được, chủ vườn cho mọi người tự do hái. Gia đình chị Lan gồm 8 người (quê ở Văn Giang, Hưng Yên), cứ sau Tết lại lên Hà Nội thu hoạch quất về bán cho hộ làm mứt. Mỗi kg quất này có giá 1.000 đồng.
Đào quất vẫn rực rỡ sau Tết, nông dân khóc ròng

Với diện tích trên 300 ha đào, quất trúng mùa, nhưng vụ Tết vừa rồi, các hộ dân ở đây chỉ bán được 1/3. “Phải tự tay chặt đi những cành đào bích, đào phai đỏ rực mà buốt hết cả ruột”, chị Lan - chủ vườn buồn bã.

Đào quất vẫn rực rỡ sau Tết, nông dân khóc ròng

Bỏ công sức lao động cả năm, các hộ trồng đào còn phải đầu tư chi phí đổ đất, phân bón, riêng đào rừng làm thân ghép họ cũng phải chi từ 500.000 đồng đến vài triệu cho mỗi gốc.

Đào quất vẫn rực rỡ sau Tết, nông dân khóc ròng

Năm nay thời tiết thuận lợi, mùa đông ấm áp, cây đào phát triển tốt. Gần Tết có thêm đợt rét kèm mưa phùn khiến cho nụ đào mập mạp, hoa thắm màu.

Đào quất vẫn rực rỡ sau Tết, nông dân khóc ròng
Nhưng giá thấp, sức mua kém nên những vườn bán tốt nhất cũng chỉ được 1/3 số lượng.
Đào quất vẫn rực rỡ sau Tết, nông dân khóc ròng
"Bán gốc đào cổ thụ được vài triệu cứ nghĩ là nhiều, nhưng tính chi li ra cũng còn được bao nhiêu đâu. Riêng tiền chuyển cây đi, thu cây về cũng mất 400.000 đồng một chuyến, 100.000 đồng cho chi phí đánh gốc rồi chưa kể tiền mua gốc, mua đất bồi, phân gio nữa”, anh Nguyễn Văn Thế, chủ một vườn đào chia sẻ.

 

Đào quất vẫn rực rỡ sau Tết, nông dân khóc ròng
Với vườn đào 500 gốc, vụ Tết vừa rồi gia đình anh Thế bán chưa được 1/3, trừ hết chi phí thu về được hơn 30 triệu. “Dân trồng đào cực nhọc lắm, được mùa được giá thì cùng lắm cũng chỉ lo được cái Tết rồi sắm sửa thêm ít vật dụng trong nhà. Chứ như năm nay tính ra trừ chi phí thì ngày công của cả hai vợ chồng cũng chỉ hơn 2 triệu/tháng”, anh Thế nói thêm.

 

Đào quất vẫn rực rỡ sau Tết, nông dân khóc ròng

Hết Tết đào vẫn đẹp, chị Lan tiếc nên đang tranh thủ cắt đi bán gỡ lại sức lao động cho cả năm vất vả.

Đào quất vẫn rực rỡ sau Tết, nông dân khóc ròng

Mất mùa, song người dân Nhật Tân vẫn phải bắt tay vào chăm sóc đào cho vụ kế tiếp.

Theo Zing



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.