- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Quán 'siêu nhỏ' ngày bán vài nghìn chiếc bánh rán, khách đứng kín vỉa hè chờ mua
Quán bánh rán của anh Nguyễn Quốc Khánh (Đống Đa, Hà Nội) rất nhỏ, chật hẹp nhưng luôn đông khách, bán được 4.000-6.000 chiếc/ngày.
15h30, quán bánh rán truyền thống trên phố Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) bắt đầu tấp nập khách. Anh Khánh (30 tuổi, chủ quán) và nhân viên thoăn thoắt nặn bánh, chiên bánh, đảo bánh, đóng gói,...
“Quán bé tí thế kia mà đông khách lắm, cả chục người chờ lấy mẻ bánh nóng hổi vừa ra lò”, chị Hương (Cầu Giấy, Hà Nội) - khách quen của quán nhiều năm nay vừa xếp hàng chờ mua bánh vừa chia sẻ.
Chủ quán và nhân viên tất bật làm bánh trong không gian "siêu nhỏ" để phục vụ thực khách. Ảnh: Kim Ngân
Quán chỉ có hai loại bánh là bánh rán mật và bánh rán đường. Những chiếc bánh sau khi rán sẽ được đảo qua đường hoặc mật để lớp vỏ ngoài bám đều vị ngọt.
Bánh rán đường sử dụng đường kính trắng, còn bánh rán mật dùng mật mía.
Theo anh Khánh, quán mới mở được hơn 4 năm nay nhưng nghề làm bánh rán đã có từ thời ông bà nội anh.
“Bố mẹ tôi không tiếp nối nghề này nhưng tôi lại yêu thích nên quyết định học công thức, mở bán với mong muốn mang tới thực khách hương vị truyền thống qua từng chiếc bánh”, anh Khánh nói.
Quán chỉ có hai loại bánh là bánh rán mật và bánh rán đường. Ảnh: Kim Ngân
Dựa trên công thức được truyền lại từ ông bà, anh Khánh điều chỉnh sao cho vẫn giữ hương vị truyền thống nhưng phù hợp với khẩu vị của thực khách ngày nay. Thay đổi lớn nhất là chuyển từ nhân ngọt sang nhân mặn, giúp cân bằng hương vị và giảm cảm giác ngấy khi thưởng thức.
Anh Khánh chia sẻ: "Mỗi ngày quán chuẩn bị khoảng 200kg gạo để làm vỏ bánh. Gạo được xay nhuyễn, sau đó ép khô rồi nhào bột đến khi bột chắc, dẻo là đạt".
Phần nhân đỗ xanh tự làm được nặn thành từng viên nhỏ, sau đó lấy lượng bột vừa đủ, bọc lấy nhân, ép nhẹ tạo thành hình tròn dẹt. Ảnh: Kim Ngân
Những chiếc bánh sau khi nặn sẽ được rán lần lượt qua 3 chảo dầu lớn, ở nhiệt độ tăng dần đến khi vỏ bánh vàng ruộm, giòn rụm. Theo chủ quán, công đoạn rán bánh là khó nhất vì cần điều chỉnh nhiệt độ phù hợp.
"Đầu tiên, bánh được ngâm trong chảo dầu nhỏ lửa, giúp bánh từ từ nở đều. Khi bánh bắt đầu nổi lên, sẽ được chuyển sang chảo thứ hai có nhiệt độ cao hơn để tiếp tục nở.
Cuối cùng, bánh được vớt qua chảo rán ở nhiệt độ cao nhất, giúp bánh có được lớp vỏ giòn rụm mà vẫn giữ được độ mềm bên trong”, anh Khánh cho hay.
Những chiếc bánh được rán trong ba chảo dầu với nhiệt độ khác nhau. Ảnh: Kim Ngân
Sau khi bánh đã chín và để ráo dầu sẽ được chuyển sang bước cuối cùng là ngào đường và ngào mật. Đường kính trắng và mật mía được nấu riêng trong hai chảo cho đến khi nóng chảy, trở thành dạng lỏng, sánh đặc.
Những chiếc bánh đã chiên vàng được thả vào chảo, đầu bếp nhanh tay đảo đều cho đến khi đường kết tinh bám đều quanh bánh và mật phủ hết các mặt bánh.
Một mẻ bánh ngon phải "ngoài giòn, trong mềm”. Ảnh: Kim Ngân
Theo anh Khánh, một mẻ bánh ngon phải đạt được độ "ngoài giòn, trong mềm". Bánh rán mật được bao bọc bởi lớp mật ngọt ngào, không quá cứng, cũng không bị chảy hay quá lửa tạo mùi khét.
Khi cắn vào miếng bánh, thực khách sẽ cảm nhận được độ giòn của vỏ, lớp mật mía ngọt đậm nhưng không gắt, hòa quyện hoàn hảo với phần bánh dẻo và nhân đậu xanh mằn mặn.
Những chiếc bánh rán mật với vỏ ngoài óng ánh. Ảnh: Kim Ngân
Bánh rán đường cũng hấp dẫn không kém với lớp đường trắng phủ đều bên ngoài. Tương tự như bánh rán mật, nhân đậu xanh bên trong có vị mặn vừa phải, giúp thực khách ăn nhiều cũng không ngán.
Mỗi chiếc bánh rán đường, mật ở đây có giá 6.000 đồng. Ảnh: Kim Ngân
Chị Hương (Cầu Giấy, Hà Nội) là thực khách quen của quán. "Bánh rán ở đây rất thơm, ngon, vị ngọt vừa phải, không bị ngọt gắt như nhiều nơi khác. Phần nhân bánh có vị mặn nên cân bằng lại độ ngọt của bánh.
Nhà tôi rất thích ăn bánh ở đây vì có lớp vỏ giòn, không có mùi khét”.
Chị Hương xếp hàng chờ mua bánh rán nóng hổi và thưởng thức tại chỗ. Ảnh: Kim Ngân
Anh Khánh cho biết, trung bình mỗi ngày quán bán được 4.000 - 6.000 chiếc bánh rán. Vào mùa đông, lượng bánh bán ra có thể tới 10.000 chiếc.
"Những chiếc bánh rán nhỏ xinh nhưng làm rất mất công sức, thời gian. Để bánh ngon, nguyên liệu cũng phải chọn lựa, không thể dùng nguyên liệu rẻ hay kém chất lượng", chủ quán cho hay.
Quán mở cửa từ 7h đến 17h30. Ảnh: Kim Ngân
Quán có không gian khiêm tốn, nằm lọt thỏm giữa các hàng quán xung quanh, không có chỗ ngồi và cũng không có khu vực để xe. Khách hàng thường phải dựng xe sát vỉa hè và xếp hàng chờ đến lượt.
Vào thời điểm từ 16h30-18h, quán rất đông nên thời gian chờ đợi lâu và khá bất tiện vì mật độ giao thông đông đúc.
Bánh không sử dụng chất bảo quản nên không để được lâu, không thể vận chuyển đến các tỉnh, thành khác. Ảnh: Kim Ngân
Theo VietNamNet
-
Đời sống12 phút trướcBánh có vị mềm dẻo dễ ăn, vị thanh ngọt, bùi bùi từ đậu phộng và thơm từ dừa. Những sợi gừng tươi thơm lừng càng làm món ngon mùa Đông bổ rẻ này thêm dậy mùi, ấm bụng trong ngày lạnh.
-
Đời sống1 giờ trướcDự án xây dựng sân vận động Bắc Kạn lấy ý tưởng từ ý tưởng từ con thuyền vỏ trấu trong "sự tích về hồ Ba Bể" với tổng mức đầu tư 252 tỷ đồng, quy mô 8.000 chỗ ngồi, hiện các đơn vị thi công rầm rộ.
-
Đời sống1 giờ trướcQuãng đường di chuyển hợp lý, thuận tiện và khung cảnh xanh mát, hoang sơ là những điểm cộng khiến khu vực mỏ đá ở ngoại thành Hà Nội trở thành nơi “chữa lành” hút khách.
-
Đời sống1 giờ trướcVừa chăm chú quan sát đầu bếp hướng dẫn, vị khách Tây vừa tỉ mỉ thực hành theo, cẩn thận gói từng chiếc nem rồi cho lên chảo rán.
-
Đời sống1 giờ trướcNhiều người cho rằng nhiều ngày cầu mỏi miệng không bằng cầu nguyện trong ngày Rằm tháng Mười. Đó là bởi ngày Rằm tháng Mười ai thành kính, cúng lễ đúng phong tục và cầu nguyện, gửi mong muốn... sẽ rất linh ứng. Lý do vì sao, mời bạn đọc tham khảo bài viết.
-
Đời sống3 giờ trướcMột khu thắng cảnh trên núi tại Trương Gia Giới, Hồ Nam, vừa giới thiệu trải nghiệm đi thang dây mới dành cho những du khách ưa mạo hiểm.
-
Đời sống3 giờ trướcTự học được nghề tưởng chừng chỉ dành cho phụ nữ, thanh niên ở Đắk Lắk có thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi tháng dù cả ngày chỉ ngồi trong nhà.
-
Đời sống15 giờ trướcĐến quán phở Michelin trên phố Ấu Triệu, hai vị khách nước ngoài thích thú ngồi ghế nhựa trên vỉa hè, xì xụp thưởng thức món ngon với giá 65.000 đồng/suất.
-
Đời sống18 giờ trướcĐúng là sếp trẻ khổ với nhân viên già, tôi xin nghỉ việc sau 3 tháng làm quản lý ở tuổi 22 vì không trị nổi những nhân viên cứng đầu tuổi tác ngang với bố mẹ mình.
-
Đời sống21 giờ trướcKhông chỉ túc trực bên cạnh người bố đang lâm bạo bệnh, 9X ở Kiên Giang còn chăm sóc ông theo cách đặc biệt khiến cộng đồng mạng xúc động.
-
Đời sống1 ngày trướcHàng ngày, sau mỗi buổi chiều tan chợ, cụ Đăm và cụ Bay lại ghé thăm, ẵm bồng bé trai hơn 2 tháng tuổi mà các cụ coi như cháu ruột trong nhà.
-
Đời sống1 ngày trướcTừ điển tiếng Việt không có từ "dịu kha", nhưng đây lại là một từ mà giới trẻ hay dùng để mô tả tính cách hay trạng thái, vậy "dịu kha" là gì trong từ điển gen Z?
-
Đời sống1 ngày trướcSau khi gây sốt trên thế giới, những ngày gần đây chiếc kệ nhún nhảy lại khuấy đảo mạng xã hội Việt Nam, các clip khoe sản phẩm này khiến người xem muốn lắc lư theo.
-
Đời sống1 ngày trướcKhông ít du khách tự thách thức bản thân khi đu dây từ vách đá cao 130m xuống một băng ghế gỗ dài chỉ để uống một tách cà phê.