- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Gái công sở xếp hàng cả trưa học làm bánh trung thu
Cả tuần nay, sau 11 giờ trưa, Thu Hiền lại đến một trung tâm để học làm bánh trung thu. Để được nhận học, Thu Hiền đã phải đăng ký và chờ nửa tháng mới đến lượt.
Đua nhau học làm bánh
Nắm bắt nhu cầu muốn học làm bánh của chị em khá cao khi Tết Trung thu sắp đến, một số chị em công sở quyết định mở lớp dạy làm bánh trung thu. Nhờ đó, nhiều người có thể kiếm nửa triệu đồng chỉ nhờ vào 3 giờ đứng lớp dạy học làm bánh mỗi ngày.
Đồng hồ vừa điểm 11 giờ trưa, chị Phạm Thu Hiền làm cho một cơ quan nhà nước trên đường Ngọc Hà (Ba Đình, Hà Nội) lại tới một trung tâm dạy nghề nấu ăn tranh thủ học làm bánh trung thu.
Chị Hiền cho biết, mặc dù khá bận rộn song để có thể tự tay làm ra được những chiếc bánh trung thu ngon, đẹp mắt cho gia đình thưởng thức và đem biếu tặng bạn bè trong dịp Tết Trung thu nên chị đã bỏ ra gần 1 triệu đồng để tham gia lớp học này.
“Tôi đăng ký nửa tháng nay mới đến lượt đi học vì số lượng người đặt lịch học đông quá, trong khi đó chỗ lớp tôi học lại chỉ dạy cho khoảng 8 người/lớp”, chị Hiền cho biết.
Theo chị Hiền, làm bánh trung thu theo kiểu truyền thống vuông, tròn thì chị biết nhưng để làm được một số loại bánh khác như bánh trung thu vị mới lạ hay hình thù đẹp mắt thì phải đăng ký đi học để có thể làm bánh hợp với sở thích của mọi người trong gia đình.
Chị em đua nhau đi học làm bánh trung thu . |
“Sau hai buổi học, tôi đã tự làm được kiểu bánh trung thu truyền thống như ngoài hàng vẫn bán. Ngoài ra, tôi còn làm được cả bánh trung thu vị trà xanh, lặn các kiểu bánh theo hình con vật ngộ nghĩ rất đáng yêu...”, chị Hiền chia sẻ.
Tương tự, chị Nguyễn Ngọc Phương Anh (Đội Cấn, Ba Đình) cũng bỏ hơn 600.000 đồng để có thể tham gia lớp học làm bánh trung thu tại một cửa hàng bánh trên đường Cầu Giấy (Hà Nội).
Chị Phương Anh chia sẻ: “Năm nào tôi cũng mua bánh trung thu đi biếu hết cả triệu đồng/hộp. Năm nay, thay vì mua tôi đi học và về tự làm ra những chiếc bánh trung thu đủ màu sắc với hình thú ngộ nghĩnh để làm quà đem biếu thêm ý nghĩa”.
Theo lời chị Phương Anh, tiền học phí không quá đắt, tính ra chỉ tương tương với đi mua một hộp bánh ngoài thị trường bởi ngoài kiến thức chị học được, đến cuối buổi học, toàn bộ sản phẩm bánh chị làm ra sẽ được đem về nhà cho gia đình thưởng thức.
Gái công sở cũng mở lớp dạy làm bánh
Còn hơn hai tháng nữa mới đến Tết Trung thu nhưng các lớp học làm bánh trung thu của anh Nguyễn Đức Thịnh tại một trung tâm dạy làm bánh ở khu vực Láng Hạ (Đống Đa, Hà Nội) lúc nào cũng đông đúc người theo học.
Nhu cầu học cao, một số chị em công sở quyết định mở lớp dạy học làm bánh trung thu. |
Theo anh Thịnh, lúc đầu lớp chỉ là vài người bạn anh tò mò đòi anh mở lớp dạy làm bánh, về sau mọi người cứ thế ồ ạt đăng ký theo học.
“Hiện tại, ở trung tâm dạy làm bánh này, con số người đăng ký theo học làm bánh trung thu lên đến hàng trăm người”, anh Thịnh nói. Anh cho biết, mỗi một khóa học ở trung tâm gồm 3 buổi. Học viên sẽ được học cách làm các loại bánh nướng, bánh dẻo, cách nhào bột, làm nhân, lặn bánh theo nhiều hình thù khác nhau...
Tương tự, chị Nguyễn Ngọc Vân, làm cho một cơ quan nhà nước ở khu vực Hai Bà Trưng (Hà Nội), cũng quyết định mở lớp dạy làm bánh trung thu.
Chị Vân chia sẻ, năm ngoái chị tranh thủ thời gian rảnh để làm bánh trung thu bán như: bánh nướng, bánh dẻo, bánh nướng hình lợn, bánh trung thu vị trà xanh... Song số lượng người đặt mua quá đông, đến hết mùa mà chị vẫn không làm kịp bánh để trả đơn hàng cho khách.
Năm nay, chị mới thông báo sẽ tiếp tục làm bánh trung thu để bán, sau có một ngày số lượng khách đặt đã quá tải. Thấy thế chị nảy ra ý định mở lớp dạy làm bánh trung thu để mọi người có thể đăng ký học về tự làm bánh cho gia đình thưởng thức.
Chị Vân cho hay, chị làm giờ hành chính nhà nước nên các lớp học chỉ tranh thủ dạy vào các buổi trưa hàng ngày (mỗi buổi dạy 3 tiếng đồng hồ) để chị em không bị ảnh hưởng đến công việc.
“Tôi không ngờ mọi người lại đăng ký học nhiều thế. Mới thông báo mở lợp dạy được 4 ngày mà số người đăng ký đã lên đến vài trăm người. Tôi đã phải xếp lịch dạy kín các ngày từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Đặc biệt, tôi phải dạy từ giờ đến sát Tết Trung thu mới hết số người người đăng ký”, chị Vân khoe.
Chị Vân cũng tiết lộ, năm ngoái, mùa Trung thu chị làm bánh bán, đến hết mùa cũng kiếm được một khoản tiền lãi khá khá nhưng rất vất vả. Tất cả các thời gian buổi tối trong tuần chị phải làm bánh từ 8 giờ tối đến 12 giờ đêm để kịp trả bánh cho mọi người, có hôm còn thức đến 1-2 giờ sáng để làm bánh. Năm nay, mới chuyển sang dạy làm bánh được khoảng hơn tuần nay, chị nhàn hơn mà công lại cao hơn nhiều.
Hiện giờ, mỗi ngày
chị chỉ dạy 3 tiếng đồng hồ nhưng tiền công (trừ đi tiền mua nguyên liệu
cho mọi người thực hành làm bánh) chị đút túi nửa triệu đồng.
Theo VietNamNet
-
Đời sống05/02/2020Bên nào cũng có những lý lẽ riêng nhưng bây giờ khổ nhất chính là anh chị em cán bộ bởi họ không biết lấy tiền đâu ra mà sinh hoạt nữa!
-
Đời sống30/01/2020Tôi nghe mà xuýt xoa không thôi, chẳng biết bao giờ tôi mới sở hữu được chiếc áo khoác đắt đỏ nhường ấy.
-
Công sở25/01/2020Nghĩ rằng Tết sếp hay tụ họp bạn bè làm vài cốc bia cốc rượu nên nàng công sở quyết định mang biếu sếp đặc sản quê mình.
-
Công sở18/01/2020Những ngày này, dân văn phòng có lẽ đều xôn xao xoay quanh chủ đề “lương tháng 13” hay “quà Tết” được công ty biếu tặng.