Chuyện "đi tết" sếp

Lùng kiếm bạc mặt, Thịnh mới mua được chậu cảnh dáng "hổ ngồi". Đắc ý mang đến nhà sếp, anh giật thót khi thấy món quà "độc" ấy bị "đụng hàng"" đến hai lần.

Lùng kiếm bạc mặt, Thịnh mớimua được chậu cảnh dáng "hổ ngồi". Đắc ý mang đến nhà sếp, anh giật thót khithấy món quà "độc" ấy bị "đụng hàng"" đến hai lần.

Càng gần Tết, không khí ở cơquan anh Thịnh (quận Tân Bình, TP HCM)  càng “sôi sùng sục” không phải vìcông việc mà là vì chuyện... nghĩ quà “đi Tết” sếp. Những năm trước chuyệnquà cáp cũng chỉ bình thường, nhưng năm nay tình hình rất “sôi động” vì sắptới cơ quan có một đợt sắp xếp lại biên chế, nhân sự. Ai cũng muốn lấy lòngsếp để hy vọng được ngồi vào những vị trí mình mong muốn.

Quà “độc” mà vẫn bị “đụng hàng”


Anh Thịnh đang giữ chức phó phòng tổ chức. Biết cái ghế của vị trưởng phòngvừa có quyết định chuyển đi sẽ để trống nên Thịnh hy vọng có thể thay thế.Nhưng ngoài anh ra có mấy ứng cử viên sáng giá trong cơ quan cũng đang nhămnhe ngồi vào chiếc ghế này. Tết sắp đến, không ai nói ra nhưng họ đều nghĩđây là cơ hội để ghi điểm với sếp.

Trước Tết cả tháng, mọi ngườiđã dò hỏi nhau biếu gì cho sếp nhưng chẳng ai tiết lộ, vì ai cũng muốn mónquà của mình phải thật ấn tượng. Biết nhà sếp sơn hào hải vị gì cũng cóđủ, Thịnh vắt óc cố nghĩ một thứ quà thật đúng ý sếp mà lại “hiếm có khótìm”. Anh còn lôi cả vợ con, rồi thì bạn bè, người thân vào cuộc xem ai có“cao kiến” gì thì mách nước. Cuối cùng, anh gật gù với lời khuyên của ông bốvợ: “Sếp anh tuổi hổ, năm nay lại là năm hổ, anh mua biếu một cây cảnh dánghổ ngồi để ông ấy trưng ngoài sân là hợp nhất”.

Chuyện "đi tết" sếp

Ảnh minh họa



Dạo khắp các vườn cây cảnh, anh Thịnh cũng mua được một cây “hổ ngồi” tươngđối ưng ý với cái giá chấp nhận được. Rất đắc chí với món quà “độc” này, anhhăm hở chở cây đến chúc Tết nhà sếp. "Nếu được lên chức trưởng phòng, mìnhsẽ thay hết mấy đứa nhân viên cứng đầu cứng cổ vẫn hay bật lại mỗi lần giaoviệc, chỉ vì mình chỉ là phó phòng nên chúng nó chẳng coi ra gì", Thịnh nghĩthầm.

Vừa bước vào sân nhà sếp, Thịnh giật thót người khi thấy có đến hai chậucây, cũng dáng hổ ngồi, đã an tọa ngay ngắn sát hai bên sân nhà sếp. Sếpcười cười, bắt tay cảm ơn món quà, còn anh Thịnh ngượng nghịu chả biết bâygiờ phải đặt chậu cây “ngồi” vào chỗ nào nữa.

Sếp dễ tính thì cũng dễ“đi”

Chị Minh Nguyệt (Cầu Giấy, HàNội, đang làm việc trong một viện nghiên cứu) kể về việc đi tết thủtrưởng cơ quan chị. Là cơ quan nghiên cứu, công việc mỗi người một mảng,không bon chen, cạnh tranh gì nhiều nên ở viện, việc nhân viên đi biếu quàcho sếp vào dịp Tết chỉ đơn thuần là vì tình cảm chứ không vụ lợi gì.

Viện trưởng của chị được nhân viên rất quý vì cách giải quyết công việc cũngnhư trong cách ứng xử hằng ngày. Tính sếp lại dễ dãi. Ông còn nói thẳng vớinhân viên rằng, trong cơ quan, ông là người lương cao nhất, còn nhân viênđược thêm ít tiền thưởng Tết cũng chẳng đáng là bao, nên dành để lo cho giađình. Nhưng mọi người vì quý trọng nên đến Tết vẫn mang quà biếu.

Những năm đầu, mọi người mua bánh kẹo, rượu bia đến, viện trưởng đều từ chốikhéo hoặc nhận rồi tặng lại cho chủ nhân. Sau mọi người bảo nhau xem ở quêai có thứ gì thì mang biếu sếp thứ ấy. Thế là người thì mang gạo tám, ngườiđem măng khô, người biếu cân chè ngon, người tặng chục quả bưởi... Ai cũngnói đó là quà quê, là đặc sản, “cây nhà lá vườn” nên ông chẳng từ chối đượcnữa. Sau thành lệ, năm nào mọi người cũng biếu viện trưởng những thứ đó, vừatình cảm, gần gũi vừa dễ mua và cũng không quá tốn kém.

Chị Nguyệt bảo, chị thấy các cơ quan khác mọi người cứ đến Tết là phát hoảnglên vì nghĩ quà đi sếp, chứ ở cơ quan chị, mọi người đều rất thoải mái. Họchỉ coi đó như một dịp để thể hiện tình cảm đối với thủ trưởng của mình chứkhông phải để cầu cạnh nên không quá nặng nề về vật chất hay cầu kỳ lễ nghi.

"Không phải nhận quàmà sướng"

Đó là lời phát biểu của bàLê, vợ của một sếp cấp cục ở Hà Nội. Từ ngày ông lên chức, năm nào nhà bàcũng nhộn nhịp khách đến chúc Tết, biếu quà trước ngày năm mới cả tháng.Cũng có người vì tình cảm nhưng phần đông đến vì mục đích khác.

Công việc cuối năm bận rộn, hôm nào ông cũng về muộn, có khi vừa bưng bátcơm lên đã có khách bấm chuông ngoài cửa. Thậm chí, nhiều hôm còn không kịpăn cơm vì về nhà đã có khách ngồi chờ rồi. Không những ông mà cả nhà đều mệtvì tiếp khách liên tục.

Đã thế, việc xử lý số quà biếu cũng không đơn giản. Quê ông bà ở tận miềnTrung, Tết nào cũng phải đi cả chuyến ô tô để chở quà mang về quê phân phátcho họ hàng, chứ để lại thì không thể nào dùng hết. Những năm ông bận khôngthể về được, bà Lê mang ra bán rẻ lại cho cửa hàng đại lý ở đầu phố. Nhưngcó lần nhà bà “tái ngộ” với chính món hàng mình vừa bán. “Tôi vừa mang rahôm trước, hôm sau đã thấy đúng chai rượu đó trong túi quà biếu ở nhà mình”,bà Lê kể.

Những người khôngbao giờ "đi" sếp

Bên cạnh không khí “tưngbừng, nô nức” tìm quà biếu thủ trưởng, không ít người lại rất dửng dưng vớiviệc này, coi như chuyện đâu đâu bởi họ chưa bao giờ biết biếu xén là gì.

Chị Thanh Lan ở phố KhâmThiên, Hà Nội, cho biết, chị đi làm hơn 10 năm nay và cũng đã qua một vàicông ty nhưng chưa hề đi biếu quà sếp trong dịp Tết bao giờ. Không chỉ chịmà tất cả nhân viên nơi chị làm việc cũng đều như thế. Cuối năm, mọi ngườichỉ quan tâm đến kết quả công việc của cả một năm qua, ai làm tốt thì thưởngnhiều, ai kém hơn thì thưởng ít. Trong hợp đồng lao động đã rõ ràng vị trí,nhiệm vụ của từng người, quan hệ giữa sếp và nhân viên không hề mang tính ânhuệ. Cho nên chẳng mấy ai quan tâm đến chuyện đi tết, ngược lại sếp cũngchẳng để ý đến chuyện đó. Cái mà sếp cần ở họ chỉ là kết quả công việc.

Anh Hoàng, Đống Đa, Hà Nội, một người cũng chưa từng biết đến chuyện đi tếtsếp, nói: "Ở các công ty tư nhân như chỗ tôi, chính kết quả làm việc củanhân viên đã trực tiếp mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, lợi nhuận đó thìchính sếp là người được hưởng sau khi trừ đi chi phí và lương, thưởng chonhân viên. Vì thế ở các doanh nghiệp kiểu này, cả sếp và nhân viên đều cóquan điểm rất sòng phẳng, họ chẳng cần quan tâm đến chuyện quà cáp phiềnphức, mất thời gian kia làm gì".

Việc đi sếp chỉ phổ biến ởcác cơ quan Nhà nước, vì ở đó ngoài lợi ích về kinh tế, nhân viên còn bị phụthuộc vào thủ trưởng cơ quan về lợi ích "chính trị" (như chuyện cất nhắc vịtrí làm việc). Tuy nhiên, theo anh Hoàng, xã hội ngày càng hiện đại thì tỷlệ biếu xén với mục đích vụ lợi như thế sẽ ngày càng ít đi. 

Theo Nam Thi
Chuyện "đi tết" sếp
 



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.