Nghệ sĩ Hán Văn Tình mãi là Chu Văn Quềnh trong lòng khán giả

Có những nghệ sĩ, trong suốt cuộc đời sự nghiệp họ không đóng nhiều phim nhưng vẫn sở hữu những vai diễn để đời đi vào tâm trí khán giả - NSƯT Hán Văn Tình là một trong số đó.

Có những nghệ sĩ, trong suốt cuộc đời sự nghiệp họ không đóng nhiều phim nhưng vẫn sở hữu những vai diễn để đời đi vào tâm trí khán giả - NSƯT Hán Văn Tình là một trong số đó.

Nhắc đến nam diễn viên Hán Văn Tình, chắc chắn người hâm mộ sẽ nhớ đến vai diễn Chu Văn Quềnh trong bộ phim Đất và Người năm 2002. Nhân vật này với câu nói cửa miệng "Không nên hoãn cái sự sung sướng đó lại" đã từng đem lại nhiều tiếng cười cho khán giả, trở thành câu nói mang thương hiệu Chu Văn Quềnh. 


hán văn tình
Nụ cười đôn hậu của NSƯT Hán Văn Tình giờ chỉ còn trên những bức ảnh
 
Chu Văn Quềnh dạy bạn: "Không nên hoãn cái sự sung sướng đó lại"
 
Trong Đất và Người, Chu Văn Quềnh được ví như gã Chí Phèo của làng Giếng Chùa. Bản tính bỗ bã thô lỗ, ham mê uống rượu khiến gã trở thành nhân vật không được coi trọng trong làng, sống dưới đáy xã hội. Đặc biệt là giọng nói lúc nào cũng lè nhè vì say rượu dẫn đến sự thiếu tin tưởng vào nhân cách của gã. Tuy nhiên, giữa những nhân vật đầy toan tính mưu mô thì nhân vật Quềnh thẳng thắn tốt bụng lại được khán giả yêu mến. Dễ thấy nhất chính là ở việc Quềnh bảo vệ cậu em Quàng. Mặc dù lúc đó hai anh em vẫn đang cãi vã, Quềnh sẵn sàng chỉ thẳng vào mặt Quàng mà mắng chửi, nhưng thấy Tám lé có ý đồ bắt nạt ăn chặn em mình thì gã bất chấp tất cả cầm dao xông đến nhà Tám lé. Gã cũng nói với Tám lé: "Cãi nhau là chuyện của anh em trong nhà tao, nhưng mày mà dám đụng đến nó thì mày biết tay ông". Chỉ một câu nói thôi cũng thể hiện được bản tính tốt đẹp ẩn giấu dưới vỏ bọc lưu manh của Chu Văn Quềnh.
 
Mặc dù không phải diễn viên chính, song Chu Văn Quềnh là nhân vật gây được ấn tượng sâu đậm nhất trong lòng khán giả. Câu chuyện hoàn lương đổi đời của anh thấm đẫm tính nhân văn sâu sắc. Chính nhờ diễn xuất rất duyên từ cử chỉ, lời nói, điệu bộ mà Hán Văn Tình - Chu Văn Quềnh vững chắc sống trong lòng khán giả mọi lứa tuổi cho đến bây giờ. Thậm chí, nhiều người quen gọi anh với cái tên Chu Văn Quềnh hơn cả tên thật. 
 
Tính cách bỗ bã, không đầu óc khiến nhiều lần Quềnh như con tốt để lão Hàm chỉ đâu đánh đấy.
 
Để có được thành công với một Chu Văn Quềnh ngang ngược trước đó, Hán Văn Tình cũng có một vai diễn tương tự là Trương Tuần trong Người thổi tù và hàng tổng (2001). Anh chàng Trương Tuần vốn là tay trộm vặt có mong muốn tìm lại cho mình một cuộc sống đúng nghĩa. Anh đem lòng yêu cô gái tốt bụng, dịu dàng tên Lan. 

Tình yêu ấy làm thay đổi một tên "khố rách áo ôm" thành người đàn ông của gia đình, biết lo toan cho vợ con chứ không "ba ngang ba ngửa" như dĩ vãng. Phong cách diễn chất phác, tự nhiên của Hán Văn Tình rất hợp với hình ảnh của người nông dân chịu khổ có cảnh đời ngang trái. Nhân vật Tuần có tính cách có nét giống với Quềnh, mặc dù đều là những kẻ bất cần đời có chút lưu manh nhưng từ sâu trong lòng họ vẫn là người tốt và hướng thiện. 
 
Là kẻ sống bất cần, trộm cắp vặt nhưng nhờ tình yêu cảm hóa, Trương Tuần đã quay về nẻo chính
 
Một vai diễn cũng không kém phần đặc sắc khác của Hán Văn Tình là ông chủ xóm trọ trong phim truyền hình Phía trước là bầu trời (2001). Nhân vật không tên này góp phần làm cho cuộc sống sinh viên của các bạn trẻ trở nên sống động và thú vị hơn. Dù xuất hiện không nhiều nhưng nam diễn viên vẫn thể hiện được hình ảnh ông chủ trọ bủn xỉn, đanh đá, hay để ý vặt. Sau đó, cũng bởi tính cách xét nét này mà ông chủ bị đám sinh viên trêu chọc. 

Thế nhưng, đây không phải là nhân vật xấu. Ông khó tính nhưng là người có lí lẽ và quan điểm của mình. Ông luôn lo lắng và giúp đỡ các sinh viên trẻ trong xóm trọ, lo sợ những người không tốt sẽ ảnh hưởng xấu tới chúng. Vì vậy, dù chỉ là nhân vật phụ thoáng qua, thậm chí chẳng có tên tuổi, nhân vật của Hàn Văn Tình vẫn được yêu mến.
 
Hán Văn Tình thể hiện xuất sắc ông chủ khó tính, xét nét, bơm nước theo đúng giờ quy định, tính tiền nghe điện thoại mỗi lần, chỉ được nghe, không được gọi...
 
Thế nhưng ông lại rất quan tâm đến đám sinh viên vì sợ bị "Trà cave" làm ảnh hưởng xấu
 
Năm 2014, anh tham gia bộ phim Bão qua làng cũng là một tác phẩm về đề tài nông thôn. Cái đầu trọc lốc và động tác gãi đầu quen thuộc, giọng cười hề hề vô tư, tính cách xốc nổi nhưng không ác ý một lần nữa khiến khán giả thích thú. Nhân vật Sở trong "Bão qua làng" là sở trường Hán Văn Tình và dù đã nhiều tuổi nhưng nét duyên vẫn còn đó. 
 
"Thông tấn xã vỉa hè" mang tên Sở trong "Bão qua làng"
 
Mặc dù Hán Văn Tình bị đánh giá là "chết vai" khi chỉ có một nhân vật gây tiếng vang lớn, và các vai diễn của anh cũng không quá khác biệt. Nhưng nhờ nét hài độc lạ trong cách diễn mà khán giả luôn ấn tượng với người đàn ông tuy bề ngoài khắc khổ nhưng có nụ cười thật ngây thơ thiện lương. Dù NSƯT đã ra đi nhưng khán giả chắc chắn không thể nào quên đã từng có một "chú Quềnh".
Theo Trí thức trẻ

nghệ sĩ Hán Văn Tình

Nghệ sĩ Hán Văn Tình qua đời

Ung thư phổi


'Lật mặt 7' của Lý Hải cán mốc 103,5 tỷ đồng
"Lật mặt 7" là bộ phim điện ảnh thứ hai trong năm nay vượt mốc 100 tỷ đồng, sau "Mai" của Trấn Thành. Tác phẩm đang áp đảo loạt phim Việt và tác phẩm ngoại về doanh thu, suất chiếu dịp Lễ 30/5-1/5.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.