- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chàng rể người Rumani 20 năm ăn Tết Việt, tiếc nuối không khí Tết xưa
20 năm sống ở Việt Nam là 20 năm Valentine Constantinescu ăn Tết Việt, trước khi lấy vợ là cùng bạn bè, sau này là cùng vợ và gia đình vợ.
Sang Việt Nam học tập từ năm 19 tuổi, chàng sinh viên người Rumani lập gia đình và sinh sống ở Việt Nam từ đó đến nay – khi anh đã ở tuổi 39.
Mặc dù đã làm "trợ lý" trong bếp thường xuyên vào dịp Tết nhưng năm nay là năm đầu tiên Valentine tự tay gói những chiếc bánh chưng - món ăn không thể thiếu của người Việt những ngày đầu năm. Chiếc bánh chưa được vuông vắn và đầy đặn nhưng anh rất tự hào về thành quả của mình.
Cũng nhờ đó mà anh biết rằng "để làm được một chiếc bánh chưng ngon lành không hề dễ dàng gì".
29 Tết, Valentine đi chợ Tết mua được một cành đào ưng ý về trưng trong nhà.
29 Tết năm nay, Valentine đã mua được một cành đào ưng ý
Chàng rể người Rumani nhớ lại thời chưa lập gia đình, những cái Tết của anh thường là ở trong ký túc xá, đến nhà bạn bè ăn Tết, đi chơi Tết cùng bạn bè. Nhưng từ khi lấy vợ, tất cả các dịp Tết anh đều ăn Tết cùng gia đình.
Hai năm sau khi cưới, anh sống cùng gia đình vợ ở quận Đống Đa (Hà Nội). Sau này khi chuyển vào TPHCM, những năm không về Hà Nội, vợ chồng anh cùng nhau đón Tết, gặp gỡ bạn bè ở TP.
“Gần như chưa Tết năm nào tôi đi du lịch. Tôi nghĩ Tết là phải hướng về gia đình. Hơn nữa, bây giờ mọi người đi du lịch dịp Tết cũng nhiều, mà tôi thì không thích đông đúc” – chàng rể người Rumani chia sẻ.
Năm nay, Valentine và vợ đang trên hành trình du lịch xuyên Việt nhưng những ngày sát Tết, anh chị đã kịp về Hà Nội để đón Tết cùng bố mẹ vợ.
Năm nào cũng như năm nào, những ngày trước Tết, anh xắn tay dọn dẹp nhà cửa, cùng những người phụ nữ trong gia đình chuẩn bị đồ ăn.
Tối giao thừa, cả nhà cùng quây quần nhấm nháp chút đồ ăn nhẹ, uống rượu vang, xem Táo quân, trò chuyện xuyên đêm. Những ngày trong Tết, anh cùng gia đình đi chùa, đi chúc Tết họ hàng nội ngoại hai bên.
“Đó là những giây phút tôi trân trọng nhất trong dịp Tết” – anh chia sẻ.
Đã 20 năm sống ở Việt Nam nhưng năm nay là năm đầu tiên anh tự tay gói những chiếc bánh chưng
Ngoài ra, ẩm thực chính là thứ mà Valentine “mê” nhất trong mỗi dịp Tết. “Gần như món nào tôi cũng thích, đặc biệt là món bánh chưng rán. Thịt kho tàu tôi không thích lắm vì nó hơi ngọt”.
Anh cho biết, nếu một mình đứng bếp nấu những món ăn đặc trưng ngày Tết thì anh chưa tự tin lắm, nhưng nếu đóng vai phụ bếp thì anh hoàn toàn tự tin.
Anh chứng kiến việc phụ nữ Việt phải vào bếp rất vất vả trong dịp Tết, vì thế anh luôn cố gắng giúp vợ và mẹ vợ nhiều nhất có thể để họ có thời gian nghỉ ngơi đúng tinh thần của một kỳ nghỉ.
Khi được hỏi có điều gì của Tết mà anh không thích, anh vui vẻ nói rằng “tôi không thích dọn dẹp nhà cửa lắm. Nó hơi phức tạp và… đau đầu với tôi”.
“Dọn dẹp nhà cửa ngày Tết rất khác với việc dọn dẹp ngày thường. Dọn dẹp ngày Tết phải rất kỹ càng từng ngóc ngách, không giống như dọn phòng, lau nhà ngày thường”.
“Tuy nhiên, ngày nay, việc dọn dẹp có thể tìm đến dịch vụ. Việc nấu nướng cũng vậy. Chúng ta có thể mua nhiều món ăn làm sẵn thay vì phải hì hụi vào bếp nấu nướng suốt cả mấy ngày Tết. Tôi hoàn toàn ủng hộ quan điểm đó để Tết mang đúng tính chất là một kỳ nghỉ - mọi người được nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn. Miễn là chúng ta vẫn ở bên nhau, cùng nhau trò chuyện, đi chơi, thăm hỏi nhau. Mục đích cuối cùng là chúng ta phải thật vui. Việc tìm đến các dịch vụ ngày Tết không có gì sai và theo tôi không hề làm mất đi vị Tết” – Valentine bày tỏ quan điểm.
Chàng rể người Rumani cho rằng, dịp Tết chỉ cần cả nhà ở bên nhau, cùng nhau nghỉ ngơi và vui vẻ đã là một cái Tết trọn vẹn
Anh cũng chia sẻ, có một điều mà anh muốn thay đổi, nếu được, mỗi dịp Tết đến. Đó là việc người Việt hay chuẩn bị đồ ăn, bánh trái quá nhiều.
“Sau Tết, số đồ ăn này ăn không hết, thường phải bỏ đi, rất lãng phí. Theo tôi, chúng ta nên chuẩn bị vừa đủ ăn thôi”.
Những năm đầu mới sang Việt Nam, anh cũng rất bất ngờ khi biết về tục tặng nhau lì xì. “Khi đó, tôi chưa quen với việc coi tiền như một món quà tặng. Nhưng về sau, tôi cũng hiểu ý nghĩa của nó và quen dần với phong tục đó. Dù hơi ‘đau ví’ một chút nhưng thấy các em, các cháu vui vẻ khi được nhận lì xì, tôi cũng thấy vui lây”.
20 năm ăn Tết Việt, Valentine nhận ra rằng Tết ngày nay có nhiều điểm khác biệt so với Tết xưa. “Đến bây giờ, cứ mỗi dịp Tết, vẫn có nhiều người nước ngoài mới đến Việt Nam hỏi rằng ‘có phải mấy ngày Tết là không cửa hàng nào mở cửa không?’. Thực ra chuyện đó là của nhiều năm về trước. Bây giờ các cửa hàng, siêu thị mở cửa rất sớm, thậm chí mở xuyên Tết.
Ngày xưa Tết đến mà không chuẩn bị đồ ăn thì chỉ có nhịn đói. Bây giờ hàng quán mở đến sát Tết và mở cửa lại rất sớm, thường chỉ đóng cửa ngày mùng 1”.
Nhưng theo anh, cùng với đó, không khí đường phố ngày Tết cũng khác đi rất nhiều. Ngày xưa, những ngày Tết đường phố rất vắng vẻ, yên tĩnh. Đó là một trải nghiệm văn hóa mới lạ và rất đáng mong đợi với anh.
Tết bây giờ không còn không khí đó nữa. Ngày mùng 2, mùng 3 đi ra đường cũng không khác ngày thường là mấy. “Với cá nhân tôi, đó là một sự mất mát vì tôi thích dạo phố trong không khí vắng vẻ, yên tĩnh của đường phố Tết xưa”.
Chàng rể người Rumani đã có 20 năm ăn Tết Việt
Theo Vietnamnet
-
Đời sống18 phút trướcĐang yên đang lành tự nhiên Tết đến. Và cũng đang yên đang lành thì tự nhiên... hết Tết! Làm sao tôi thích nghi được đây?
-
Đời sống1 giờ trướcDù đã 112 tuổi nhưng cụ Trần Văn Côi ở Nghệ An vẫn tự chống gậy đi đến nhà văn hóa xóm dự lễ mừng và nhận lời chúc thọ của con cháu, hàng xóm, láng giềng. Trên mạng xã hội, nhiều bạn trẻ rần rần 'xin vía' sống thọ như cụ.
-
Đời sống5 giờ trướcChuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, ngày Lập Xuân là mở đầu vận khí năm mới. Năm 2025, mọi người có thể tham khảo hướng xuất hành và thực hiện cúng Lập Xuân để mang lại may mắn...
-
Đời sống5 giờ trướcMẹ "bỉm sữa" vừa chăm con vừa ngẫu hứng hát với giọng ca nội lực, ngọt ngào khiến cộng đồng mạng trầm trồ ngưỡng mộ. Nhiều người đoán cô là ca sĩ hoặc đã được đào tạo qua trường lớp bài bản.
-
Đời sống16 giờ trướcĐầu năm mới, ai cũng mong muốn gặp được nhiều may mắn, thuận lợi, sức khỏe và bình an. Tuy nhiên theo quan niệm dân gian nếu mua các vật dụng dưới đây cả năm sẽ gặp xui xẻo.
-
Đời sống21 giờ trướcXem ngày giờ đẹp tuần mới đầu tiên sau Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025 từ 3/2 – 9/2, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết mọi người có thể tham khảo khung giờ đẹp động thổ, khai trương, xuất hành dưới đây.
-
Đời sống1 ngày trướcBài cúng khai trương đầu năm Ất Tỵ 2025 dưới đây được nhiều người tham khảo để cúng mở hàng đầu năm, cầu mong buôn bán thuận lợi, phát tài.
-
Đời sống1 ngày trướcỞ tuổi 33, trải qua hơn 100 lần hóa trị và xạ trị, chị Bùi Thị Hà Thu nở nụ cười thật tươi khi gói thành công chiếc bánh chưng đầu tiên trong đời.
-
Đời sống1 ngày trướcTheo phong thủy, khi mua hoặc xây nhà, cần tránh các hạn Tam Tai, Kim Lâu, Hoang Ốc. Nếu phạm phải một trong các hạn này, dễ gặp điều không may, công việc đình trệ, gia đạo bất ổn.
-
Đời sống1 ngày trướcChỉ sau 3 ngày đăng tải, khoảnh khắc ông ngoại 94 tuổi vui vầy cùng đàn cháu chắt trong ngày Tết đã thu hút được 9,5 triệu lượt xem.
-
Đời sống1 ngày trướcNgười xông đất văn phòng đầu năm được mong đợi là người mang đến suôn sẻ, may mắn, tốt lành và thuận lợi cả năm cho nơi làm việc. Do vậy mà việc chọn người xông đất văn phòng đầu năm có ý nghĩa rất quan trọng.
-
Đời sống2 ngày trướcCâu "đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" phản ánh một phong tục có từ rất xưa của người Việt Nam, vì sao không phải là ngược lại?